6. Những đóng góp mới của luận văn
3.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
3.3.2.1 Đánh giá lại tài sản cố định, phân loại sắp xếp bố trí hợp lý
Đánh giá TSCĐ là việc xác định lại các giá trị của nó tại một thời điểm nhất định. Đánh giá đúng TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình nguồn vốn cố định, bảo toàn vốn cố định.
- Để đánh giá TSCĐ có 3 phƣơng pháp đánh giá chủ yếu sau:
Thứ nhất: Đánh giá theo nguyên giá TSCĐ
Thứ hai: Đánh giá theo giá khôi phục (hay gọi là đánh giá lại)
Thứ ba: Đánh giá theo giá trị còn lại
- Tình hình TSCĐ của công ty tính đến thời điểm 31/12/2012 bao gồm: + Nhà cửa, vật kiến trúc: giá trị chiếm tỷ lệ 33,2% theo nguyên giá; 45,3% giá còn lại. Tổng diện tích sử dụng 30.000 m2 nằm 5 khu vực khác
nhau đƣợc xây dựng cách đây 10 năm, trong 4 năm qua công ty chƣa đầu tƣ xây dựng cải tạo sửa chữa gì.
+ Máy móc thiết bị, chiếm tỷ lệ 64,2% nguyên giá; 54,7% giá còn lại. Trong 4 năm từ 2009-2012 công ty đã thanh lý máy móc cũ với giá trị 12 tỷ đồng và đầu tƣ mua sắm đổi mới máy móc thiết bị hiện đại là 30 tỷ đồng. Hiện nay công ty có 74 dây chuyền sản xuất và hơn 2.500 máy may và thiết bị phục vụ sản xuất.
+ Phƣơng tiện vận tải truyền dẫn chiếm tỷ lệ 2,6% nguyên giá; 0,04% giá còn lại. Trong 4 năm, công ty không mua sắm TSCĐ loại này, gồm một số xe ô tô đã cũ.
Chỉ tiêu về hệ số hao mòn TSCĐ của công ty năm cao nhất là năm 2011 tỷ lệ 61%, hệ số đổi mới cao nhất là 9,1% năm 2012. Tính đến 31/12/2012, nguyên giá TSCĐ đã khấu hao hết nhƣng còn sử dụng là 39,22 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 27% tổng nguyên giá TSCĐ. Điều này chứng tỏ tình hình TSCĐ của công ty tƣơng đối cũ, nhiều tài sản đã lạc hậu, tuy nhiên công ty tiếp tục sử dụng vào hoạt động SXKD.
Trong các năm qua, công ty chƣa có kế hoạch kiểm kê TSCĐ một cách toàn diện, có hệ thống về tình hình TSCĐ. Các TSCĐ chỉ quản lý báo cáo theo sổ sách kế toán, tình trạng TSCĐ hiện đang sử dụng, công năng chƣa đƣợc đánh giá kiểm tra chính xác. Do đó trong thời gian đến công ty nên tổ chức kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ. Mục đích nhằm kiểm tra nguồn vốn công ty bỏ ra mua sắm TSCĐ ban đầu, giá trị khấu hao từng TSCĐ, xác định lại giá trị của những tài sản thực tế hiện nay, tài sản nào còn sử dụng tốt, công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu sản xuất; tài sản nào còn sử dụng nhƣng công nghệ lạc hậu làm giảm chất lƣợng, năng suất lao động; tài sản hƣ hỏng, phải sửa chữa thanh lý loại bỏ…Tổ chức phân nhóm các loại TSCĐ đã đánh giá để có
quyết định chính xác cho kế hoạch đầu tƣ đổi mới nâng cấp TSCĐ, kế hoạch sản xuất kinh doanh công ty.
- Về lựa chọn mô hình, công ty nên áp dụng phƣơng pháp đánh giá lại TSCĐ nhƣ sau:
+ Đối với TSCĐ là nhà cửa vật kiến trúc, công ty đánh giá lại theo phƣơng pháp thứ nhất, để thuận lợi khâu đánh giá, tiết kiệm thời gian, tiền. + Đối với TSCĐ là máy móc thiết bị, công ty chọn phƣơng pháp đánh thứ hai để đánh giá, mục đích kiểm tra phân loại các thiết bị máy móc có lạc hậu so với tiến bộ khoa học kỹ thuật, giá trị sau khi đánh giá lại có thể thấp hoặc cao hơn giá ban đầu. Tùy theo trƣờng hợp cụ thể mà công ty lựa chọn chính sách thích hợp nhƣ: điều chỉnh mức khấu hao, hiện đại hóa hoặc thanh lý nhƣợng bán TSCĐ. Phƣơng pháp này tốn thời gian, ngân sách của công ty. + Đối với phƣơng tiện vận tải, công ty chọn phƣơng pháp thứ ba để đánh giá, kiểm tra TSCĐ theo giá còn lại, từ đó lựa chọn chính sách khấu hao thích hợp để thu hồi vốn đầu tƣ, bảo toàn vốn.
