Báo chí Việt Nam ra đời trước hết nhằm thực hiện mục đích chính trị “khôn khéo, tinh vi” của nhà cầm quyền Pháp. Sau công cuộc chinh phục thuộc địa bằng quân sự, khai thác, bóc lột về kinh tế, chính phủ thực dân dùng báo chí như một công cụ tuyên truyền hữu hiệu nhất để phổ biến nền văn minh phương Tây, phô trương công khai hóa của mẫu quốc, “thu phục nhân tâm” bản xứ, nhất là tầng lớp trí thức bằng các phương tiện thông tin báo chí. Tuy nhiên, sau những chặng đường thử nghiệm, báo chí Việt Nam dần đi vào quỹđạo và vận động theo quy luật nội tại riêng. Nếu tính từđầu thế kỷ XX đến thời điểm tạp chí Tri tân ra đời (1941) thì lịch trình của báo chí Việt Nam có thể chia làm ba chặng: Ở mỗi chặng đường báo chí lại có những đặc điểm riêng, đánh dấu từng bước trưởng thành và phát triển của nền báo chí tiếng Việt.
2.1.1.1. Từ buổi sơ khai đến khi xuất hiện tạp chí Nam phong (1865-1917)
Giai đoạn khởi đầu, chủ yếu báo chí xuất hiện ở Nam Kỳ. Ngoài những tờ báo bằng tiếng Pháp thì những tờ báo được viết bằng chữ Quốc ngữ cũng dần ra đời (Gia
Định báo - 1865, Nam Kỳđịa phận – 1883, Nông cổ mín đàm - 1901, Lục tỉnh tân văn
– 1907...). Có thể thấy, đặc điểm chung của báo chí tiếng Việt giai đoạn này “còn ở
trong tình trạng phôi thai”, gặp không ít khó khăn, trở ngại: Kỹ thuật in ấn còn hạn chế; chữ Quốc ngữ chưa được phổ rộng; độc giả còn xa lạ với việc tiếp cận thông tin qua báo chí... Những tờ báo tiếng Việt buổi đầu hầu hết được thành lập bởi ông chủ
người Tây (Pháp). Gia Định báo lúc đầu chính phủ Pháp giao cho Ernest Potteau phụ
trách, sau đó mới chuyển giao cho Trương Vĩnh Ký làm Chánh tổng tài, Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút; Nông cổ mín đàm được Canavaggie sáng lập, sau khi Canavaggie mất, quyền điều khiển tờ báo này thuộc về Nguyễn Chánh Săt (chủ bút) và Nguyễn Tấn Phong (quản lý); tờ Lục tỉnh tân văn do một người Pháp là P. Jeantet đảm nhiệm cùng với sự cộng tác của các nhà trí thức Việt như Thọ An, Giác Ngã, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Trạc... Dần dần báo chí cũng gặp được những điều kiện thuận lợi và ngày càng nở rộ. Ở Nam Kỳ xuất hiện các tờ: Công luận báo - 1916, Nam Trung nhật báo – 1917... Ở Bắc Kỳ không thể không kể đến vai trò của hai tờ Đông Dương tạp chí
(1913) và Nam phong tạp chí (1917). Có thể nói, đây là hai tờ tạp chí làm nên đặc
điểm của báo chí miền Bắc trong chặng đường đầu tiên.
Thực chất, Đông Dương tạp chí là một phiên bản của tờ Lục tỉnh tân văn từ Nam tiến ra Bắc do F.H. Schneider sáng lập. Mặc dù tờ báo được hình thành bởi mục đích chính trị, không nằm ngoài chủ thuyết của A. Sarraut – tuyên truyền cho chính sách bảo hộ của Pháp, truyền bá văn minh Thái Tây nhưng Đông Dương tạp chí “cũng là nơi chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh thực hiện mong muốn cổ động và truyền bá chữ quốc ngữ” qua việc đăng tải các bài có khuynh hướng văn học: Các bản dịch tiểu thuyết Pháp, những bài khảo cứu về lịch sử, phong tục, tập quán, những sáng tác văn chương... Tờ tạp chí này đã tập hợp được đội ngũ cầm bút là những học giả danh tiếng
đương thời như Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Khắc Hiếu... Với các bài khảo cứu, các sáng tác văn học, đặc biệt là các bài dịch thuật, Đông Dương tạp chí đã: “Đưa câu văn quốc ngữ đạt đến một trình độ mới, tạo đà cho sự phát triển của quốc văn giai đoạn sau” [6, 86].
