Nghĩa của việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng (Trang 34)

6. Những đóng góp mới của luận văn

1.2.4 nghĩa của việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trƣờng, quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải có những chiến lƣợc, kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, linh hoạt, đúng đắn. Trong đó, chiến lƣợc về vốn, phân tích hiệu quả sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh là yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải luôn quan tâm và chú trọng. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp biết đƣợc tình hình, khả năng, độ an toàn tài chính của đơn vị mình nhƣ thế nào, đủ các nguồn vốn để đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, máy móc hay không, nếu xảy ra bất hợp lý thì giải pháp khắc phục các nguồn tài trợ để đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đạt đƣợc mục tiêu gia tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu, tăng năng suất lao động và nâng cao đƣợc uy tín của đơn vị trên thƣơng trƣờng. Nhƣ vậy, việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không những mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và ngƣời lao động mà còn ảnh hƣởng tác động đến nền kinh tế và xã hội. Do vậy, doanh nghiệp phải hết sức chú ý quan tâm phân tích tìm các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng của doanh nghiệp.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINATEX ĐÀ NẴNG

2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN VINATEX ĐÀ NẴNG 2.1.1 Thông tin chung

Tên công ty : Công ty cổ phẩn Vinatex Đà Nẵng

Tên tiếng Anh : Vinatex Da Nang Joint stock Corporation Tên viết tắt : Vinatex Danang

Trụ sở chính : 25 Trần Quý Cáp, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng Điện thoại : (84.511) .3823725

Fax : (84.511) 3823367 Email : vinatexdn@dng.vnn.vn

Website : www. Vinatexdn.com.vn Logo của công ty :

Hình 2.1 Giá trị thương hiệu của Công ty

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng (gọi tắt là Vinatex Da Nang) tiền thân trƣớc đây là công ty sản xuất-xuất nhập khẩu dệt may Đà Nẵng (Doanh nghiệp Nhà nƣớc) đƣợc thành lập theo quyết định số 299/QĐ-TCCB ngày 28/01/2002 của Bộ Công nghiệp.

Ngày 23/11/2004 thực hiện quyết định số 142/2004/QĐ-BCN của Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp, công ty tiến hành cổ phần hóa theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203000715 ngày 8/8/2005 của Sở Kế hoạch Đầu tƣ Thành phố Đà Nẵng cấp, với vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng. Tháng 12/2006, Công ty phát hành 10 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng theo nghị quyết Đại hội cổ đông lần 2 ngày 7/9/2006.

Ngày 01/7/2008 công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng, tính 31/12/2012 vốn Nhà nƣớc chỉ còn nắm giữ 30%.

Tổng lao động tính đến cuối năm 2012 là 2.736 ngƣời (lao động nữ 2.267 ngƣời)

Sản phẩm SX: áo Jacket, quần áo sơ mi, thể thao, trẻ em, bảo hộ lao động…

Thị trƣờng chính: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Đài Loan…

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty

2.1.3.1. Chức năng

- Tiến hành sản xuất kinh doanh các sản phẩm may mặc để đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong và ngoài nƣớc.

- Xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc, nguyên vật liệu phục vụ cho may mặc kinh doanh linh kiện thiết bị phụ tùng liên quan đến ngành may.

- Tổ chức gia công chế biến theo đơn hàng của của các tổ chức, cá nhân. - Đồng thời nhiệm vụ đặt ra cho Công ty là:

+ Tham gia xuất khẩu trực tiếp, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm thông qua các hoạt động marketing, với tinh thần chủ động tìm khách hàng đảm bảo chất lƣợng uy tín tạo sự thu hút của khách hàng.

+ Áp dụng tin học trong công tác quản lý

+ Đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật nghề may đảm bảo chất lƣợng đào tạo.

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc

2.1.3.2. Nhiệm vụ

- Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu trực tiếp, gián tiếp đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong hiện tại và tƣơng lai.

- Tuân thủ chính sách xuất nhập khẩu, giao dịch đối ngoại do Nhà nƣớc quy định.

- Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động.

- Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý có năng lực có thể đáp ứng nhiệm vụ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, công nhân kỹ thuật có tay nghề sẽ làm chủ đƣợc công nghệ, nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến tăng năng suất giảm bớt sức ngƣời.

- Nộp thuế trực tiếp cho Nhà nƣớc tại địa phƣơng và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Pháp luật.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức

Tổ chức mô hình theo sơ đồ trực tuyến sau:

Quan hệ trực tuyến

Theo quan hệ trực tuyến cơ quan cao nhất là đại hội cổ đông rồi đến hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, ban kiểm soát rồi đến các phòng ban chức năng các bộ phận đơn vị trực thuộc để thực thi nhiệm vụ quyền hạn điều hành hoạt động công ty, đảm bảo đạt kế hoạch nghị quyết công ty đã đề ra.

