6. Những đóng góp mới của luận văn
2.2.5 Phân tích các chỉ tiêu về các khả năng thanh toán
Trong kinh doanh các khoản nợ phải trả, khoản phải thu luôn làm cho các công ty lo ngại, vì vậy doanh nghiệp cần duy trì một mức vốn hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh luôn thuận lợi. Tình hình tài chính doanh nghiệp đƣợc thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán. Các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ và thƣờng dùng các chỉ tiêu sau:
- Khả năng thanh toán ngắn hạn - Khả năng thanh toán nhanh
Bảng 2.15: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Vinatex Da nang
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
1. Tài sản lƣu động (tỷ đồng) 146,89 115,3 103,79 103,15 2. Nợ ngắn hạn (tỷ đồng) 173,16 141,40 122,80 124,03 3. Các khoản phải thu (tỷ đồng) 70,34 37,28 35,94 36,85 4. Vốn bằng tiền (tỷ đồng) 6,09 9,09 12,42 5,14 5. Hệ số thanh toán ngắn hạn
(lần)(1/2)
0,85 0,82 0,85 0,83
6. Hệ số thanh toán nhanh (lần) (3+4)/(2)
0,44 0,33 0,39 0,34
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009-2012 và tính toán tác giả
- Tình hình các chỉ số về khả năng thanh toán của công ty diễn biến từ năm 2009-2012 nhƣ sau:
+ TSLĐ giảm từ 146,89 tỷ đồng năm 2009 xuống còn 103,15 tỷ đồng năm 2012.
+ Nợ ngắn hạn cũng giảm theo từ 173,16 tỷ đồng năm 2009 xuống 124,03 tỷ đồng năm 2012.
+ Vốn bằng tiền tăng trong năm 2010 và năm 2011, năm 2012 giảm khá nhiều hiện còn 5,14 tỷ đồng. Số liệu về vốn bằng tiền của công ty qua các năm là quá thấp, tính thanh khoản của công ty kém, với số tiền ít ỏi công ty khó chủ động thực hiện phƣơng án kinh doanh.
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty trong 4 năm biến động không nhiều, chỉ số 0,85 năm 2009 đến năm 2012 giảm còn 0,83. Hệ số thanh toán ngắn hạn nói lên khả năng của công ty đối với khoản nợ ngắn hạn, nhìn vào số liệu ta thấy số nợ ngắn hạn luôn luôn lớn hơn tài sản ngắn hạn hay nói cách khác là TSLĐ không đủ để các khoản nợ ngắn hạn, điều này chứng tỏ chỉ số này của công ty không tốt.
+ Hệ số thanh toán nhanh của công ty giảm từ 0,44 năm 2009 xuống còn 0,34 năm 2012. Chỉ số này nói lên nguồn vốn bằng tiền và khoản phải thu của công ty ngày càng giảm.
- Các chỉ tiêu về hệ số thanh toán của công ty diễn biến trong 4 năm từ 2009-2012 theo xu hƣớng giảm, và là dấu hiệu không tốt về tài chính, công ty thƣờng xuyên chú ý tính toán hợp lý, có thể giảm bớt nợ ngắn hạn tăng vốn bằng tiền để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra ổn định.
* Ngoài ra để đảm bảo khả năng thanh toán tốt, công ty sử dụng thêm một số chỉ tiêu đó là:
- Hệ số nợ trên tổng tài sản - Hệ số nợ trên vốn cổ phần
Bảng 2.16: Các chỉ tiêu về hệ số nợ của Vinatex Da Nang Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 1. Tổng tài sản bình quân (tỷ đồng) 205,82 202,69 173,43 165,97 2. Tổng nợ phải trả bình quân (tỷ đồng) 181,26 177,18 145,45 137,43 3. Vốn CSH bình quân (tỷ đồng) 24,56 25,515 27,55 27,73 4. Hệ số nợ tổng tài sản (lần) (=2/1) 0,88 0,87 0,84 0,83 5. Hệ số nợ vốn cổ phần (lần) (=2/3) 7,38 6,94 5,28 4,96
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009-2012 và tính toán tác giả
- Hệ số nợ tổng tài sản phản ánh cứ 01 đồng nợ thì có bao nhiêu đồng tài sản để trả nợ. Số liệu bảng trên cho thấy hệ số nợ tổng tài sản của công ty luôn nhỏ hơn 01 trong 4 năm và xu hƣớng giảm từ 0,88 lần năm 2009 xuống 0,83 lần năm 2012. Điều này thể hiện số nợ phải trả bình quân của công ty xu hƣớng giảm xuống, khả năng trả nợ bằng tài sản công ty tăng.
- Hệ số nợ vốn cổ phần của công ty từ năm 2009-2012 bắt đầu giảm và giảm khá nhiều trong năm 2011, 2012. Trong cơ cấu nguồn vốn công ty, nguồn nợ lớn hơn nhiều so với vốn doanh nghiệp bỏ ra ban đầu. Công ty chủ yếu huy động các nguồn vốn từ bên ngoài cho quá trình sản xuất kinh doanh. * So sánh các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính của công ty Vinatex với 4 doanh nghiệp dệt may lớn của Thành phố năm 2012.
Nhìn vào bảng số liệu bên dƣới cho thấy, các chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn, thanh toán nhanh của công ty nằm mức trung bình, đảm bảo đủ để thanh toán nợ phải trả. Hệ số nợ tổng tài sản ở ngƣỡng cho phép, hệ số nợ trên vốn cổ phần hơi cao so với các doanh nghiệp còn lại, bởi tình hình vốn chủ sở hữu công ty tƣơng đối thấp nhƣ đã phân tích phần trên.
Bảng 2.17: So sánh các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của các doanh nghiệp dệt may Thành phố năm 2012
(thời điểm 31/12) Chỉ tiêu Khả năng thanh toán ngắn hạn (lần) Khả năng thanh toán ngắn nhanh (lần) Hệ số nợ tổng tài sản (lần) Hệ số nợ vốn cổ phần (lần) 1. Công ty Vinatex Đà Nẵng 0,83 0,34 0,83 4,96 2. Công ty CP Dệt may Hòa Thọ 0,96 0,28 0,75 2,92 3. Công ty CP Dệt may 29/3 0,72 0,25 0,65 2,62 4. Công ty CP Dệt Hòa Khánh-ĐN 1,46 0,21 0,83 4,04 5. Công ty CP Phong Phú Sơn Trà 0,65 0,54 0,95 19,16
Nguồn: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp năm 2012 và tính toán tác giả