Tiếp nối sứ mệnh của Đông Dương tạp chí trong việc tuyên truyền, ca tụng và phổ biến nền văn minh Pháp, tạp chí Nam phong ra đời sốđầu tiên vào ngày 1.7.1917 do Louis Marty, Giám đốc Phòng An ninh và chính trị của chính phủĐông Pháp sáng lập, Phạm Quỳnh đảm nhiệm vai trò chủ bút. Nam phong là tờ tạp chí mang tính bách khoa mặc dù được ra đời vì “mục đích chính trị cấp thời” (chữ dùng của Phạm Thế
Ngũ) và để tuyên truyền văn hóa Pháp nhằm đồng hóa người dân Annam nhưng những người làm báo Nam phong lại chủ trương giữ gìn “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc bằng cách tìm về nguồn di sản văn hóa, văn học dân tộc. Có thể nói, tờ tạp chí này đã khởi đầu quá trình khôi phục các giá trị văn học truyền thống bằng cách nỗ lực tìm kiếm, thu lượm, sưu tầm, giới thiệu những “mảnh thơ mảnh văn vụn vặt, tản mát của người đi trước soạn ra” để vừa bảo tồn vốn văn học cổ, vừa kiến thiết một nền văn học mới. Điều đó chứng tỏ rằng Nam phong coi trọng việc: “Xây dựng một nền văn học mới, văn học Quốc ngữ trên nền tảng kế thừa tinh hoa văn chương truyền thống của dân tộc” [176, 129].
Sở dĩ, chúng tôi lựa chọn Nam phong là giới hạn cuối của chặng đầu trong lịch sử
hình thành và phát triển của báo chí tiếng Việt vì ở Nam phong hội tụđầy đủ nhất đặc
điểm của báo chí giai đoạn này. Đồng thời, Nam phong cũng là dấu mốc quan trọng của lịch sử phát triển báo chí Việt Nam đặt nền móng và tạo đà cho sự phát triển văn
học nước nhà theo hướng hiện đại hóa. Lực lượng cầm bút chính của Nam phong là các học giả có vốn kiến thức sâu rộng về văn hóa, văn học phương Đông, uyên bác về
Hán học lại am hiểu văn hóa phương Tây, thạo Pháp văn như Dương Bá Trạc, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đôn Phục, Phạm Quỳnh, Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Duy Tốn, Trần Trọng Kim, Nguyễn Khắc Hiếu, Phan Khôi, Đông Hồ, Tương Phố... Nam phong
có ảnh hưởng lớn đối với đời sống báo chí và văn học đương thời bởi từ tờ tạp chí này câu văn quốc ngữ cũng dần sáng rõ, những tư tưởng và thể loại mới của văn học phương Tây dần trở nên quen thuộc, người cầm bút và người đọc dần làm quen với thể
loại văn học mới như du ký, tiểu thuyết, phê bình văn học, kịch nói... Tạp chí Nam phong như một “trường học” để các nhà văn, nhà báo, nhà phê bình tích lũy kiến thức, học hỏi, trao đổi, tranh luận mà từđó trưởng thành.
Ở giai đoạn đầu, hầu hết các tờ báo ra đời do chủ ý của chính phủ thuộc địa: Coi báo chí là một thứ vũ khí mới có khả năng chinh phục tinh thần người dân bản xứ, thu hút lực lượng trí thức qua việc quảng bá thông tin chính sự, tạo ra sức lan truyền nhanh mạnh và ảnh hưởng sâu rộng của nhà cầm quyền Pháp đến người dân thuộc địa. Tuy nhiên, báo chí Việt Nam tồn tại và phát triển còn chịu sự tác động, chi phối của nhiều nhân tố. Trong đó, nhân tố có ý nghĩa thúc đẩy, tạo nên đặc điểm riêng của nền báo chí tiếng Việt, “thoát ly” khỏi mục đích của nhà cầm quyền là ý thức tự tôn tự hào về giá trị truyền thống, là tinh thần tự chủ của con người Việt Nam, đặc biệt là người trí thức. Do vậy, báo chí từ thời kỳ sơ khai đến tạp chí Nam phong đã vượt khỏi giới hạn là công cụ tuyên truyền cho chính phủ Pháp để vươn tới thể hiện đời sống tinh thần, nhu cầu tình cảm của con người Việt Nam qua các bài viết về văn học, lịch sử, văn hóa (dịch thuật, sưu tầm, khảo cứu, sáng tác mô phỏng...). Hơn nữa, từ Đông Dương tạp chí đến Nam phong, báo chí đã có một bước tiến đáng kể trong việc chú trọng đăng tải các bài viết về lịch sử, văn hóa, văn học có tính học thuật cao. Tờ báo không đơn thuần cung cấp thông tin về thời sự, chính trị mà trở thành cuốn bách khoa thư. Quả thật,
Nam phong đóng vai trò khá quan trọng trong chặng đầu hình thành nền báo chí tiếng Việt. Bởi từ tạp chí Nam phong, dù độc giả không hiểu biết gì về Pháp văn và Hán văn cũng có thể: “Có được một trình độ tri thức cần thiết cho sự sống hàng ngày, học giả
chỉ cần đọc tạp chí này cũng có được kiến thức rộng rãi. Và khi đọc tờ Nam phong, người ta cũng có thể học hỏi được nền văn hoá phương Đông” [152, 27].
