Tiểu thuyết lịch sử

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn trên tri tân tạp chí (Trang 86)

Khi tìm hiểu về thể loại tiểu thuyết trên tạp chí Tri tân, chúng tôi nhận thấy, trong 214 số tạp chí ra đều đặn mỗi tuần, Tri tân đã đăng trọn được 7 tiểu thuyết. Trong đó, có 6 tiểu thuyết thuộc thể tài tiểu thuyết lịch sử của hai tác giả danh tiếng

đương thời: Chu Thiên và Nguyễn Huy Tưởng, chỉ có tiểu thuyết Hoa mai của Kiều Thanh Quế (từ số 81 đến số 84) không thuộc thể tài trên.

Nếu đặt trong tương quan so sánh với các báo, tạp chí cùng thời, ta thấy chuyên mục Tiu thuyết của Tri tân dành trọn ưu ái cho những thiên truyện trường kỳ viết về đề tài lịch sử. Điều đó, vừa nhất quán với tôn chỉ mục đích “ôn cố” của tờ báo vừa làm nên linh hồn và thếđứng của Tri tân trong sự phát triển đa sắc của các thể loại và thể

tài văn học - báo chí đương thời. Trong khi Phong hóa – Ngày nay chủ yếu đăng tiểu thuyết tình cảm lãng mạn của nhóm T lc văn đoàn.Tạp chí Thanh nghị thiên về các bài khảo luận văn chương mà ít đăng tiểu thuyết. Ngoài tiểu thuyết Đứa con của Đỗ Đức Thu, dường như thể loại này vắng bóng trên Thanh nghị. Tiu thuyết th By

(1934-1945) thì bội thu với các tiểu thuyết hiện thực của các cây bút có tên tuổi, được kính nể trong làng văn thời bấy giờ như Lê Văn Trương, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… Từ sau những năm 1940, các tiểu thuyết tình cảm lãng mạn đã phải nhường chỗ cho các tiểu thuyết hiện thực và lịch sử. Bởi các nhà văn của ta đang: “Sống vào một thời nghiêm trọng, óc hẳn không được rảnh, tâm hồn hẳn không được mềm mại để lấy hứng thú trong các trò chơi lãng mạn” mà họ mong muốn “kiến thiết một xã hội mới của những nhà văn ngày nay” [163, 41]. Đây là một trong các nguyên nhân lí giải vì sao từ năm 1943, tiểu thuyết của ta ít xuất bản, nếu có thì chủ yếu là các tiểu thuyết viết vềđề tài lịch sử. Có thể nói, sự nở rộ của thể loại tiểu thuyết lịch sử vào những năm 40 của thế kỷ XX là một nét đặc thù của văn học giai

đoạn này. Việc nghiên cứu, tìm hiểu thể tài này để chỉ ra những đặc điểm riêng cũng như khái quát được quy luật vận động của thể loại tiểu thuyết trong nền văn học hiện

đại Việt Nam vẫn là mảnh đất bỏ ngỏ.

3.1.2.1. Vềđề tài

Ở phần này, chúng tôi phân tích, nhận định một số đặc điểm cơ bản của thể loại tiểu thuyết trên tạp chí Tri tân qua việc tìm hiểu 6 tiểu thuyết lịch sử của hai tác giả - Chu Thiên và Nguyễn Huy Tưởng.

Trước hết, tạp chí Tri tân đăng đều đặn bộ tứ tiểu thuyết lịch sử của Chu Thiên theo một kết cấu liên hoàn, xâu chuỗi. Xuất hiện ngay từ những số đầu tiên là tiểu thuyết lịch sửBà Qun Mỹ (từ số 2 đến số 18); tiếp đến là tiểu thuyết Thoát cung vua Mc dài 21 số (từ số 25 đến số 48); sau đó là tiểu thuyết Trúc mai sum hp dài 20 số

