Phân tích các chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng (Trang 72)

6. Những đóng góp mới của luận văn

2.2.6 Phân tích các chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

2.2.6.1 Chỉ tiêu về kết quả kinh doanh

Phân tích các chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ thƣờng xuyên bất kỳ doanh nghiệp nào phải luôn coi trọng. Kết quả kinh doanh phản ảnh hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận thu đƣợc hay tổn thất mất mát mà doanh nghiệp phải chịu do quá trình kinh doanh đem lại. Trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch hay đẩy mạnh mở rộng sản xuất kinh doanh.

Chúng ta xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Vinatex Da nang qua bảng số liệu nhƣ sau:

Bảng 2.18: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vinatex Da Nang

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

1. Doanh thu 347,29 385,69 360,02 377,51

2. Các khoản giảm trừ 1,12 0 0,03 0,04

3. Doanh thu thuần 346,17 385,69 358,99 377,47

4. Giá vốn hàng bán 298,37 353,22 322,56 321,56 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 46,64 32,47 36,43 55,91 6. Doanh thu hoạt động tài chính 8,12 12,56 2,83 0,39 7. Chi phí hoạt động tài chính 14,22 15,48 15,61 10,38 - Trong đó: chi phí lãi vay 11,57 12,17 7,83 5,89

8. Chi phí bán hàng 13,6 14,14 13,18 28,15

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25,77 15,63 12,6 15,55 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

K.doanh

1,18 -0,22 -2,13 2,22

11. Thu nhập khác 0,67 4,09 26,29 2,26

12. Chi phí khác 0,02 0,56 19,39 0,45

13. Lợi nhuận khác 0,65 3,53 6,90 1,81

14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 1,83 3,31 4,77 4,03 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 0,47 0,83 0,42 0,53

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0,79 -0,12

17. Lợi nhuận sau thuế 1,36 2,48 3,56 3,62

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (đồng) 686 1.248 1.793 1.821

Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2009-2012

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là may mặc gia công hàng xuất khẩu qua thị trƣờng các nƣớc Mỹ, Nhật, Đài Loan….Trong những năm vừa qua kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam trong đó có ngành dệt may. Tuy nhiên tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tiếp tục ổn định và từng bƣớc phát

triển, doanh số có giảm trong năm 2011, nhƣng năm 2012 đã tăng trở lại doanh thu thuần đạt 377,47 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2011, tăng 8,7% so với năm 2009.

- Về chỉ tiêu giá vốn hàng bán, là giá cả nguyên vật liệu, chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm sản xuất biến động theo chiều hƣớng tốt, năm 2009 giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ 86,3% doanh thu thuần, năm 2010 tỷ lệ 91,6%, đến năm 2012 tỷ lệ còn 85,1%. Điều này chứng tỏ công ty đảm bảo ổn định đƣợc nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu và các chi phí đầu vào, mặc dù chỉ số giá cả chung cả nƣớc trong năm 2011, 2012 ở mức cao.

- Đối với các khoản chi phí:

+ Chi phí lãi vay giảm liên tục qua các năm từ 11,57 tỷ đồng năm 2009 xuống còn 5,89 tỷ đồng của năm 2012. Bên cạnh chính sách giảm lãi suất của Nhà nƣớc, ngân hàng, công ty đã điều chỉnh tăng nguồn chiếm dụng giảm bớt các khoản nợ ngân hàng để giảm chi phí cho doanh nghiệp.

+ Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp liên quan đến con ngƣời và tiêu thụ sản phẩm. Chi phí bán hàng tăng từ 13,6 tỷ đồng năm 2009 lên 28,5 tỷ đồng năm 2012, điều này thể hiện công ty chú ý vào hoạt động giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty có điều chỉnh theo Nghị quyết đại hội cổ đông hàng năm, bắt đầu từ năm 2010 chế lƣơng, thƣởng bộ phận quản lý gắn với hiệu quả công việc và kết quả kinh doanh.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: áp dụng mức thuế suất 25%, công ty đƣợc miễn giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2008-2012. Hiện nay thực hiện một số Chính sách, Thông tƣ hƣớng dẫn của Nhà nƣớc hỗ trợ về miễn, giãn thời gian nộp thuế đã tạo điều kiện hơn cho công ty trong nguồn vốn kinh doanh.

