Cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng (Trang 51)

6. Những đóng góp mới của luận văn

2.2.2Cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn của công ty

2.2.2.1 Nguồn vốn

Nguồn vốn là toàn bộ các nguồn hình thành nên vốn kinh doanh, nguồn vốn chỉ rõ nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp.

Nguồn vốn của công ty Vinantex Danang đƣợc hình thành từ 3 nguồn chính:

- Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do các chủ sở hữu đóng góp để hình thành và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nợ phải trả là các khoản doanh nghiệp đi vay hoặc chiếm dụng vốn của các tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Lợi ích tối thiểu của các cổ đông thể hiện phần sở hữu tại công ty của các cổ đông nhỏ và không có quyền kiểm soát.

* Số liệu tình hình diễn biến nguồn vốn của công ty qua 4 năm từ năm 2009-2012 thể hiện qua bảng tổng hợp số liệu sau:

Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn của công ty Vinatex Danang

(Số liệu thời điểm 31/12 hàng năm)

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2012 Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) A. NỢ PHẢI TRẢ 194,26 89,15 160,10 85,39 130,79 82,06 144,07 83,48

I. Nợ ngắn hạn 173,16 79,47 141,40 75,42 122,80 77,05 124,03 71,87

1. Vay và nợ ngắn hạn 136,58 62,68 96,30 51,36 79,46 49,86 81,72 47,35

2. Phải trả ngƣời bán 30,13 13,83 18,81 10,03 22,71 14,25 22,36 12,96

3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc 0,66 0,30 10,58 5,64 3,09 1,94 0,36 0,21

4. Thuế và khoản nộp Nhà nƣớc 0,78 0,36 0,32 0,17 0,68 0,43 2,52 1,46

5. Phải trả ngƣời lao động 0,0 0,00 8,28 4,42 11,66 7,32 6,57 3,81

6. Chi phí trả trƣớc 0,54 0,25 0,92 0,49 0,79 0,50 3,23 1,87

7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 4,47 2,05 6,09 3,25 4,38 2,75 7,46 4,32

8. Quỹ khen thƣởng phúc lợi 0,00 0,00 0,10 0,05 0,03 0,02 (0,19)

II. Nợ dài hạn 21,10 9,68 18,70 9,97 7,99 5,01 20,04 11,61

1. Phải trả dài hạn khác 0,01 0,00 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01

2. Vay và nợ dài hạn 21,09 9,68 18,69 9,97 7,98 5,01 20,03 11,61

1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 20,00 9,18 20,00 10,67 20,00 12,55 20,00 11,59

2. Thặng dƣ vốn cổ phần 1,60 0,73 1,60 0,85 1,60 1,00 1,60 0,93

3. Cổ phiếu quỹ -0,18 -0,18 -0,18 -0,18

4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái -3,24 0,28 0,15 0,00

5. Quỹ đầu tƣ phát triển 3,77 1,73 3,77 2,01 3,77 2,37 3,77 2,18

6. Quỹ dự phòng tài chính 0,14 0,06 0,14 0,07 0,14 0,09 0,14 0,08

7. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 1,36 0,62 1,76 0,94 2,36 1,48 2,40 1,39

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0,19 0,09 0,02 0,01 0,02 0,01 0,02 0,01 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Nguồn kinh phí 0,02 0,01 0,02 0,01 0,02 0,01 0,02 0,01

C. LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 0,00 0,00 0,88 0,55 0,75 0,44 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 217,90 100,0 187,49 100,0 159,38 100,0 172,57 100,0

Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2009-2012

- Tổng nguồn vốn của công ty có xu hƣớng giảm dần từ năm 2009- 2011 và có dấu hiệu tăng trở lại trong năm 2012. Lƣợng tăng giảm về nguồn vốn của công ty chủ yếu là do nguồn nợ phải trả biến động mạnh là nguyên nhân làm biến động nguồn vốn doanh nghiệp. Hai nguồn còn lại là vốn chủ sở hữu không có biến động nhiều do tình hình doanh nghiệp trong 4 năm không phát hành huy động thêm cổ phiếu, sự biến động chỉ từ nguồn lợi nhuận chƣa phân phối của doanh nghiệp; nguồn còn lại là lợi ích của các cổ đông chỉ phát sinh năm 2011 và năm 2012 tuy nhiên giá trị rất nhỏ không đáng kể.

