Đề tài luận án được chúng tôi xây dựng ý tưởng và triển khai thực hiện từ đầu năm 2007. Ở thời điểm đó, chúng tôi thu thập tư liệu và tiếp cận Tri tân trên bản phô tô được PGS.TS Lại Văn Hùng cung cấp (từ số 1 đến số 146). Trong quá trình tìm kiếm tư liệu ở Thư viện Quốc gia, chúng tôi tiếp cận Tri tân trên bản vi - phim đồng thời tiến hành scan từ số 147 đến số 214. Nhưng thực tế, nhiều trang mờ, nhòe, cũ rách không scan được hoặc không đọc được, nhất là các số ra đời vào năm 1945-1946 (khoảng hơn 20 số cuối). Với những khó khăn đó, song chúng tôi đã cố gắng tập hợp và có đủ 214 số văn bản Tri tân (ở dạng phô tô và scan).
Đến năm 2009, để hoàn thiện thêm cho các công trình sưu tầm, tuyển chọn khai thác vốn bài vở đăng trên tạp chí Tri tân, Viện Viễn Đông bác cổ Pháp đã thực hiện một công trình số hóa, tập hợp đầy đủ tạp chí Tri tân “dưới dạng ảnh chụp từng trang của tất cả các số tạp chí đã in” được nén trong đĩa DVD. Đó là điều kiện thuận lợi để
người làm luận án có thể đối chiếu với những trang, số mờ rách làm cơ sở khoa học cho quá trình thống kê, phân loại.
Bản số hóa là công trình sưu tầm đầy đủ nhất về tạp chí Tri tân từ trước đến nay. Công trình này đã khắc phục được đáng kể tình trạng “thất bản”, rách cũ, mờ nhòe của phần văn bản báo giấy, vi – phim hiện còn ở Thư viện Quốc gia và tránh được “những sai lệch phát sinh” trong quá trình thực hiện các sưu tập của những người đi trước. Cũng từ công trình số hóa tạp chí Tri tân, Viện Viễn Đông bác cổ Pháp đã tiếp tục hành trình khôi phục, lưu giữ các sách, báo, tạp chí trước năm 1945 đang trong nguy cơ hư tổn, mất mát bằng kỹ thuật hiện đại qua các công trình số hóa tạp chí Thanh Nghị(1941-1945), báo Phong hóa (1932-1935) – Ngày nay (1935-1940)…
Nhìn chung, tác giả của những công trình kể trên dù sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu với những mục đích khác nhau song đều đồng nhất khẳng định vai trò không thể
thiếu của tạp chí Tri tân đối với đời sống báo chí đương thời: “Trong số những cơ
quan báo chí có vai trò quan trọng đối với sinh hoạt văn hóa, học thuật ở nửa đầu thế
kỷ XX, bên cạnh những tờ như Đông Dương tạp chí (1913-1919), Nam phong (1917- 1934), Thanh nghị (1941-1945) người ta không thể không kể tới tạp chí Tri tân (1941- 1945)” [159, 5]. Nhất là đối với văn học, Tri tân đã định vị một “nguồn riêng” giữa “dòng chung” của đời sống văn học bấy giờ: “Tri tân đã kích thích và giành “đất” cho
sự phát triển mảng sáng tác về đề tài lịch sử ở văn học công khai những năm 40- một khuynh hướng không đặc trưng cho sự nhạy cảm với văn hóa đô thị hiện đại và với những tìm tòi mới mẻ về văn chương nghệ thuật, nhưng đặc trưng ở tinh thần “tìm nguồn”, “về nguồn”, trước hết là vềđề tài văn học” [153, 7].
Từđó, các tác giả cũng nhận thấy ý nghĩa cần thiết trong việc nghiên cứu Tri tân
và mảng văn chương trên tạp chí này. Bởi từ trước tới nay các nghiên cứu về tạp chí
Tri tân nói riêng và các sáng tác văn học trên báo chí nói chung vẫn chưa được đặt trong tính chỉnh thể với môi trường báo chí:
Các tác giả, tác phẩm văn học thường được nghiên cứu trong dạng tách rời với báo chí, xuất bản, vốn là nơi chúng xuất hiện và đến với công chúng. Trong tình trạng các thiết chế đặc trưng cho văn học hiện đại là báo chí và xuất bản còn chưa lọt vào tầm nhìn của giới nghiên cứu, thì không chỉ Tri tân mà một loạt tờ báo, tạp chí, nhà xuất bản từng góp công sức đáng kể vào đời sống văn hóa văn học, giờ đây chỉ xuất hiện như những ký tự mờ nhạt, đôi khi cái tên cũng bị nhớ sai, viết sai trong các bài vở
nghiên cứu [159, 9].