- Trong 4 năm từ năm 2009-2012, lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh công ty bị thua lỗ năm 2010 và 2011, tuy nhiên kết quả sản xuất kinh doanh chung công ty đều có lãi, lợi nhuận sau thuế năm 2009 đạt 1,36 tỷ đồng, năm 2010 là 2,48 tỷ đồng, năm 2011 là 3,56 tỷ đồng, đến năm 2012 tăng lên 3,62 tỷ đồng. Số lợi nhuận này tuy chƣa nhiều nhƣng đây là sự cố gắng lớn của công ty trong tình hình khó khăn kinh tế chung của các doanh nghiệp Việt Nam.

- Lãi trên cổ phiếu của công ty liên tục tăng theo kết quả kinh doanh, năm 2009 lãi 686 đồng/01 cổ phiếu, năm 2010 lãi 1.248 đồng/01 cổ phiếu, năm 2011 lãi 1.793 đồng/01 cổ phiếu và trong năm 2012 đạt cao nhất 1.821 đồng/01 cổ phiếu.

* Tình hình các chỉ tiêu về kết quả SXKD của công ty với 4 doanh nghiệp may mặc lớn của Thành phố năm 2012 nhƣ sau:

Bảng 2.19: So sánh các chỉ tiêu về kết quả SXKD của các DN dệt may Thành phố năm 2012 Chỉ tiêu Doanh thu thuần (tỷ đồng) Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) Lãi cơ bản trên cổ phiếu (đồng) Tổng tài sản bình quân (tỷ đồng) 1. Công ty Vinatex Đà Nẵng 377,47 3,62 1.821 165,97 2. Công ty CP Dệt may Hòa Thọ 1.976,67 50,11 2.981 856,78 3. Công ty CP Dệt may 29/3 332,94 8,24 2.184 233,21 4. Công ty CP Dệt Hòa

Khánh-ĐN

129,50 1,90 953 119,31

5. Công ty CP Phong Phú Sơn Trà 189,63 -1,29 -647 363,32

Nhìn vào bảng số liệu 2.19 cho thấy kết quả kinh doanh của công ty Vinatex Đà Nẵng trong năm 2012 đạt khá tốt, chỉ số doanh thu đứng thứ 2/5 đơn vị, lãi sau thuế và lãi cơ bản trên cổ phiếu đứng thứ 3/5 đơn vị. Với nguồn vốn chủ sở hữu, tổng tài sản tƣơng đối thấp trong khi đó về doanh số, lợi nhuận đạt nhƣ trên chứng tỏ hiệu quả nguồn vốn kinh doanh công ty đạt kết quả khá tốt.

2.2.6.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của công ty bên cạnh kết quả thu đƣợc chúng ta phân tích tính toán xem các khoản thu đƣợc so với chi phí bỏ ra là bao nhiêu, chênh lệch giữa đầu ra và đầu vào chính là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu đầu ra lớn hơn chi phí đầu vào doanh nghiệp có lãi hay lợi nhuận và ngƣợc lại là doanh nghiệp thua lỗ. Các chỉ tiêu sử dụng để tính toán đƣợc thể hiện qua tổng số liệu nhƣ sau:

Bảng 2.20: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Vinatex Da Nang

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

1. Tổng tài sản bình quân (tỷ đồng) 205,82 202,70 173,44 165,98 2. Vốn CSH bình quân (tỷ đồng) 24,56 25,52 27,55 27,73 3. Doanh thu thuần (tỷ đồng) 346,17 385,69 358,99 377,47 4. Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 1,36 2,48 3,56 3,62 5. Vòng quay vốn SX (vòng) (=3/1) 1,68 1,90 2,07 2,27 6. Hệ số sinh lợi trên doanh thu (%)

(=4/3)

0,39 0,64 0,99 0,96

7. Hệ số sinh lợi của tài sản (ROA) (%) (=4/1)

0,66 1,22 2,05 2,18

8. Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) (%) (=4/2)

5,54 9,72 12,92 13,05

- Chỉ tiêu về vòng quay vốn sản xuất: năm 2009 là 1,68 đồng, có nghĩa là cứ 01 đồng tài sản tạo ra đƣợc 1,68 đồng doanh thu, năm 2010 tăng lên 1,90 đồng, năm 2011 tăng tiếp lên 2,07 đồng, và năm 2012 tăng lên cao nhất trong vòng 4 năm là 2,27 đồng. Nhƣ vậy có thể đánh giá hiệu quả tổng nguồn vốn công ty ngày càng tốt, bên cạnh doanh thu tăng lên hàng năm thì giá trị tổng tài sản giảm xuống, do công ty thanh toán giảm bớt các khoản nợ, nhất là nợ vay ngân hàng.

