Vũ Như Tô là vở kịch đầu tay, đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời sáng tác văn chương của Nguyễn Huy Tưởng. Tác phẩm được coi là kiệt tác của nền kịch nói Việt Nam. Vở kịch hoàn thành vào mùa hè năm 1941, được đăng trên tạp chí Tri tân
từ số 121, Novembre, 1943 đến số 139, Avril, 1944, gồm 3 hồi.
Sau khi ra mắt công chúng, Vũ Như Tôđược giới văn nghệ sỹđón nhận nồng nhiệt. Bởi họ tìm thấy sựđồng điệu trong khát vọng khôn cùng của người nghệ sỹ trước hiện
thực u ám, trói buộc giữa hai thời đại, thời đại của Vũ Như Tô và Nguyễn Huy Tưởng. Khi vở kịch ra đời, Nguyễn Huy Tưởng đã nhận được nhiều chia sẻ, góp ý của đồng nghiệp nên ông đã sửa từ vở kịch 3 hồi (đăng trên Tri tân) thành 5 hồi (khi xuất bản, 1946). Đây là kiểu kết cấu chuẩn mực, đặc trưng của thể loại bi kịch cổđiển, được phân chia theo các phần: Giao đãi (mở màn, giới thiệu nhân vật) - phát triển (bắt đầu mở ra xung đột kịch) – Cao trào (xung đột đẩy lên đỉnh điểm) – Đột biến (chuyển hóa xung
đột, mâu thuẫn) – Kết thúc (xung đột mâu thuẫn căng thẳng, quyết liệt dẫn đến sự diệt vong các giá trị). Có thể nói, đó là cấu trúc hoàn thiện nhất, thể hiện trọn vẹn xung đột của thể loại bi kịch. Với kết cấu chặt chẽ, kinh điển này, Vũ Như Tô là tác phẩm: “Bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mĩ học châu Âu xưa nay có lý do coi là thể loại cao quý nhất và khó nhất” [43, 273].
Tạp chí Tri tân đón nhận và giới thiệu ngay từ khi mới hoàn thành, song thực sự kiệt tác của Nguyễn Huy Tưởng được nhìn nhận đầy đủ và sâu sắc phải bắt đầu từ
hai sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong nhận thức của công chúng ở Hội thảo khoa học về Nguyễn Huy Tưởng tổ chức tại Viện Văn học tháng 5-1992 và vở diễn Vũ Như Tô
lần đầu tiên được công diễn do nhà hát Tuổi trẻ thực hiện trong Hội diễn Sân khấu toàn quốc 1995.
So với các vở kịch cùng thời viết vềđề tài lịch sửđược đăng trên tạp chí Tri tân
(của Phan Khắc Khoan, Lưu Quang Thuận…) thì việc tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng được đưa lên sân khấu muộn như vậy hẳn có lí do. Trong khi các sáng tác của Phan Khắc Khoan, Lưu Quang Thuận khi vừa hoàn thành đã được công diễn, thậm chí
được dàn dựng biểu diễn trên sân khấu trước khi được đăng trên mặt báo (Trần Can,
Lê Lai đổi áo…) rõ ràng vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong hành trình đến với nghệ thuật sân khấu không thuận lợi (còn nhiều gian nan, thử thách). Sở dĩ như vậy bởi kịch Vũ Như Tô đã đặt ra những vấn đề nhạy cảm của thời đại. Đồng thời, qua bi kịch của người kiến trúc sư họ Vũ, nỗi niềm ẩn ức của người nghệ sỹ trong thời đại Nguyễn Huy Tưởng mãi mãi là câu hỏi đau đáu, khắc khoải. Nếu như nhân vật kịch của Phan Khắc Khoan và Lưu Quang Thuận hiện lên là kiểu chân dung đơn tuyến (tấm gương anh hùng, khí tiết, hi sinh vì nghĩa lớn như Lý Chiêu Hoàng, Trần Can, Hưng
Đạo Đại vương, Yêu Ly…) thì nhân vật của Nguyễn Huy Tưởng là một hình tượng đa nghĩa (Trong bi kịch của Vũ Như Tô, có bi kịch của kiếp người “tài tử đa cùng” và cũng là bi kịch của cả nhân loại…).