Mặt khác, Tri tân tạp chí còn là một công trình khoa học đã: “Cung cấp nhiều nguồn tư liệu quý, từ tư liệu thành văn thông qua việc tra cứu tham khảo, khai thác các văn bản gốc trong nước, có đối chiếu so sánh với một số văn bản nước ngoài, đến tư liệu điền dã, kết quả của nhiều cuộc điều tra công phu trong nhân dân các địa phương. Người đọc làm công tác nghiên cứu ngày nay vẫn có thể khai thác sử dụng có lợi một số tư liệu sử học và văn hóa quý qua các luận văn, bài viết của tạp chí Tri tân
để vận dụng, bổ sung và nâng cao các công trình của mình” [159, 7-8].
Hơn nữa, tạp chí Tri tân còn có ý nghĩa và tác động nhất định đối với tinh thần thời đại. Mặc dù tạp chí tuyên bố không làm chính trị, chỉ thực hiện sứ mệnh cho một nền văn hóa chân chính:
Nhưng trong thực tế thì với những bài khảo luận, nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam chủ yếu do một số trí thức, học giả có uy tín viết, rõ ràng Tri tân đã đóng một vai trò quan trọng trong công tác giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước chống xâm lược đối với một bộ phận nhân dân ta thời đó, giúp họ hồi cốđể tri tân, từ đó có điều kiện đối chiếu liên hệ với tình hình đang diễn ra trước mắt trong nước và trên thế giới
để suy nghĩ và có thái độđúng. Có thể khẳng định đây là một bước chuẩn bị tinh thần tư
Như vậy, từ nhiều hướng và từ nhiều quan điểm nghiên cứu, song Tri tân tạp chí
luôn được ghi nhận trên các phương diện: Lịch sử, văn hóa, địa lý, khoa học, giáo dục,
đặc biệt về phương diện văn học thì không thể phủ nhận được vai trò của tạp chí. Sự ra
đời của Tri tân quả là: “Một đóng góp không nhỏ cho công việc khảo cứu các giai
đoạn lịch sử văn học, sử học và các truyền thuyết lịch sử” [197, 13].
Điểm lại tình hình nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài của luận án, chúng tôi nhận thấy các tác giảđi trước chủ yếu tập trung ở việc nghiên cứu tổng quan về tạp chí Tri tân qua những thống kê, phân loại, lập thư tịch, sưu tầm, biên soạn, tuyển chọn những bài vở được đăng trên Tri tân; có một số công trình hướng vào nghiên cứu một vài thể loại văn học (kịch, tiểu thuyết) và một số tác giả quen thuộc (Nguyễn Huy Tưởng, Chu Thiên, Phan Khắc Khoan)… nhưng đó là những nghiên cứu
độc lập, tách rời, không đặt trong môi trường báo chí cũng như không đặt các tác giả, tác phẩm, thể loại đó với tư cách của người viết và là những đóng góp riêng của Tri
tân. Hay nói cách khác chưa có những công trình, chuyên luận trực tiếp nghiên cứu, chuyên sâu về tạp chí Tri tân. Đây là điểm khác biệt rõ nhất giữa việc nghiên cứu Nam phong và Tri tân. Tạp chí Nam phong vừa ra đời đã tạo nên một cuộc bút chiến sôi nổi xoay quanh các bài viết của Phạm Quỳnh về Truyện Kiều có tác động và ảnh hưởng không nhỏ trên văn đàn đương thời. Hơn nữa, Nam phong luôn là đối tượng thu hút các nhà nghiên cứu (kể cả trước và sau cách mạng): Có nhiều công trình, luận văn, luận án trực tiếp nghiên cứu về Nam phong và bộ phận văn học trên Nam phong với các cách tiếp cận và giải mã khác nhau. Chẳng hạn như Luận án Tiến sĩ Tìm hiểu tạp chí Nam phong 1917-1934 của Phạm Thị Ngoạn (Nguyên tác Pháp văn đăng trong tập Kỷ yếu đệ nhị và đệ tam cá nguyệt của Hội nghiên cứu các vấn đề Đông Dương, bản dịch của Phạm Trọng Nhân, do Ý Việt xuất bản năm 1973); cuốn sách Chủ đích Nam phong (Tủ sách tìm về dân tộc, do Trí Đăng xuất bản, Sài Gòn, 1975) của tác giả
