Ngoài sưu tầm và dịch các sáng tác văn học cổ, Tri tân còn mở mang “ngó rộng chân trời tri thức mới” trong các mục Dịch thơ Tây (22 bài thơ được dịch chủ yếu từ
nguồn văn học Pháp), Dịch văn Pháp (dịch các bài diễn văn của thống chế Pétain trích từ quyển Pháp Nam phục hưng) và dịch những mẩu truyện vui từ sách, báo nước ngoài (dịch báo chí Pháp, tạp chí Pollice...). Ngoài ra, tạp chí còn sưu tầm và giới thiệu cho
độc giảđương thời những tác giả nước ngoài danh tiếng như Tagore (1861-1941); Pearl S. Buck, đại văn hào Pháp thời cận đại; Anatole France (1844-1924)... Số lượng dịch văn học Âu Tây tuy chưa thật nhiều song cũng in rõ chủ trương, mục đích mà bản bảo hướng tới: Theo khuynh hướng “tri tân”.
Trúc Đình trong bài Vấn đề dịch sách (số 49) đã đánh giá rất cao vai trò của dịch thuật. Tác giả phủ nhận quan niệm coi ngôn ngữ tiếng Nam là “ngô nghê, nặng nề, khó hiểu”, như một thứ “tử ngữ” với một lối văn “cũ rích” mà vấn đề dịch sách còn làm cho ngôn ngữ tiếng Việt trở thành: “Một sinh ngữ, nó vẫn tiến hóa như cuộc đời, nó phải thay đổi luôn luôn, nó phải thu thập rất nhiều mọi điều mới mẻ để làm giàu cho quốc văn” (Tạp chí Tri tân, số 49, tr.21). Đồng thời, tác giả cũng nhận rõ dịch sách cũng là một cách để tri tân, bởi: “Muốn cho Việt văn được thích hợp với thời bây giờ, nhà văn phải mạnh bạo dần lên, phải hăng hái thu nhập những cái mới mẻ của văn chương ngoại quốc mà nhất là của văn chương Pháp… Tiếng Nam cũng cần tiến hóa nhưng vẫn phải giữ gìn bản sắc của tinh thần riêng. Sự tiến hóa thay đổi ấy là công cuộc của các nhà dịch sách” (Tạp chí Tri tân, số 49, tr.21).
Rõ ràng, vấn đề dịch thuật không chỉ có vai trò quan trọng trong việc mở rộng chân trời tri thức mới mà còn đáp ứng được một yêu cầu thực tiễn quan thiết hơn trong
đời sống văn học: Nhu cầu của lớp độc giả mới muốn tiếp xúc với nền văn hóa, văn học phương Tây.
Trong bài Quan niệm dịch thơ (số 56), Kiều Thanh Quế đã đề xuất hai quan niệm: Dịch thơ Tàu và Dịch thơ Tây. Tác giả nêu lên những khó khăn của việc dịch thơ Đường đồng thời khẳng định vai trò, tài năng của Tản Đà đối với việc dịch văn học Tàu. Quan điểm dịch thuật của Kiều Thanh Quế khá tiến bộ khi ông đứng ở vị trí của độc giả để đưa ra những phán xét rất nghiêm khắc, đòi hỏi người làm công việc
dịch thuật ngoài sự nghiêm túc, cẩn trọng đối với nghề còn phải hiểu tâm lí tiếp nhận của người đọc. Tác giả so sánh những công trình dịch thuật tồn tại được qua thử thách của thời gian, được công chúng đón nhận coi như hình ảnh của một: “Ông Lý chỉnh tề
khăn áo bưng mâm gà ra trước sân đình vậy” (Tạp chí Tri tân, số 56, tr.20).
Hoa Bằng khi bàn về Địa vị Hán học trong văn học ta (số 143) đã khẳng định tầm quan trọng của vấn đề dịch thuật, nhất là việc dịch Hán văn lại chính là lợi khí để
vươn xa khỏi thung lũng “ôn cố” mà hướng tới chân trời “tri tân”, ông cho rằng: “Hán học có quan hệ mật thiết đến lịch sử dân tộc; Chữ Nho có quan hệ khăng khít đến viết báo, làm sách Quốc ngữ; tiếng Hán Việt là cái lợi khí để dịch sách Âu Tây, giới thiệu tư tưởng ngoại lai” (Tạp chí Tri tân, số 143, tr.2). Như vậy, dịch thuật đã ghi lại rõ nhất dấu mốc của quá trình tiếp biến văn hóa Đông Tây và nội lực của nền văn học dân tộc: “Cố gắng thoát khỏi tình trạng phong bế hàng nghìn năm, vươn tới hòa đồng với văn hóa và văn học thế giới, chuyển hóa những yếu tố ngoại lai thành một thực tiễn nội sinh” [43, 536].