(từ số 52 đến số 72); và cuối cùng là Cháy cung Chương Võ dài 27 số (từ số 108 đến số 145). Có thể nhận thấy, Chu Thiên viết khá đều tay và dài hơi. Các tiểu thuyết của ông đều lấy cốt lõi từ đề tài về lịch sử. Đó là việc giao tranh giữa nhà Mạc với nhà Trịnh được tái tạo qua tấm gương kỳ nữ tài hoa, tiết liệt, đầy nghĩa khí trong tiểu

thuyết Bà Qun Mỹ; là sự kiện Mạc Đăng Dung thoán đoạt ngôi báu của vua Lê Chiêu Tông được khơi gợi và sáng tạo qua số phận nổi chìm của người nữ nhi nhan sắc, tài

đức như Liên Tường, Tiểu Lan trong hai tiểu thuyết có cốt truyện gối tiếp Thoát cung vua McTrúc mai sum hp; là câu chuyện bi tình của tráng sĩ Phù Ninh - Chương Võ và công chúa nhà Trần - Ngọa Thiềm gắn với tham vọng phù Lý, diệt Trần qua tiểu thuyết Cháy cung Chương Võ....

Với hai tiểu thuyết Đêm hi Long trì chiếm 30 số tạp chí (Từ số 73 đến số 107) và An Tư đăng trong 37 số báo (Từ số 146 đến số 194) tên tuổi Nguyễn Huy Tưởng

được nhắc đến với tư cách của một nhà tiểu thuyết lịch sử tài năng. Nếu như tiểu thuyết của Chu Thiên xoay quanh những cốt truyện khá đơn giản, số phận của nhân vật đặt trong mô hình “tai biến” và mâu thuẫn còn thuần nhất thì đến Nguyễn Huy Tưởng, tiểu thuyết viết vềđề tài lịch sửđã có sự bứt phá. “Bứt phá” bởi nó đã thể hiện khá trọn vẹn đặc điểm của một thể loại văn học trẻ, đang trong quá trình sinh thành và luôn tiếp biến. Cách nhìn hiện thực của nhà văn được mã hóa qua những câu chuyện lịch sử vừa bi thương vừa hào hùng lồng trong cái nhìn số phận - đời tư của nhân vật.

Đó là những trải nghiệm đầy cay đắng của chúa Trịnh Sâm trước sự u mê nhan sắc, dục tình; là số phận mỏng manh, bạc bẽo của Quỳnh Hoa quận chúa; là sự trả giá đớn

đau cho những tham vọng cuồng ngông, đại loạn của chị em Tuyên phi họ Đặng... trong tiểu thuyết Đêm hi Long Trì. Đó là số phận bi thương của công chúa An Tư

lồng trong câu chuyện chống giặc Nguyên Mông hào hùng của nhà Trần qua tiểu thuyết cùng tên.

Nếu đặt Chu Thiên và Nguyễn Huy Tưởng so sánh với các cây bút khởi đầu dòng tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Quốc ngữ như Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật..., có thể thấy rõ vị trí quan trọng của hai tác giả này.

Sự ra đời đều đặn và có tính hệ thống của một loạt các tiểu thuyết lịch sử như

Vua B Cái, Đinh Tiên Hoàng,Đại Hành (đều xuất bản năm 1929); Vit Thanh chiến sử(1935); Vua bà Triu u (1936)..., Nguyễn Tử Siêu là một trong những người

đầu tiên đặt nền móng cho thể tài tiểu thuyết lịch sử bằng văn xuôi Quốc ngữ ở Việt Nam. Là người có lòng, có tâm với đất nước, Nguyễn Tử Siêu lựa chọn viết thể tài tiểu thuyết lịch sử vào thời điểm khoảng cuối những năm 20 của thế kỷ XX có một ý nghĩa

