6. Những đóng góp mới của luận văn
2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả nguồn vốn
2.2.3.1 Chỉ tiêu hiệu quả tổng nguồn vốn
Hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn phản ánh năng lực khai thác sử dụng toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí và thƣờng dùng các chỉ tiêu:
- Tỷ suất doanh lợi trên tổng nguồn vốn
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu về hiệu quả toàn bộ nguồn vốn của Vinatex Da Nang
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
1. Tổng nguồn vốn bình quân (tỷ đồng) 205,82 202,69 173,43 165,97 2. Doanh thu thuần (tỷ đồng) 346,17 385,69 358,99 377,47 3. Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 1,36 2,48 3,56 3,62 4. Vòng quay toàn bộ nguồn vốn
(vòng) (=2/1)
1,68 1,90 2,07 2,27
5. Hệ số sinh lợi trên toàn bộ vốn (%) (=3/1)
0,66 1,22 2,05 2,18
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009-2012 và tính toán tác giả
- Bảng số liệu cho thấy chỉ tiêu vòng quay tổng nguồn vốn tăng từ năm 2009-2012, cao nhất là năm 2012 đạt 2,27 vòng; hệ số sinh lợi trên tổng nguồn vốn tăng theo, từ 0,66% năm 2009 lên 2,18% của năm 2012. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn của công ty ngày càng tăng.
2.2.3.2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định của công ty đƣợc dùng để đầu tƣ vào tài sản cố định, khi hiệu quả sử dụng TSCĐ cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã làm cho đồng vốn đầu tƣ có hiệu quả và nhu cầu về vốn cố định sẽ giảm, do đó sẽ cần ít vốn hơn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Đối với công ty chuyên ngành dệt may xuất khẩu, tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định chúng ta dựa vào một số chỉ tiêu:
+ Hệ số sử dụng tài sản cố định + Hệ số đảm nhiệm tài sản cố định + Hệ số sinh lời TSCĐ
- Tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty từ năm 2009-2012 đƣợc thể hiện qua bảng số liệu nhƣ sau:
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng TSCĐ của Vinatex Da Nang
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
1. Doanh thu thuần (tỷ đồng) 346,17 385,69 358,99 377,47 2. Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 1,36 2,48 3,56 3,62 3. TSCĐ bình quân (tỷ đồng) 131,15 126,13 131,12 144,15 4. TSCĐ mới đƣa vào sử dụng (tỷ đồng) 0,63 5,08 9,1 13,06 5. Hao mòn lũy kế (tỷ đồng) 75,45 77,25 79,44 84,32 6. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (lần) (=1/3) 2,64 3,06 2,74 2,62 7. Hệ số đảm nhiệm TSCĐ (%) (=3/1) 37,89 32,70 36,52 38,19 8. Hệ số hao mòn (%) (=5/3) 57,53 61,25 60,59 58,49 9. Hệ số đổi mới TSCĐ (%) (=4/3) 0,480 4,028 6,940 9,060 10. Hệ số sinh lời của TSCĐ (%) (=2/3) 1,04 1,97 2,72 2,51
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009-2012 và tính toán tác giả
- Tài sản cố định hàng năm của công ty qua các năm 2009-2012 đều có đầu tƣ mua sắm mới và có chiều hƣớng tăng mạnh trong những năm gần đây, năm 2009 giá trị đầu tƣ mới chỉ có 0,63 tỷ đồng, đến năm 2012 tăng lên 13,06 tỷ đồng, tài sản này chủ yếu là móc móc thiết bị, dây chuyền phục vụ sản xuất của công ty.
- Về trích khấu hao của công ty đƣợc tính theo phƣơng pháp đƣờng thẳng dựa trên thời gian hữu dụng của tài sản. Mức khấu hao phù hợp với Thông tƣ số 203/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính. Tính đến ngày 31/12/2012 nguyên giá TSCĐ đã khấu hao hết nhƣng vẫn còn sử dụng là 39,22 tỷ đồng.
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ là chỉ tiêu phản ánh một đồng TSCĐ theo nguyên giá tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần, hệ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả vốn cố định càng cao. Năm 2009 thì 01 đồng TSCĐ tạo ra 2,64 đồng doanh thu, năm 2010 chỉ tiêu này tăng lên cao nhất trong 4 năm là 3,06 đồng, năm 2011 là 2,74 đồng, năm 2012 còn 2,62 đồng doanh thu. Hệ số có giảm nhƣng đây là kết quả tƣơng đối tốt, bên cạnh chỉ số doanh thu tăng thì chỉ số về TSCĐ có tăng theo, điều này chứng tỏ công ty đã chú trọng tập trung đầu tƣ trang bị cho TSCĐ mới của doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu sản xuất.
- Về hệ số đảm nhiệm của TSCĐ không biến động nhiều trong 4 năm qua, năm 2009 hệ số là 37,89%, năm 2012 hệ số là 38,19%.
- Hệ số hao mòn công ty tăng cao nhất là trong năm 2010 với tỷ lệ 62,25%, bƣớc qua năm 2011 giảm còn 60,58% tiếp tục giảm năm 2012 còn 58,49% do công ty mua sắm mới TSCĐ tăng mạnh trong năm. Hệ số này càng cao chứng tỏ tình trạng máy móc thiết bị công ty cũ kỹ, thực tế thì đến cuối năm 2012 nguyên giá TSCĐ đã khấu hao hết nhƣng còn sử dụng là 39,22 tỷ đồng.
- Hệ số đổi mới TSCĐ tăng từ 0,48% năm 2009 lên đến 6,94% năm 2011 và 9,01% năm 2012, thể hiện tình trạng máy móc thiết bị của công ty ngày càng đổi mới thay thế bớt những TSCĐ cũ đã lạc hậu.