Quan hệ chức năng

Đây là quan hệ giữa các phòng ban với các bộ phận trực tuyến. Các phòng chức năng đƣợc sự ủy nhiệm của tổng giám đốc chỉ đạo các hoạt động nghiệp vụ của mình, không có quyền đƣa ra các quyết định và chỉ đạo các đơn vị ở tuyến khác.

2.1.5 Cơ cấu hoạt động

2.1.5.1 Đại hội cổ đông

Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, đƣợc tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

2.1.5.2 Hội đồng quản trị

Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát tổng giám đốc và các ngƣời quản lý khác trong công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do pháp luật và điều lệ công ty, các quy chế nội bộ, nghị quyết công ty quy định.

2.1.5.3 Ban kiểm soát

Là cơ quan do đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của hội đồng quản trị, hoạt động điều hành của tổng giám đốc trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính Ban kiểm soát hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và tổng giám đốc.

2.1.5.4 Ban Tổng giám đốc

Gồm Tổng giám đốc và 02 phó tổng giám đốc (01 phó TGĐ phụ trách sản xuất và 01 phó TGĐ phụ trách kinh doanh. Ban TGĐ có nhiệm vụ:

- Tổ chức điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, nghị quyết của đại hội cổ đông, điều lệ công ty và tuân thủ pháp luật.

- Xây dựng và trình hội đồng quản trị các quy chế quản lý và điều hành nội bộ, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của công ty.

- Đề nghị hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật đối với phó tổng giám đốc, kế toán trƣởng, trƣởng các chi nhánh, văn phòng đại điện của công ty.

- Ký kết thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật.

- Báo cáo hội đồng quản trị về tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng quản trị, đại hội cổ đông và pháp luật về những sai phạm gây tổn thất công ty.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật và điều lệ công ty. - Tổng giám đốc: là ngƣời điều hành quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đƣợc giao.

- Phó Tổng giám đốc: Các phó tổng giám đốc giúp việc cho TGĐ và chịu trách nhiệm trƣớc TGĐ về các nội dung công việc đƣợc phân công, chủ động giải quyết thực hiện các công việc đƣợc tổng giám đốc ủy quyền theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

* Các phòng ban chức năng

- Phòng Tổ chức hành chính

ngày công làm việc, thực hiện chế độ đối với ngƣời lao động, tham mƣu cho Giám đốc về việc tuyển lao động, ra quyết định về nhân sự và phân công lao động hợp lý.

Đề xuất các kế hoạch, phƣơng án tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực. Quản lý điều hành công tác tổ chức tổng hợp, tiếp nhận và thuyên chuyển công tác, thôi việc, hƣu trí mất sức, làm thủ tục đi công tác nƣớc ngoài cho cán bộ công nhân viên. Tham gia phê duyệt phƣơng án tổ chức, phƣơng án tiền lƣơng.

- Phòng Kế toán tài chính

Tham mƣu cho Ban lãnh đạo và kiểm tra giám sát về lĩnh vực tài chính kế toán toàn công ty; chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán.

Lập các báo cáo tài chính định kỳ theo quy định của pháp luật.

Xây dựng kế hoạch tài chính cho từng đơn vị, phòng ban trên cơ sở kế hoạch định mức sử dụng vốn của từng đơn vị và của toàn công ty.

- Phòng kinh doanh

Có trách nhiệm điều tra nghiên cứu thị trƣờng kết hợp với năng lực sản xuất của Công ty để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tham gia đàm phán, soạn thảo, tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế. Theo dõi và triển khai thực hiện các đơn đặt hàng kinh doanh. Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Mở rộng việc khai thác thị trƣờng mới và khai thác đơn hàng gia công.

- Phòng kế hoạch thị trường

Hoạch định kế hoạch sản xuất phù hợp với năng lực của công ty và của từng đơn vị trực thuộc.Tham gia đàm phán, soạn thảo và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế. Khai thác, quản lý, điều phối và theo dõi thực hiện các

đơn hàng gia công, hoạt động xuất nhập khẩu và điều hành các phƣơng tiện vận tải.

- Phòng kỹ thuật công nghệ

Kiểm tra giám sát qui trình sản xuất của các đơn vị trực thuộc và các cơ sở do công ty đƣa hàng ra ngoài gia công. Tham gia duyệt mẫu sản phẩm trƣớc khi đƣa vào sản xuất, thiết kế mẫu mã theo đơn đặt hàng, đƣa ra sản phẩm vừa ý nhất cho khách hàng. Hƣớng dẫn chi tiết công nghệ cho phòng kỹ thuật của các phân xƣởng theo từng đơn hàng, đảm bảo quy trình kỹ thuật may theo đúng yêu cầu của khách hàng. Tổ chức nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật công nghệ và áp dụng công nghệ mới vào qui trình sản xuất của toàn công ty. Trực tiếp đàm phán, giao dịch với khách hàng trong công tác thiết kế mẫu, định mức nguyên vật liệu.