đặc biệt. Một mặt những tác phẩm của ông đã làm mới thị hiếu độc giả đương thời. Bởi họđang nhàm chán với món ăn tinh thần là những tiểu thuyết tình ái và luân lý cổ

dân tộc, với đất nước. Niềm mong mỏi lớn nhất của ông qua những trang viết là đánh thức chúng dân đất Việt về tinh thần dân tộc, ý thức giống nòi, niềm tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của đất nước... Do đó, các tiểu thuyết của Nguyễn Tử Siêu đã khơi lại khí thiêng của những trang sử hào hùng oanh liệt trong quá khứ: Đó là không khí chiến trận hùng tráng trong Vit Thanh chiến sử (1935) khi vua Quang Trung đại phá hai mươi vạn quân Thanh; là hào khí Đông A bất tử thời Trần trong Trn Nguyên chiến kỷ (1935-1936) hoặc là chân dung vẻ đẹp ngời sáng của các anh hùng dân tộc như Vua Bố Cái, Lê Đại Hành, Bà Triệu... Khai thác về đề tài lịch sử, sáng tác của Nguyễn Tử Siêu đã tạo ra những bước chuyển mới so với các tiểu thuyết lịch sử viết bằng chữ Hán. Ông là người đặt những bước khởi đầu vững chắc để cho các tác giả

sau kế tiếp, phát huy và hoàn thiện thể tài này.

Tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật nổi bật là tính chân thực lịch sửđược tái hiện qua hình tượng văn học. Đọc các sáng tác của ông như Bà chúa chè, Lon kiêu binh

(1938); Chúa Trnh Khi, Hòm đựng người (1940) còn thấy rất rõ chất ghi chép lịch sử

trong Hoàng Lê nht thng chí.

Bà chúa Chè (1938) là tiểu thuyết viết về cô gái hái chè Đặng Thị Huệ, người làng Ném, thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Thị Huệ là con một nhà Nho, mẹ chết sớm, từ nhỏ đã ủ một cái mm kit nữ, muốn đảo ngược li c công vic, nhưng gánh chè nặng trĩu trên vai đã dìm nàng trong thân phận một cô gái làng quê. Nghịch lý hơn, vì nhan sắc, vì tài học, nàng thành ra mt quái vt giữa bọn thôn nữ mộc mạc. Thị Huệ là tác nhân gây khởi đầu nên cái họa mấy trăm năm của nhà Trịnh. Khi được tuyển vào cung,

được Tĩnh Đô Vương sủng ái, Huệ bắt tay vào thực hiện mưu đồ của mình. Huệ tìm mọi cách để mê hoặc chúa Trịnh Sâm cho xây dựng Bội Lan Thất trong phủ chúa dành riêng cho Đặng thị. Sau đó, thị Huệ gièm pha để chúa phế con cả là Trịnh Tông, lập con thứ là Trịnh Cán và đưa Trấn thủ Nghệ An Hoàng Đình Bảo về cung làm cộng sự mưu đồ việc lớn đồng thời thông dâm với Huy Quận. Khi Tĩnh Đô Vương qua đời, Huệ và Quận Huy nắm hết uy quyền. Cuối cùng kiêu binh phẫn nộ nổi loạn, giết chết Quận Huy, bắt giam

Đặng Thị Huệở Tăng đường sau ngự uyển, đưa thế tử Tông lên ngôi.

Tiểu thuyết Chúa Trnh Khi lại xoay quanh câu chuyện về sự thoán đoạt ngôi vị

của Trịnh Khải, chúa chống lại cha và Tuyên phi, chịu hình phạt bị bắt giam. Sau khi lũ kiêu binh nổi loạn đưa chúa lên ngôi, giết Quận Huy và tống giam Tuyên phi, chúa lại phải đối đầu với bao thách thức mới:Sự chống trả của bọn kiêu binh như một con dao hai lưỡi, chúa vừa chống đỡ với thù trong (lũ kiêu binh trong nội phủ), vừa phải

đối mặt với gic ngoài (nghĩa quân Tây Sơn); cuối cùng chúa bị người xa chy đến

đẩy mnh mt cái và kết thúc cuộc đời chúa cũng là kết thúc hơn 200 năm gây binh kết oán của nhà Trịnh.