- Hệ số sinh lợi trên doanh thu của công ty tăng lên nhanh từ năm 2009- 2012 với tỷ lệ nhƣ sau: năm 2009 là 0,39%, năm 2010 là 0,64% và tăng cho đến năm 2012 là 0,96%. Nhìn vào số liệu này ta nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh công ty có dấu hiệu tốt lên, nhờ lợi nhuận thu đƣợc tăng trong các năm gần đây.

- Hệ số sinh lợi trên tổng tài sản tăng lên nhanh chóng từ năm 2009 đến năm 2012. Năm 2009 cứ 100 đồng tài sản tạo ra đƣợc 0,66 đồng lợi nhuận, năm 2010 tạo ra đƣợc 1,22 đồng lợi nhuận, năm 2011 tạo ra 2,05 đồng lợi nhuận và năm 2012 đã tạo ra đƣợc 2,18 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này nói lên hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty ngày càng cao, với cơ cấu tài sản giảm nhƣng lợi nhuận vẫn đạt kết quả tăng lên qua các năm.

- Hệ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, đây là chỉ tiêu rất quan trọng để so sánh đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty với các doanh nghiệp khác trong ngành cũng nhƣ ngoài ngành, và là thông tin thƣờng sử dụng để công bố trên thị trƣờng chứng khoán. Năm 2009 chỉ số này là 5,54%, năm 2010 là 9,72%, năm 2011 là 12,92% và trong năm 2012 là 13,05%. Nhìn vào số liệu này có thể nói hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu công ty tăng, đặc biệt năm 2011 và năm 2012. Với số vốn cổ phần đóng góp, công ty bỏ ra 100 đồng sau 01 năm tạo ra đƣợc thấp nhất 5,54 đồng và cao nhất là 13,05 đồng.

Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu diễn biến qua 4 năm xu hƣớng ngày càng tốt, nhƣng kết quả này còn thấp so với các đơn vị khác, tuy nhiên đây là nỗ lực đáng khen của công ty trong thời gian qua.

* Ngoài ra chúng ta phân tích thêm một số chỉ tiêu về hiệu quả tài chính của công ty để thấy hiệu quả tài chính ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến việc đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của công ty qua số liệu bảng sau:

Bảng 2.21 : Một số chỉ tiêu về hiệu quả tài chính Vinatex Danang

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

1. Tổng tài sản bình quân (tỷ đồng) 205,82 202,69 173,43 165,97 2. Tổng nợ phải trả bình quân (tỷ đồng) 181,26 177,18 145,45 137,43 3. Vốn CSH bình quân (tỷ đồng) 24,56 25,515 27,55 27,73 4. Chi phí lãi vay (tỷ đồng) 11,57 12,17 7,83 5,89 5. Lợi nhuận trƣớc thuế (tỷ đồng) 1,83 3,31 4,77 4,03

6. EBIT (tỷ đồng) (=4+5) 13,40 15,48 12,60 9,92

7. Hệ số tự tài trợ (%) (=3/1) 11,93 12,59 15,88 16,71 8. Đòn bẩy tài chính (lần) (=2/3) 7,38 6,94 5,28 4,96 9. Lãi vay bình quân (%) (=4/2) 6,38 6,87 5,38 4,29

10. Khả năng thanh toán lãi vay (lần) (6/4) 1,16 1,27 1,61 1,68

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009-2012, tính toán của tác giả

- Qua số liệu bảng trên ta thấy: Hệ số tự tài trợ đã tăng đều từ năm 2009-2012, tuy nhiên vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản còn thấp. Khả năng thanh toán lãi vay luôn lớn hơn 1 qua 4 năm, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn công ty có cải thiện, công ty không chỉ dùng lợi nhuận để trả nợ mà còn tạo phần tích lũy vốn cho công ty.

* Tình hình các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính của công ty Vinatex Đà Nẵng với 4 doanh nghiệp dệt may lớn của Thành phố Đà nẵng năm 2012.