Tác phẩm được khơi nguồn cảm hứng từ một sự kiện có thật trong lịch sử xảy ra ở kinh thành Thăng Long thế kỷ XVI (1516-1517), triều vua Lê Tương Dực. Câu chuyện về cái chết oan nghiệt, thảm khốc của người kiến trúc “tài trời” Vũ Như Tô
được nhà văn chắt lọc từ “sự thật lịch sử” để tái tạo thành chân dung sống động mang cảm quan và tâm lí thời đại. Nguyễn Huy Tưởng chọn điểm nhìn nghệ thuật lùi sâu về
mấy trăm năm lịch sử nhưng lại tạo được sợi dây kết nối tương giao với hiện tại. Bi kịch của Vũ Như Tô cũng chính là bi kịch của người trí thức và người nghệ sỹ thời Nguyễn Huy Tưởng. Bởi thời đại của Vũ Như Tô cũng rất gần với thời đại nhà văn
đang sống: Vua Lê Tương Dực trác táng, trụy lạc, đời sống nhân dân loạn lạc, ly tán,
điêu linh; Con người Việt Nam thời Pháp trị, Nhật trị cũng đắm chìm trong cảnh bức hại, chiến tranh, tăm tối, cực nhục, lầm than.
Vở kịch còn chuyển tải những điều lớn lao, sâu sắc hơn không chỉ là bi kịch của một người, một đời, một thời mà nó dung chứa bi kịch của mọi người, mọi đời và mọi thời. Dư vang của vở kịch là nỗi đau nhức nhối, là những ẩn ức và câu hỏi khắc khoải khôn nguôi về vấn đềgiải phóng năng lượng và khát vọng sáng tạo của người nghệ sỹ.
Từ bi kịch của Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đã đặt ra vấn đề định đường
đối với người cầm bút đương thời. Bởi thực tế, sự phân hóa phức tạp của đội ngũ văn nghệ sỹ (như đã trình bày ở chương 2) đã phản ánh tâm lí bức bối của người cầm bút chân chính, đồng thời cũng đặt ra những lựa chọn không dễ dàng với người sáng tạo nghệ thuật. Cũng từđó, nhà văn đặt ra vấn đề mang tính muôn thuở nhưng vẫn mãi là lời bỏ ngỏ với cuộc đời về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật chân chính không thể tách rời hiện thực cuộc sống. Người nghệ sỹ chân chính phải là người “đứng trong lao khổ”, trải nghiệm, thấm thía cùng nỗi quằn quại, đớn đau, rên xiết của muôn kiếp đói khổ, lầm than. Cái đẹp phải đồng hành cùng cái thiện. Không có chỗ đứng cho cái đẹp cao siêu, thuần túy, lìa xa cái thiện. Ngược lại, cái thiện cũng không thể tồn tại khi đối nghịch, tàn sát cái đẹp. Cụ thể hơn, tác phẩm còn đặt ra vấn đề về
mối quan hệ giữa quyền lợi của dân tộc và nhân dân hay nói cách khác, đó là vấn đề về
việc bảo lưu nền văn hóa và văn minh của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nếu các mối quan hệ này xung đột thì tất yếu sẽ dẫn đến sự tan vỡ, hủy diệt các giá trị. Vì vậy bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch nhức nhối bởi cuối cùng nó dẫn đến sự diệt vong những giá trị
cao quý: Cái tài, cái đẹp và cái thiện.
Vở kịch Vũ Như Tô không chỉ làm sáng danh tên tuổi Nguyễn Huy Tưởng mà còn là tác phẩm mẫu mực của loại hình văn học kịch và là niềm tự hào của nền nghệ
thuật sân khấu dân tộc. Từ các tiểu thuyết lịch sử đến các vở kịch lịch sử (đặc biệt là với Vũ Như Tô), Nguyễn Huy Tưởng xứng danh là “người viết sử bằng văn chương”, người luôn khao khát gìn giữ phần “hồn” của dân tộc trong những trang viết dung dị
mà sâu sắc.
Chỉ riêng với các sáng tác kịch, nhất là kịch lịch sử, tạp chí Tri tân đã góp một phần không nhỏđối với quá trình kế thừa, phát triển và tiếp biến của các thể loại văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. So với mảng văn chương sáng tác trên Thanh nghị, rõ ràng với đặc trưng của thể loại kịch, Tri tânđã khẳng định dấu ấn đặc thù. Cùng với thể loại tiểu thuyết lịch sử, kịch lịch sử đã góp phần làm làm phong phú sắc diện của nền văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỷ XX.