- Một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả TSCĐ là hệ số sinh lời, chỉ tiêu này nói lên cứ 01 đồng TSCĐ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ số này càng lớn càng tốt. Về chỉ số hệ số sinh lời của công ty trong 4 năm qua nhìn chung đạt thấp tuy nhiên dấu hiệu tốt dần lên trong những năm sau. Năm 2009 thì 100 đồng TSCĐ tạo ra 1,04 đồng lợi nhuận, năm 2010 tạo ra 1,97 đồng lợi nhuận, năm 2011 tăng cao nhất 2,72 đồng, năm 2012 giảm còn 2,51 đồng lợi nhuận.
2.2.3.2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lƣu động là giá trị những tài sản lƣu động mà công ty đầu tƣ vào quá trình sản xuất kinh doanh, đó là vốn bằng tiền để mua sắm tài sản lƣu động nhằm đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục, thƣờng xuyên. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lƣu động, ta thƣờng dùng các chỉ tiêu sau: - Cơ cấu nguồn vốn lƣu động
- Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động - Số vòng quay vốn lƣu động
- Số ngày luân chuyển của một vòng vay VLĐ - Hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động
Bảng 2.12: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng VLĐ của Vinatex Da nang
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
1. Doanh thu thuần (tỷ đồng) 346,17 385,69 358,99 377,47 2. Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 1,36 2,48 3,56 3,62 3. Vốn lƣu động bình quân (tỷ đồng) 131,31 131,10 109,55 103,47 4. Hệ số đảm nhiệm VLĐ (lần) (=3/1) 0,38 0,34 0,31 0,27 5. Số vòng quay VLĐ (vòng) (=1/3) 2,64 2,94 3,28 3,65 6. Số ngày luân chuyển 01 vòng quay
VLĐ (ngày)
136,56 122,36 109,85 98,68
7. Tỷ suất lợi nhuận của VLĐ (%) (=2/3) 0,01 0,02 0,03 0,03
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009-2012
- Vốn lƣu động bình quân của công ty giảm liên tục từ năm 2009-2012, trong đó mức giảm thấp nhất trong năm 2012 còn 103,47 tỷ đồng.
- Hệ số đảm nhiệm VLĐ phản ánh 01 đồng VLĐ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu, năm 2009 0,38 đồng VLĐ tạo ra đƣợc 01 đồng doanh thu, đến năm 2012 chỉ cần 0,27 đồng VLĐ tạo ra đƣợc 01 đồng doanh thu. Điều này chứng tỏ hiệu quả đồng vốn lƣu động của công ty ngày càng tốt, công ty
khai thác sử dụng hợp lý các nguồn vốn lƣu động vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lƣu động phản ánh trong 01 năm vốn lƣu động quay đƣợc bao nhiêu vòng. Tình hình của công ty diễn biến qua 4 năm xu hƣớng tăng từ 2,64 vòng năm 2009, lên 2,94 vòng năm 2010, 3,28 vòng năm 2011 và tăng lên 3,65 vòng năm 2012. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của công ty đƣợc cải thiện và tăng lên.
- Chỉ tiêu số ngày luân chuyển của 01 vòng quay vốn lƣu động theo số liệu nêu trên ta nhận thấy tình hình sử dụng vốn lƣu động của công ty ngày càng tốt lên, số ngày luân chuyển giảm từ 136,56 ngày năm 2009 xuống còn 98,68 ngày năm 2012.
- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của vốn lƣu động nói lên để tạo 01 đồng lợi nhuận cần bao nhiêu đồng vốn lƣu động. Số liệu năm 2009, cứ 01 đồng vốn lƣu động tạo ra đƣợc 0,01 đồng lợi nhuận, đến năm 2012 chỉ số này đã tăng lên 0,03 đồng lợi nhuận.
Qua số liệu phân tích về hiệu quả sử dụng VLĐ trong 4 năm từ năm 2009-2012, có thể đánh giá tình hình sử dụng VLĐ của công ty ngày càng hiệu quả, đây là tín hiệu tốt, công ty có thể tính toán giảm số lƣợng vốn vay để tiết kiệm chi phí hoặc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình. * Tình hình chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn của công ty Vinatex Đà Nẵng với 4 doanh nghiệp dệt may lớn của Thành phố năm 2012 nhƣ sau:
Bảng 2.13: So sánh các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp dệt may Thành phố năm 2012
(Số liệu 31/12) Chỉ tiêu Số vòng quay toàn bộ vốn (vòng) Hệ số sinh lời trên toàn bộ vốn (%) Hiệu suất sử dụng TSCĐ (lần) Hệ số đảm nhiệm VLĐ (%) 1. Công ty Vinatex Đà Nẵng 2,27 2,18 2,62 27,4
2. Công ty CP Dệt may Hòa Thọ 2,03 5,15 3,07 28,5 3. Công ty CP Dệt may 29/3 1,43 3,79 2,37 69,9
4. Công ty CP Dệt Hòa Khánh-ĐN 1,13 1,65 2,49 49,8 5. Công ty CP Phong Phú Sơn Trà 0,52 - 0,46 44,8
Nguồn: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp năm 2012 và tính toán tác giả
Nhìn số liệu bảng chúng ta thấy, chỉ số hệ số đảm nhiệm VLĐ của công ty có hiệu quả cao nhất trong 5 doanh nghiệp; chỉ số vòng quay toàn bộ vốn và hiệu suất sử dụng TSCĐ công ty Vinatex xếp thứ 2/5 đơn vị, hệ số sinh lời xếp thứ 3/5 doanh nghiệp. Các chỉ số này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong năm 2012 tăng và đạt hiệu quả tốt.