Từ Bà chúa Chè đến Chúa Trnh Khi, Nguyễn Triệu Luật đã tái hiện một cách chân thực và sinh động sự suy vong của nhà Trịnh: “Trong việc chôn nhà Trịnh, Bà chúa chè là người đào hố; lũ kiêu binh là lũ trực đẩy người xuống hố; Chúa Trnh Khi là người bị chúng đẩy nhưng cứ chạy quanh miệng hố mà vừa tránh vừa tìm cách đuổi lũ

chó người. Lũ chó người chay tan rồi chúa đang lúi húi một mình lấp hố thì vụt đâu có người xa chạy đến, đẩy mạnh một cái, thế là xong đời, xong cả cơđồ họ Trịnh” [109, 127].

Tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật lấy chất liệu của sự thật lịch sử làm cốt lõi vì thế

có đoạn sát thực như dịch lại Hoàng Lê nht thng chí mà chất hư cấu lại mờ nhạt. Mặt hạn chế này được Chu Thiên và nhất là Nguyễn Huy Tưởng khắc phục rất thành công.

Nhìn chung, đi vào khai thác đề tài về lịch sử, cả hai nhà tiểu thuyết, Chu Thiên và Nguyễn Huy Tưởng tỏ ra rất mẫn cảm với quá khứ lịch sử, với những vấn đề của thời đại ngầm bày tỏ trong cái nhìn về quá khứ. Từđó, nhà văn tạo ra mạch ngầm nối kết giữa quá khứ với hiện tại. Đề tài lịch sử trong tiểu thuyết của hai tác giả này không nặng về tái hiện sự kiện lịch sử hay chiến tích của các nhân vật anh hùng mà được khai thác dưới góc nhìn số phận – cá nhân với những suy tư, dằn vặt rất đời thường. Cảm hứng chủ đạo là thức nhận lại lịch sử trong chiều sâu của tư duy nghệ thuật.

3.1.2.2. Nhân vt trung tâm

Nhân vật chính trong sáu tiểu thuyết lịch sử của Chu Thiên và Nguyễn Huy Tưởng

được xây dựng ở hai tuyến đối lập: Kiểu nhân vật nữ tài sắc tiết liệt như Quận Mỹ phu nhân, Liên Tường, Tiểu Lan (trong tiểu thuyết của Chu Thiên), Quỳnh Hoa, công chúa An Tư (trong tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng)… và loại nhân vật dâm ác đại diện cho quyền lực, nhan sắc, dục tình như Trịnh Sâm, Đặng Thị Huệ, Đặng Lân, Nguyễn Bái, Thoát Hoan… Hệ thống nhân vật đó được các tác giả sáng tạo qua chân dung tính cách, số phận và được soi chiếu dưới cái nhìn đời tư và giải thiêng lịch sử.

Không còn chân dung của các anh hùng hào kiệt với cái nhìn chiêm ngưỡng, bái vọng như trong tiểu thuyết của Nguyễn Tử Siêu, cũng không còn nặng về ghi chép, tái hiện các sự kiện lịch sử chân thực như trong tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật, các sáng tác của Chu Thiên và Nguyễn Huy Tưởng đã đời thường hóa cái nhìn về lịch sử

qua cuộc đời, số phận, đặc biệt tính cách các nhân vật với những trải nghiệm thấm thía của cá nhân nghệ sĩ.

Ngoài ra còn có các nhân vật ngoại biên là các nho sinh, tướng lĩnh tài cao, chí lớn, trọng nghĩa khí như Bùi Văn Khuê, Bảo Kim cùng nhóm bạn đồng môn - Trần Long, Chiêu Thành Vương… đối lập lại, là loại nhân vật bất tài, bất nhân, bất nghĩa như Đặng Mậu Lân, Phan Ngạn, Nguyễn Bái... Việc lấy nhân vật từ nguyên mẫu có thật trong lịch sử, cả hai nhà tiểu thuyết đã vượt qua được rào cản của công thức sẵn có mà tái tạo thành những sinh mệnh nghệ thuật chân thực, đời thường, sống động.