Bảng 2.22: So sánh các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính của các DN năm 2012 Chỉ tiêu Hệ số sinh lời vốn CSH ROE (%) Hệ số sinh lời tài sản ROA (%) Đòn bẩy tài chính (đồng) Hệ số tự tài trợ (%) 1. Công ty Vinatex Đà Nẵng 13,05 2,18 4,96 16,71

2. Công ty CP Dệt may Hòa Thọ 23,30 5,85 2,92 25,12

3. Công ty CP Dệt may 29/3 15,13 3,80 2,97 25,11

4. Công ty CP Dệt Hòa Khánh-ĐN 7,94 1,66 3,96 20,87

5. Công ty CP Phong Phú Sơn Trà - - 19,17 4,96

- Qua bảng số liệu cho thấy các chỉ tiêu về tài chính của công ty Vinatex Đà nẵng năm 2012 ở mức trung bình so với các doanh nghiệp dệt may cùng ngành, trong đó chỉ số quan trọng là hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ đạt 13,05%, cũng chỉ xấp xỉ lãi suất vay ngân hàng hiện nay 12- 13%/năm, thấp hơn nếu so với mức lãi suất ngân hàng Công ty Dệt may Hòa Thọ và Công ty Dệt may 29/3 nhƣng so với 2 doanh nghiệp còn lại và so với tình hình khó khăn chung của các doanh nghiệp thì kết quả trên là đầy cố gắng, đáng mừng.

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA VINATEX DANANG

2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc

2.3.1.1 Về cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn

Nguồn vốn của công ty từ năm 2009-2012 biến động theo hƣớng tích cực, cơ cấu các khoản nợ giảm mạnh, trong đó đáng chú ý là khoản nợ ngắn hạn, nợ vay tín dụng ngân hàng giảm rõ rệt, từ tỷ lệ 62,68% năm 2009 xuống còn 47,35% năm 2012. Điều này giúp công ty tiết kiệm đƣợc 5,68 tỷ đồng tiền lãi vay của năm 2012 so với năm 2009. Nguồn vốn chủ sở hữu tuy chiếm

tỷ trọng thấp trong cơ cấu nguồn vốn nhƣng tăng hàng năm. Với kết quả trên góp phần cho nguồn kinh doanh công ty tăng lên, hiệu quả sử dụng vốn tăng lên, giảm bớt sự phụ thuộc về vốn từ bên ngoài.

Về sử dụng vốn trong các năm qua diễn biến chiều hƣớng tốt, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho đều giảm mạnh. Các chỉ số về kỳ thu tiền bình quân, vòng quay hàng tồn kho giảm và duy trì mức độ cho phép đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra ổn định và liên tục, nhất là thực tế tình trạng khó khăn về vốn chủ sở hữu hiện nay, công ty đã biết cách tiết kiệm, phát huy các nguồn vốn chiếm dụng, giảm nguồn vốn huy động từ bên ngoài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

2.3.1.2 Về vốn cố định

Vốn cố định không biến động nhiều trong 4 năm từ 2009-2012, chỉ có trong năm 2012 công ty đầu tƣ 13 tỷ đồng mua sắm mới TSCĐ làm giá trị TSCĐ tăng, tỷ lệ TSCĐ 36,54% năm 2012 so với 25,67% năm 2009. Các chỉ số hiệu suất TSCĐ, hệ số đảm nhiệm TSCĐ, hệ số sinh lời TSCĐ đều tăng liên tục trong 4 năm, chứng tỏ hiệu quả của vốn cố định ngày càng tốt và đạt hiệu quả cao.

2.3.1.3 Về vốn lưu động

Vốn lƣu động bình quân của công ty xu hƣớng giảm dần từ năm 2009- 2012, nguyên nhân là do 2 chỉ tiêu cơ bản hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn giảm, đây là điều tích cực giúp công ty đẩy nhanh vốn lƣu động dùng cho sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm VLĐ giảm, số vòng quay VLĐ tăng, tỷ suất sinh lợi VLĐ tăng. Điều này cho thấy cơ cấu nguồn vốn lƣu động công ty từng bƣớc đƣợc hợp lý, sử dụng VLĐ hiệu quả hơn không chỉ so sánh diễn biến qua các năm mà còn so sánh với các doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may trên địa bàn. Ngoài ra các chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty đạt chỉ số tƣơng

đối tốt, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ trong quá trình hoạt động kinh doanh.

2.3.2 Tồn tại, hạn chế

2.3.1.1 Về cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn

Trong nguồn vốn của công ty, khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng quá cao 89,15% năm 2009, đến năm 2012 còn 83,48% tổng nguồn vốn. Trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu, nhất là khoản nợ vay ngắn hạn, bởi vì khoản nợ này có thời hạn dƣới 01 năm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ, khả năng thanh toán, nguồn vốn lƣu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh đơn vị. Do các khoản nợ còn cao cũng dẫn đến lãi, lợi nhuận công ty trong các năm qua đạt thấp, các hệ số nợ trên tổng tài sản, nợ trên vốn cổ phần cao so với các đơn vị dệt may cùng ngành trong năm 2012.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)