Thơ trên tạp chí Tri tân ra đời khi quá trình hiện đại hóa của thơ ca Việt Nam nửa
Phong trào Thơ mới đã khẳng định được vai trò, vị thế và kết tinh với những đỉnh cao rực rỡ: “Điêu tàn” – 1937 của Chế Lan Viên; “Thơ thơ” – 1938 của Xuân Diệu; “Lửa thiêng” – 1940 của Huy Cận; “Thơ điên” – Đau thương – 1940 của Hàn Mặc Tử... Đặt trong tương quan so sánh như vậy thì nội dung cũng như hình thức của thơ trên tạp chí
Tri tân chưa có đóng góp gì mới. Thậm chí, so với Thơ mới (1932-1945), thơ trên tạp chí Tri tân phản ánh sự “chững lại” trong tốc độ phát triển mau lẹ của văn học hiện đại Việt Nam thế kỷ XX.
Về thể loại, tuy thơ trên tạp chí Tri tân xuất hiện khá phong phú các thể thơ: Thất ngôn bát cú, thơ lục bát, thơ 5 chữ, hát nói, thơ tự do (chiếm ưu thế), đặc biệt lối thơ
hai chân của Minh Tuyền nhưng đó không phải là sự cách tân nghệ thuật.
Về ngôn ngữ, hình ảnh, thơ trên tạp chí Tri tân chủ yếu vẫn là thứ ngôn ngữ vay mượn với những hình ảnh ước lệ cùng lối diễn đạt còn vụng về, non nớt. Có một số ít câu giàu hình ảnh, cảm xúc song vẫn chỉ là cách lẩy từThơ mới.
Từ sau năm 1940, quá trình vận động của phong trào Thơ mới diễn biến phức tạp, có sự phân hóa thành nhiều dòng, nhiều khuynh hướng sáng tác. Trong đó, nổi bật là khuynh hướng tượng trưng, siêu thực: “Xuân thu nhã tập” – 1942 của Nguyễn Xuân Xanh, Phạm Văn Hạnh; “Tinh hoa” – 1944 của Bích Khê; “Mê hồn ca” – 1945 của Đinh Hùng... Ở giai đoạn này, các sáng tác của phong trào Thơ mới đào sâu vào trạng thái chiêm bao, u huyền, hoảng loạn của cái tôi cá nhân bế tắc, tuyệt vọng không tìm được lối thoát. Bên cạnh đó, dòng thơ ca cách mạng xuất hiện các đại diện tiêu biểu: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Sóng Hồng, Lê Đức Thọ... đã cổ vũ tinh thần đấu tranh giành độc lập, gắn kết sức mạnh cộng đồng nhưng phải hoạt động âm thầm, bí mật trước gọng kìm kiểm duyệt gắt gao của chính quyền thực dân, phát xít. Khuynh hướng thơ ca phục cổ
không thuần nhất mà cũng biến tướng, phân thân, thậm chí tương tranh. Một số sáng tác tìm về quá khứ “thuở sơ khai” và tuyệt đối hóa thời hồng hoang của nhân loại trong giấc mơ dài bất tận. Con người bơ vơ trong hành trình “tìm bộ lạc”, cô độc trong những đêm dài u tối, dày đặc cô hồn... (Mê hồn ca – Đinh Hùng).
Như vậy, để lí giải tại sao thơ lại không phát triển trên tạp chí Tri tân, chúng tôi nhận thấy: Một trong những nguyên nhân chính là do tôn chỉ, mục đích của tờ tạp chí này. Tri tân không thích hợp với thơ, nhất là sau khi Thơ mới đã phát triển đến đỉnh cao, có những đóng góp lớn và cách tân rực rỡ trên mọi phương diện. Hơn nữa, Tri tân
là tờ tạp chíkhông hoan nghênh cái mới, những vấn đề tân kỳ mà thơ ca giai đoạn này lại đang trên hành trình tìm kiếm những cách tân khác lạ, dị biệt so với Thơ mới. Sự ra
đời của nhóm Xuân thu nhã tập với các cây bút chủ chốt: Nguyễn Xuân Sanh, Phạm Văn Hạnh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Đỗ Cung... là một bằng chứng tiêu biểu. Nhóm Xuân thuđã chủ trương cách tân nghệ thuật bằng quá trình nỗ
lực khai thác, khám phá cái đẹp huyền ảo, cao siêu, thần bí ở một cõi hư vô bất diệt. Nhóm bút này lại được tờThanh nghị hoan nghênh, đón nhận.
Tuy còn nhiều hạn chế về nghệ thuật, nghèo nàn, đơn điệu về nội dung nhưng những sáng tác thơ trên Tri tân ít nhiều cũng có đóng góp nhất định về mặt tư tưởng trong việc khẳng định sức mạnh của cội nguồn dân tộc. Hoài cổ vẫn là cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác được in trên tạp chí Tri tân nói chung và mảng thơ ca nói riêng.
Đó cũng chính là điểm nổi bật của phần văn sáng tác trên tờ tạp chí này.