2.1.1.2. Giai đoạn từ Nam phong đến Phong hóa – Ngày nay (1917-1935)
Nếu Nam Kỳ là cái nôi của báo chí thì Bắc Kỳ là địa hạt thuận lợi thúc đẩy cho báo chí phát triển với những vụ mùa bội thu. Khác với báo chí miền Nam, nhìn chung báo chí miền Bắc bị kiểm duyệt chặt chẽ, gắt gao hơn cho nên hầu như báo, tạp chí ở
miền Bắc kín đáo trong việc bộc lộ khuynh hướng chính trị, ít có tờ đối lập đồng thời
đều quan tâm việc đăng tải các tác phẩm văn chương. Tiêu biểu cho chặng thứ hai này có thể kể đến các tờ báo như Hữu Thanh (1921), An Nam tạp chí (1926), Hà Thành ngọ báo (1927), Tiếng dân (1927), Phụ nữ tân văn (1929), Phong hóa (1932) – Ngày nay (1935)...
Hữu Thanh (1921) là tờ báo được chính phủ Pháp đỡ đầu, do Hội tương tế
Thương mại và Kỹ nghệ Bắc Kỳ thành lập, được phát hành mỗi tháng hai số. Mặc dù tờ báo chủ yếu đề cập đến vấn đề về kỹ thuật, kinh tế... song bên cạnh đó vấn có các bài viết về luân lý, về văn học... Tờ báo nổi danh nhờ sự có mặt của các cây bút chủ
lực như Nguyễn Mạnh Bổng, Đào Trinh Nhất, Trịnh Đình Rư, nữ sĩ Đạm Phương...,
đặc biệt là tên tuổi của hai cây bút danh tiếng đương thời - Tản Đà và Ngô Đức Kế.
Đến An Nam tạp chí (1926), báo chí Việt Nam đã bước qua loại hình tổng hợp (đăng đủ các nội dung, có nhiều thể loại...) dần thể hiện khuynh hướng chuyên môn hóa. An Nam tạp chí là tờ báo đầu tiên chuyên viết về văn chương do thi sĩ Tản Đà vừa
đảm nhiệm vai trò chủ báo, chủ nhiệm vừa là người trực tiếp viết bài. Số phận của tờ
tạp chí này tuy khá long đong, lận đận: Sinh tồn một cách chật vật vì Tản Đà đơn độc chèo chống trong tình cảnh thiếu tiền, thiếu cơ sở vật chất, không có người hỗ trợ... nhưng tờ báo là nơi thu hút được nhiều cây bút văn chương đương thời, trong đó phải kểđến vai trò của hai tác giả được người đọc yêu thích là cộng tác viên Nguyễn Công Hoan và thư ký Ngô Tất Tố. Trải qua nhiều thăng trầm giống như cuộc đời của người chủ báo, An Nam tạp chí là tờ báo in rõ nhất dấu ấn nổi chìm của người làm báo và là bức tranh hiện thực về đời sống báo chí Việt Nam trước cách mạng. Dù Tản Đà cố
gắng, nỗ lực để duy trì nhưng sau nhiều lần tái bản rồi lại đình bản, thậm chí phải thu hẹp số trang, số khổ, tờ báo cũng chỉ gắng gượng được đến tháng 3 năm 1933 thì đình bản hẳn. (Lần đầu đình bản vào tháng 3.1927 – sau khi ra được 10 số; đến tháng 7.1930 tái bản lần thứ nhất, ra được 3 số lại ngừng; từ tháng 12.1930 đến tháng 4.1931, báo chuyển xuống Nam Định, tiếp tục ra lần thứ ba; đến năm 1932, báo lại trở về Hà Nội tiếp tục tái bản...). Tuy tồn tại đầy khó nhọc trong thời gian ngót 7 năm trời (từ
trong hoạt động văn chương báo chí của Tản Đà” mà còn có “những đóng góp đáng kể
vào giai đoạn chuyển mình của văn học cận đại sang thời kỳ hiện đại” [6, 163].
Ở Trung Kỳ phải kểđến tờTiếng dân (ra sốđầu tiên vào ngày 10.8.1927, số cuối cùng kết thúc vào ngày 21.4.1943) do Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ
bút. Đây là tờ báo đầu tiên xuất bản ở Trung Kỳ, có thời gian tồn tại lâu nhất (hoạt
động liên tục trong 16 năm). Có thể nói, Tiếng dân đã bao quát và phản ánh các sự
kiện diễn ra ở Trung Kỳ, đồng thời: “Là nơi tập hợp tiếng nói của các lực lượng có tinh thần dân tộc, dân chủ trong tầng lớp tiểu tư sản miền trung Việt Nam”[6, 172].