Nguyễn Văn Trung; công trình sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu Truyện ngắn Nam phong (Nxb Khoa học xã hội, 1989) của Lại Văn Hùng; các chuyên luận, luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ: Tìm hiểu tiểu thuyết trên Nam phong tạp chí 1917-1934 (1984) của Nguyễn Đức Thuận; Nam phong tạp chí với sự hình thành và phát triển của văn xuôi tự sự tiếng Việt buổi giao thời đầu thế kỷ XX (1995) của Nguyễn Ngọc Thiện; Bước
đầu tìm hiểu nội dung văn học trên Nam phong tạp chí (1996) của Trịnh Vĩnh Long;
Viết Thọ... Có thể thấy, các công trình nghiên cứu về tạp chí Nam phong khá bộn bề
và phức tạp nhưng có tính hệ thống và chuyên sâu. Trong khi đó, những nghiên cứu về
tạp chí Tri tân còn đơn lẻ, thiếu tính hệ thống. Điều đó đặt người viết luận án trước những khó khăn trong việc xử lí tư liệu, phân tích, nhận định đánh giá vấn đề đảm bảo tính khách quan với một tầm bao quát rộng. Tuy vậy, khi nghiên cứu tạp chí Tri tân
cũng như phần Văn trên Tri tân tạp chí, chúng tôi luôn ghi nhận các công trình đi trước có ý nghĩa khởi đầu, gợi mở dù chưa đặt mảng văn trên tạp chí Tri tân trong môi trường sinh thành, diễn tiến của báo chí 50 năm đầu thế kỷ XX, nhất là những năm 40. Các công trình kể trên chưa khai thác đầy đủ, sâu sắc về diện mạo và đặc điểm của bộ
phận văn học trên tạp chí Tri tân cũng như nghiên cứu mảng văn học đó trong mối quan hệ mật thiết với báo chí, nhất là thể loại tạp chí.
Vì vậy, chúng tôi khẳng định chắc chắn rằng: Chưa có một công trình nào nghiên cứu về tạp chí Tri tân, nhất là về phương diện Văn trên Tri tân một cách hệ thống và toàn diện. Luận án của chúng tôi tìm hiểu vấn đề Văn trên tạp chí Tri tân với mong muốn: Khái quát một cách hệ thống về diện mạo, chỉ ra những đặc điểm cơ bản của các thể văn trên Tri tân tạp chí cũng như phân tích, kiến giải, đánh giá về sự xuất hiện và vận động của các thể loại văn học đó trong những năm 40 của thế kỷ XX. Từ đó, luận án đánh giá những tác động và ảnh hưởng của tạp chí Tri tân đối với đời sống báo chí, văn học và văn hóa tư tưởng của thời đại.
Nguyên tắc chủđạo xuyên suốt luận án được chúng tôi sử dụng là nguyên tắc thể
loại hóa. Căn cứ trên phương thức sáng tác và đặc điểm về thể loại, chúng tôi chia toàn bộ phần văn được đăng trên tạp chí Tri tân trong 214 số làm hai phần lớn. Phần thứ
nhất là mảng văn sáng tác gồm văn vần, văn xuôi và kịch. Phần thứ hai là mảng văn nghiên cứu, phê bình, sưu tầm, dịch thuật. Đó cũng là cơ sởđể người viết luận án nhận
định về vai trò, vị trí, ý nghĩa của tạp chí Tri tân nói chung và bộ phận văn học trên Tri tân nói riêng trong sự vận động của đời sống văn học nửa đầu thế kỷ XX. Đồng thời, những cơ sở đó cũng cung cấp cho chúng tôi điểm nhìn để khái quát về quy luật vận
động và phát triển nội tại của văn học và báo chí – một dấu hiệu đặc thù của nền văn chương hiện đại Việt Nam.
Chương 2
TRI TÂN TẠP CHÍ TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM NHỮNG NĂM 1940-1945