Mở rộng tầm nhìn, hướng sang nước ngoài học hỏi, tiếp thu tinh hoa của nhân loại là điều mà các nhà văn hóa Việt Nam nhận thức rất rõ. Nhà nghiên cứu văn học
Đặng Thai Mai cho thấy rõ việc Cần học tập những tinh hoa của văn học thế giới: “Mỗi một lúc nhà văn của một dân tộc lâm vào cái tình cảnh nguy ngập bị thế lực nước khác xâm loát - số là tư tưởng cũng là một thủ đoạn của đế quốc chủ nghĩa - thì tự nhiên bản năng tự vệ của dân tộc phải lo mà đề kháng, mà cự tuyệt sự chi phối của người nước ngoài. Nhưng chính trong sự đề kháng đó nếu như muốn xây dựng một nền văn học quốc gia cho đầy đủ vững vàng thì ta cũng cần thâu thái lấy những tinh hoa thế giới, của nhân loại”. Nhà cách mạng Trường Chinhcũng nêu cao tinh thần Ra sức học tập văn nghệ tiên tiến của thế giới, cho đó là điều thực sự cần thiết. Nhà thơ
Huy Cận xác định: Muốn xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cần có bốn nguồn phải uống là Chủ nghĩa Mác Lê -nin; vốn văn hóa văn nghệ tốt đẹp của cha ông đã quy tụ trong bản sắc văn hóa dân tộc nghìn đời; tinh hoa văn hóa văn nghệ thế giới và vốn sống hút từ cuộc sống cách mạng của nhân dân ta ngày nay.
Trong chuyên mục trao đổi, luận đàm để Nối lời ông Hoa Bằng về vấn đề dịch sách, tác giả Kiều Thanh Quế có bài Phiên dịch cũng là một cách đào luyện văn chương (số 49). Nhìn qua sự nghiệp dịch thuật ở nước ta không thể không kểđến vai trò của những người tiên phong: Phan Kế Bính chuyên dịch Hán văn và Nguyễn Văn
Vĩnh, Phạm Quỳnh chuyên dịch Pháp văn. Tiếp đến tác giả điểm diện vai trò của các dịch giả nhóm Ngày nay (Khái Hưng, Thế Lữ, Thạch Lam), nhóm Tân dân (Thanh Châu, Như Phong, Văn Thu, Lan Khai), rồi các nhà nghiên cứu, nhà văn như Vũ Ngọc Phan, Tản Đà, Ngô Tất Tố… Từ đó, Kiều Thanh Quế đưa ra ba phương pháp dịch sách tối ưu của người Tàu: “tín, nhã, đạt” (Tín tức là đúng. Phải đúng từng chữ, đủ
từng ý và hệt với giọng của hạng người nào về thời đại nào. Nhã là lời điển nhã, êm tai. Có khi dịch ra tiếng ấy thì đúng nhưng theo văn ý nước mình thì nghe lại ra thô, thì phải dùng tiếng khác cùng tính cách ấy mà có ý nhã hơn thay vào. Đạt là đạt được cái ý ra thì thôi, không câu nệ phải đúng. Phép này là hóa tan cả nguyên văn vào tâm mình rồi rút lấy toàn thần của nó ra, thay vào bằng những điển cố, thành ngữ, văn thể của nước mình, lời lẽ, giọng điệu đều tự nhiên như ở nước mình mà ý tưởng thì vẫn của người ta không thiếu tí nào). Những phương pháp này không chỉ có ý nghĩa đối với lý thuyết dịch thuật mà còn cung cấp cho dịch giả phương pháp dịch thuật và độc giả
phương pháp đọc sách dịch.
Đặt ra vấn đề dịch văn học nước ngoài, Tri tân cũng đề xướng chủ trương, mục
đích cụ thể nhằm hiện thực hóa tôn chỉ mà tạp chí khởi xướng ngay từ sốđầu tiên. Vì thế, trong bài Cần phải dịch những sách hay của cổ kim Đông Tây để cống hiến cho
đồng bào (số 43) Hoa Bằng đã nêu lên như một nhu cầu khẩn cấp: “Để làm giàu thêm cho kho văn hóa nước nhà không gì bằng phiên dịch sách vở ngoại quốc ra tiếng mẹ đẻ”. Điều quan trọng là tác giảđề cập đến vấn đề dịch thuật trong một phạm vi rất cởi mở, không chỉ bó hẹp trong “mấy thứ văn chơi và tiểu thuyết” mà phải mở rộng ra cả
các lĩnh vực khác như khoa học, triết học. Đối với sách Nho thì: “Ngoài mấy cuốn tiểu thuyết Tàu và cao hơn một đôi cuốn Kinh, Truyện như Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học,
Trung dungđã được dịch ra quốc văn, ta thấy biết bao những sách hay của chư tử bách gia vẫn chưa được dịch ra tiếng mẹ đẻ”. Cho nên: “Việc cần bây giờ là, trong trường doanh tác văn hóa, ta phải có những tay thợ chuyên môn, những nhà tân học uyên bác không nên chôn chữ mà không cống hiến cho đồng bào bằng cách thực hành những
điều sở học: “Dùng quốc văn làm lợi khí, dịch hết những sách về khoa học, triết học để
truyền bá tư tưởng Thái Tây và làm phổ cập trong xã hội ta những cái tốt, cái hay, cái mới của những nước tiên tiến” (Tạp chí Tri tân, số 43, tr.2). Đối với các bậc Nho gia lớp trước cần: “Giới thiệu với các bạn hậu tiến những món tinh hoa của hiền triết Á
tân, số 43, tr.3). Tác giả còn đặt ra vấn đề về vai trò, trách nhiệm và sứ mệnh của dịch giả: Phải “thận trọng”, coi mình như một “vai kép”, phải đồng sáng tạo với tác giả. Mặt khác, không vì “hám danh, tham lợi” mà làm cái việc ngoài địa hạt của mình. Sự
nghiêm túc cẩn trọng đó đến nay vẫn không hề cũ.