Nhân vật lý tưởng của Chu Thiên là kiểu nhân vật nữ tài hoa, đức hạnh. Số phận của họđược đặt trong bi kịch “gia biến”, trong tình huống thử thách về phẩm tiết, đức hạnh. Mặc dù họ đều xuất thân từ cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che” nhưng khi gặp tai biến, va đập giữa chốn hồng trần đầy hệ luỵ, họ vẫn luôn giữ mình trong sạch. Thậm chí, họ còn thể hiện tài trí, mưu lược của mình vừa để cứu được gia đình (như

Liên Tường trong tiểu thuyết Thoát cung vua Mc Trúc mai sum hp); vừa để trả

thù, rửa hận cho chồng, cho nghĩa quân, sẵn sàng hi sinh làm tấm gương tiết liệt (như

Bà qun Mỹ trong tiểu thuyết cùng tên).

Với Nguyễn Huy Tưởng, nhân vật trong sáng tác của ông là những con người “nếm trải” dằn vặt, suy tư, chịu nhiều đau khổ (Quỳnh Hoa và chúa Tĩnh Đô trong

Đêm hi Long Trì hay An Tư trong tiểu thuyết cùng tên). Bi kịch đời tư nhân vật lồng trong bi kịch của lịch sử dân tộc với nỗi ám ảnh của số phận. Tác giả đặt nhân vật trong hệ đối lập nghiệt ngã giữa vẻđẹp trong trắng, thánh thiện với sự tàn bạo, thô bỉ

của quyền lực và dục tình. Cốt lõi sự thật lịch sửđược nhà văn sáng tạo theo một cách riêng bằng sự nhạy cảm của một nhãn quan tinh tế về lịch sử với cái nhìn mẫn cảm về

hiện thực. Vì thế, tác phẩm của ông không đơn tuyến, nhân vật của ông không xơ cứng mà phức hợp theo kiểu nhân vật của tiểu thuyết hiện đại: Có số phận, có tính cách, nhiều suy tư trăn trở, nhiều mạch rẽ, nhiều vỉa ngầm.

Đặc sắc trong tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng là cái nhìn “đời thường hóa” lịch sử, nhà văn rút ngắn khoảng cách của quá khứ xa xưa bằng điểm nhìn trần thuật bên trong. Những nhân vật lịch sử như chúa Trịnh Sâm, Đặng Thị Huệ, Đặng Lân, An Tư, Thoát Hoan đều được khai thác ở khía cạnh con người cá nhân với phương diện

đời tư. Chân dung nhân vật hiện lên trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật, được khám phá qua thế giới nội tâm phức tạp, bộn bề của tâm tư tình cảm, khát vọng, của những giằng xé mãnh liệt giữa cường quyền bạo lực và đam mê trần dục. Từ đó, nhà tiểu thuyết phát hiện ra vẻ đẹp thánh thiện bên cạnh dục tình, bạo lực và quyền uy. Vì

thế cốt truyện lấy nguồn gốc từ trong sử sách đời xưa nhưng được lí giải khá gần gũi,

đặc biệt có ý nghĩa thức tỉnh con người thời đại.

Chẳng hạn Đặng Mậu Lân từ một nhân vật của lịch sử đến nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng đã được: “Khai thác tỷ mỉ hơn, sinh động hơn. Dục vọng, tội ác… là hiện hình tính cách. Đặng Mậu Lân như một con thú dữ khát mồi. Hắn coi thường kỷ cương xã hội, chà đạp lên đạo lý, sống dã man, tàn bạo và dâm loạn…” [54, 909]. Từ đó, tác giả lấy Đặng Mậu Lân làm đầu mối cho các quan hệ:

Đặng Lân – Quỳnh Hoa; Đặng Lân – Nguyễn Mại để tạo nên những xung đột khốc liệt: “Giữa sự tàn ác, thô bỉ của dục vọng với vẻ đẹp mềm mại và tình yêu thơ mộng, giữa tội ác và công lý” [54, 910].

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn trên tri tân tạp chí (Trang 86)