Đối với báo chí miền Nam không thể không kểđến tờ tuần báo có sựảnh hưởng rộng rãi và sức lan tỏa lớn là Phụ nữ tân văn (1929-1935). Mặc dù tờ báo chủ trương
đề cập những vấn đề liên quan đến phụ nữ với tư tưởng tiến bộ, khơi nguồn cho phong trào đấu tranh đòi bình quyền và giải phóng phụ nữ nhưng Phụ nữ tân văn còn đăng nhiều sáng tác văn học (tiểu thuyết của Bửu Đình, Đào Trinh Nhất), đặc biệt tờ báo đã mở đầu cho cuộc tranh luận giữa Thơ cũ và Thơ mới tạo diễn đàn sôi nổi, ghi dấu những sự kiện văn học mang tính thời sự. Vì vậy, Phụ nữ tân văn là tờ báo có vai trò khá quan trọng trong đời sống văn học đương thời, được độc giả cả ba miền Bắc – Trung – Nam hân hoan đón nhận.
Đặc biệt, hành trình của báo chí đến năm 1932 với sự xuất hiện của tờPhong hóa
đã làm nên “một cuộc cải hoán lớn, một sự lạ trong làng báo” Việt Nam (Phong hóa, số 13). Đây là tờ báo tập hợp được nhiều cây bút tên tuổi đương thời, là cơ quan ngôn luận của nhóm Tự lực văn đoàn với chủ trương: “Hăng hái theo con đường mới; tìm lí tưởng mới; không chịu khuất phục thành kiến; không làm nô lệ cho ai; không xu phụ
một quyền thế nào; lấy lương tri mà xét đoán; theo lẽ phải mà hành động; lấy thành thực làm căn bản; lấy trào phúng làm phương pháp; lấy tiếng cười làm vũ khí” [chuyển dẫn từ 6, 216]... Vì vậy, tư tưởng cổ hủ của đạo Khổng, chếđộ quan trường cũ
mòn, lạc hậu và tờ Nam phong là đối tượng mà tờ báo công kích. Trên tinh thần ấy,
Phong hóa đã tập hợp được một lực lượng cầm bút theo khuynh hướng nghệ thuật tư
sản, tự lập thành một nhóm văn phái đề cao tinh thần tự do dân chủ “không dính líu
đến Triều đình, thân hào, quan chức”, không dựa vào sự giúp đỡ của chính quyền nhà nước... Sự ra đời của Phong hóa đã đánh dấu bước trưởng thành độc lập của nền báo chí Việt Nam. Đây là tờ báo đầu tiên tự thành lập một tổ chức văn học không chịu sự
hóa mà các văn phái, báo phái giai đoạn sau nở rộ, in sắc thái riêng của nền báo chí tiếng Việt và nội lực của nền văn học dân tộc.
Do tính chất trào phúng, đả kích mạnh mẽ, báo Phong hóa đứng trước nguy cơ bị đình bản vào khoảng giữa năm 1935, chủ báo Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) đã nhanh chóng cho ra đời tờ Ngày nay (30.1.1935) để tiếp tục sự nghiệp của Phong hóa
dưới một hình thức “hiền lành hơn”, chất trào phúng, đả kích kín đáo hơn. Tờ báo chủ
yếu thể hiện đường lối văn hóa – xã hội của nhóm Tự lực văn đoàn trong việc “đổi mới, canh tân nền văn học nước nhà, đả kích sự hủ lậu ngu dốt, phơi bày mặt trái của xã hội, cổ vũ lối sống văn minh Tây phương, vui vẻ, trẻ trung, hưởng thụ vật chất và niềm vui trong cuộc sống” [6, 218]. Tờ báo đăng tải được nhiều sáng tác (truyện ngắn, tiểu thuyết) quan trọng, nổi bật của các nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn, giới thiệu sáng tác của các nhà Thơ mới như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Phạm Huy Thông, Tế Hanh, Đoàn Văn Cừ, Phạm Văn Hạnh...; các sáng tác kịch của Vi Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ, Khái Hưng...
Cùng với hai tờ báo Phong hóa và Ngày nay, nhà xuất bản Đời nay cũng đóng góp một phần không nhỏ trong hoạt động của Tự lực văn đoàn. Có nhà xuất bản riêng, nhóm
Tự lực văn đoàn chủđộngtrong việc in ấn, phát hành, giới thiệu, quảng bá sách báo, tên tuổi của nhiều nhà văn, nhà thơ. Điều đó có ý nghĩa thúc đẩy công việc làm báo và sáng tác ngày càng chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt, nhóm Tự lực văn đoàn còn tổ chức trao giải