- Phòng QA (quản lý chất lượng)

Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm tại các đơn vị trực thuộc và các cơ sở gia công bên ngoài. Kiểm tra giám sát quá trình sản xuất nhằm đảm bảo cho sản phẩm đƣợc sản xuất ra với chất lƣợng cao, giải quyết kịp thời những phát sinh không phù hợp trong quá trình sản xuất có liên quan đến chất lƣợng sản phẩm. Tổ chức xây dựng, thực hiện các chƣơng trình quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO.

* Các đơn vị sản xuất:

Gồm các xí nghiệp may và phân xƣởng thêu tự động, đây là những đơn vị trực tiếp sản xuất sản phẩm của Công ty.

- Nhà máy may Phù Mỹ, địa chỉ Phù Mỹ - Bình Định, sản xuất dệt may xuất khẩu. Với 14 dây chuyền, 1000 công nhân.

- Nhà máy may Dung Quất – Quảng Ngãi, sản xuất kinh doanh dệt may xuất khẩu, với 24 dây chuyền, 1200 công nhân.

- Trung tâm thƣơng mại dệt may tại 153 Trƣng Nữ Vƣơng – Đà Nẵng. Kinh doanh phụ liệu, sản phẩm may mặc và hệ thống cửa hàng bán lẻ ở Miền Trung Tây nguyên, Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xí nghiệp may 1,2 B: có các nhà xƣởng XN1, XN2B, địa chỉ 25 Trần Quý Cáp – Đà Nẵng.

- Xí nghiệp may 2A, 3, 4: có các nhà xƣởng XN2A, XN3, XN4, phân xƣởng dệt thảm len trụ sở 88 Thành Sơn – Đà Nẵng

2.1.6 Đặc điểm hoạt động của công ty

2.1.6.1 Tình hình hoạt động

Trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng có 47 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành may mặc, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ có lao động dƣới 50 ngƣời chiếm 80%, doanh nghiệp có quy mô tƣơng đối lớn trên 200 lao động hiện có 5 doanh nghiệp. Hàng năm Ngành Dệt may đóng góp về giá trị sản xuất (giá 2010) khoảng hơn 3.000 tỷ đồng, giá trị kim ngạch xuất khẩu 200 triệu USD, giải quyết tạo công ăn việc làm 20.000 lao động cho Thành phố.

Trong những năm vừa qua, do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế đất nƣớc tác động làm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung gặp khó khăn. Theo số liệu tổng hợp từ Điều tra Doanh nghiệp năm 2013 của Ngành Thống kê hiện có hơn 50% doanh nghiệp thành phố bị thua lỗ năm 2012, trong đó ngành dệt may có tỷ lệ 25%. Công ty Vinatex Đà Nẵng tuy chƣa phải là đơn vị mạnh của ngành dệt may Việt Nam nhƣng đã có nhiều cố gắng nỗ lực, doanh số hàng năm đều có tăng, có lợi nhuận đặc biệt là công ty duy trì tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng ngàn ngƣời lao động với mức thu nhập bình quân khoảng 4 triệu đồng/ngƣời/tháng.

2.1.6.2 Sản phẩm kinh doanh chính

- Các sản phẩm dệt may: Công ty sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc theo hình thức gia công và FOB, với các sản phẩm chính nhƣ: áo sơ-mi, áo jacket, quần tây, áo quần thể thao.

- Đại lý và kinh doanh các thiết bị, phụ tùng nguyên vật liệu ngành dệt may - Đại lý và kinh doanh các thiết bị điện, điện lạnh- nhập khẩu.

2.1.6.3 Thị trường tiêu thụ

Với hình thức gia công và FOB các sản phẩm dệt may xuất khẩu công ty đã không ngừng đẩy mạnh và tập trung vào hoạt động xuất khẩu ra các thị trƣờng tiềm năng của ngành dệt may Việt Nam nhƣ Mỹ, Đài Loan, Nga, Pháp và các nƣớc EU khác, trong đó thị trƣờng chính đem lại nguồn doanh thu lớn cho công ty là Mỹ và Đài Loan.

Các sản phẩm may mặc do công ty thiết kế và phân phối cho thị trƣờng nội địa chủ yếu thực hiện thông qua hệ thống cửa hàng bán lẻ của Trung tâm Thƣơng mại Dệt-May ở thành phố Đà Nẵng; thị trƣờng Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã phát triển nhƣng doanh số thấp. Doanh thu sản phẩm tiêu thụ nội địa chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu tổng doanh thu và mục tiêu chính của công ty tập trung cho sản phẩm, gia công hàng xuất khẩu.

2.1.6.4 Nguyên vật liệu

Công ty nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng may mặc từ các nƣớc Trung Quốc và Thái Lan. Nguyên liệu phục vụ ngành dệt may nhƣ bông xơ đƣợc nhập từ Trung Quốc và Đài Loan, những nhà cung cấp từ các nƣớc này đều là bạn hàng lâu năm nên có sự ổn định cao trong nguồn nguyên phụ liệu để phục vụ cho sản xuất hàng FOB.

Về giá cả nguyên vật liệu không biến động nhiều, và chiếm tỷ trọng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)