- TSCĐ sau khi tổ chức đánh giá lại, công ty sẽ xem xét điều chỉnh bố trí toàn bộ TSCĐ sao cho hợp lý, thuận tiện giữa văn phòng công ty, nhà máy sản xuất, cửa hàng kinh doanh. Mục đích của việc bố trí lại sẽ đem lại hiệu quả tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.3.2.2 Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thíchhợp
Yêu cầu nhằm bảo toàn vốn cố định của công ty, sử dụng phƣơng pháp khấu hao, mức khấu hao sao cho hợp lý tùy từng loại hình sản xuất mục đích không để mất vốn cố định và hạn chế tối đa ảnh hƣởng bất lợi của hao mòn vô hình.
- Phƣơng pháp khấu hao công ty tính theo phƣơng pháp đƣờng thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ƣớc tính của tài sản.
- Mức khấu hao, áp dụng theo Thông tƣ 203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài chính.
Loại tài sản Thời gian khấu hao (năm) Nhà cửa, vật kiến trúc 6 - 25
Máy móc thiết bị 4 – 7 Phƣơng tiện vận tải 6 – 10
- Trong tính toán phƣơng pháp và mức khấu hao công ty cần chú ý:
Thứ nhất: Mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của TSCĐ. Nếu khấu hao thấp hơn mức hao mòn thực tế sẽ không đảm bảo khả năng thu hồi vốn khi tài sản hết hạn sử dụng, nếu khấu hao quá cao sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của công ty.
Thứ hai: Đối với những TSCĐ có hao mòn vô hình lớn, nhất là máy móc thiết bị công ty cần áp dụng phƣơng pháp và mức khấu hao nhanh để hạn chế ảnh hƣởng của hao mòn vô hình.
3.3.2.3 Sửa chữa và xác định hiệu quả kinh tế của việc sửa chữa TSCĐ
Trong quá trình sử dụng TSCĐ, việc hƣ hỏng phải sửa chữa là công việc bình thƣờng, tuy nhiên xác định tình trạng, chi phí sửa chữa và hiệu quả việc sửa chữa là vấn đề công ty phải lƣu ý. Vốn cố định sẽ không hiệu quả nếu TSCĐ bị hỏng, phải thay thế loại bỏ trƣớc thời hạn. Vì thế chi phí cho việc sửa chữa nhằm duy trì năng lực hoạt động của TSCĐ để bảo toàn vốn cố định. Để làm tốt công tác sửa chữa TSCĐ trong thời gian tới công ty cần chú ý những công việc sau:
- Xây dựng kế hoạch thời gian kiểm tra duy tu bảo dƣỡng sửa chữa cho toàn bộ TSCĐ, nhất là máy móc thiết bị của công ty hàng năm và nhiều năm. - Đối với sửa chữa lớn TSCĐ phải tiến hành đúng quy trình, định kỳ đảm bảo quy phạm kỹ thuật và khôi phục đƣợc năng lực hoạt động của
TSCĐ. Sửa chữa nhỏ là thƣờng xuyên phải quản lý, kiểm tra chặt chẽ và cũng phải đúng quy phạm kỹ thuật.
- Cân nhắc tính toán kỹ chi phí sửa chữa lớn bỏ ra với quyết định cho thanh lý bán tài sản.
3.3.2.4 Nâng cấp, đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm
Công ty phải có kế hoạch đầu tƣ mua sắm TSCĐ, chú trọng đổi mới máy móc thiết bị, lựa chọn phƣơng pháp công nghệ sản xuất tiên tiến, đồng thời nâng cao hiệu quả TSCĐ hiện có trong công ty, kịp thời thanh lý TSCĐ không cần dùng, hặc đã hƣ hỏng, không dự trữ quá mức TSCĐ chƣa cần dùng.
3.3.2.5Để hạn chế thấp nhất rủi ro
Trong kinh doanh, hạn chế tổn thất vốn cố định công ty cần thực hiện một số biện pháp: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trƣớc các chi phí dự phòng…