Trong sự hình thành nền văn học hiện đại Việt Nam không thể không nói tới vai trò của văn học dịch. Nếu như các công trình khảo cứu có ý nghĩa phục dựng, tổng kết toàn bộ nền văn học quá khứ thì: “Công việc dịch thuật lại có ý nghĩa mở rộng cánh cửa đón những luồng gió văn hoá mới” [4, 13].
Văn sưu tầm, dịch thuật của tạp chí Tri tân tập trung ở hai phương diện: Sưu tầm, giới thiệu, dịch các sáng tác văn học cổ phương Đông (chủ yếu là văn học Trung Quốc, văn học trung đại Việt Nam) và các tác phẩm văn học phương Tây (chủ yếu là văn học Pháp). Ở chuyên mục Hán văn trích diễm và Tùy hứng, tạp chí Tri tân đã trích dịch và giới thiệu cho độc giảđược 47 sáng tác văn học cổ, gồm các thể loại: Thơ Đường luật (Thơ của Hán VũĐế, Vương Bột, Bạch Cư Dị, Lí Bạch, Đỗ Phủ, Vương Xương Linh, thơ văn đời Trần, đời Lê…); phú (Tiền Xích Bích phú của Tô Đông Pha, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu) và một số bản dịch ở văn bia… Đối với việc sưu tầm, trích dịch các sáng tác văn học cổ cũng là cách các nhà làm báo Tri tân muốn
định chân giá trị nền văn học quá khứ trong sự khám phá mới mang tinh thần thời đại. Trong chuyên mục Dịch thơ Tây, những sáng tác của các nhà văn, nhà thơ Pháp (A de Musset, Racan, Leconte de Lisle, Lamartine, La Fontaine, Paul Verlaine…), thơ Ba Tư
(OmarKhayyam), thơ Anh (Cortis Yorke)… cũng được các dịch giả Cách Chi, Minh Tuyền kịp thời giới thiệu cùng độc giả. Tuy nhiên, số lượng các dịch phẩm này không nhiều (chỉ có 22 bài) nhưng rõ ràng, trong ý thức của người làm báo Tri tân luôn cố
Nhìn tổng thể, năm đầu và năm thứ 2, phần sáng tác dịch của tạp chí Tri tân hầu như dành cho các tác phẩm văn học cổ (của Trung Quốc và Việt Nam). Sang năm thứ
3 và thứ 4 đã có sự cân bằng giữa các dịch phẩm của hai nguồn Hán văn và Pháp văn. Năm cuối cùng, dường như các sáng tác văn học dịch vắng bóng. Đặc điểm này cũng nhất quán với tôn chỉ mục đích của Tri tân đồng thời cũng chịu sự chi phối của tinh thần thời đại.
Sở dĩ, tạp chí Tri tân coi trọng văn sưu tầm dịch thuật bởi công việc này vừa đáp
ứng nhu cầu đông đảo của lớp công chúng mới vừa phản ánh thực tiễn nội sinh của đời sống văn học dân tộc. Độc giả tiếp nhận sáng tác văn học nước ngoài thông qua bản dịch bằng chữ Quốc ngữ là một cách: “Làm quen với thể loại văn học mới, khiến cho các thể loại phi truyền thống ngày càng được trở nên gần gũi và được tiếp nhận một cách tự nhiên. Đồng thời, dịch thuật là phương thức quan trọng chuyển toàn bộ và trực tiếp mô hình các thể loại văn học phổ biến của văn học hiện đại thế giới, biến nó thành một phần tài sản kinh nghiệm văn học dân tộc” [4, 14].
Rõ ràng công việc sưu tầm và dịch thuật văn học Đông – Tây có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực thúc đẩy quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc trên nhiều phương diện: Từ ngôn ngữ tiếng Việt đến các thể loại văn học; từ quá trình thâm nhập, lĩnh hội
đến việc làm chủ các thể loại văn học mới. Có thể nói, “Dịch thuật góp một phần không nhỏ tạo nên một lớp nhà văn và thúc đẩy cả một lớp độc giả háo hức tìm đến cái mới lạ của văn chương” [4, 17].
Bởi vậy, các tờ báo, tạp chí lớn đầu thế kỷ XX đều xác định vị trí và đánh giá cao vai trò của văn dịch thuật. Đông Dương tạp chí hướng tới mục đích là “truyền bá văn hoá Đông Tây thông qua con đường khảo cứu và dịch thuật”. Nam Phong tạp chí chủ
trương bảo tồn vốn văn hoá cổ đồng thời chú trọng giới thiệu các nhà văn và các tác phẩm văn học Tây phương. Tri tân tạp chí hướng tới mục đích “ôn cũ, biết mới” để
riêng đi vào con đường văn hóa với cặp kính khảo cứu. Vì thế, tìm hiểu về văn sưu tầm dịch thuật của Tri tân, luận án chia thành hai khuynh hướng theo đúng chủ đích của tờ báo.