*Về nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 2009 vốn chủ sở hữu của công ty là 23,64 tỷ đồng, đến năm 2012 là 27,75 tỷ đồng, tăng 17,4%, về số tuyệt đối tăng 4,11 tỷ đồng. Liên tục qua 4 năm lƣợng vốn chủ sở hữu tăng dần lên. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng nêu trên chủ yếu là do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tƣơng đối tốt, công ty có lãi và đƣợc tích tụ vào nguồn vốn của doanh nghiệp. Lƣợng vốn đầu tƣ của chủ sở hữu không thay đổi, giữ nguyên với tổng nguồn vốn là 20 tỷ đồng.

Về tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn, năm 2009 chiếm tỷ lệ 10,85%, năm 2010 tỷ lệ tăng lên 14,61%, năm 2011 tăng lên 17,39%, đến năm 2012 giảm còn 16,08%. Qua 4 năm giá trị nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên và phần tăng này chủ yếu của phần lợi nhuận giữu lại của công ty, điều này cho biết tình hình nguồn vốn công ty có cải thiện, tính tự chủ tài chính tăng, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, độ an toàn về tài chính thì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty hiện nay còn quá thấp.

* Nguồn nợ phải trả: Đây là chỉ tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào phải quan tâm, nếu nguồn nợ phải trả trong cơ cấu tổng nguồn vốn doanh nghiệp quá cao sẽ ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán và vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn nợ phải trả đƣợc hình thành từ nhiều

nguồn nhƣ: nợ khách hàng, nợ ngƣời bán, phải trả ngƣời lao động,…tùy theo tính chất của từng nguồn nếu biết khai thác, sử dụng hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoản chi phí về việc sử dụng vốn, bởi vì các nguồn này Công ty không phải trả lãi, chi phí sử dụng vốn.

- Tình hình nguồn nợ phải trả của công ty có xu hƣớng giảm từ 194,26 tỷ đồng của năm 2009 xuống còn 160,10 tỷ đồng năm 2010 và 144,07 tỷ đồng năm 2012. Tƣơng ứng tỷ lệ nợ phải trả giảm dần từ 89,15% năm 2009 xuống còn 83,48% năm 2012, tỷ lệ giảm là tín hiệu đáng mừng cho công ty, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn đang còn ở mức cao, công ty phải chú ý, xem xét cơ cấu các nguồn nợ phải trả sao cho hợp lý để đảm bảo ngồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguồn nợ phải trả đƣợc hình thành từ 2 nguồn là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn là khoản nợ có thời gian từ 01 năm trở xuống, dùng để tài trợ cho nhu cầu nguồn vốn ngắn hạn; nợ dài hạn là khoản nợ có thời gian trên 01 năm, và đƣợc dùng để tài trợ cho nguồn vốn dài hạn, đầu tƣ mua sắm máy móc, thiết bị, nhà xƣởng…của công ty.

Qua bảng số liệu ta nhận thấy nguồn nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ phải trả của doanh nghiệp, tuy có giảm từ 89,15% năm 2009 xuống 82,06% năm 2011 và tăng nhẹ trong năm 2012 là 83,48% nhƣng tỷ lệ này vẫn ở mức cao. Trong cơ cấu nợ ngắn hạn, vấn đề doanh nghiệp cần chú ý là khoản vay nợ ngắn hạn, trong đó chủ yếu là vay ngân hàng, nguồn này công ty phải trả lãi sử dụng vốn. Tình hình nợ ngắn hạn hiện đang ở mức cao và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ phải trả doanh nghiệp, năm 2009 tổng số tiền vay là 136,58 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 62,68% tổng nguồn vốn, năm 2010 giảm còn 96,3 tỷ đồng, tỷ lệ 51,36% và đến năm 2012 là 81,75 tỷ đồng, tỷ lệ 47,35%. Điều này đơn vị phải hết sức chú ý, cân nhắc tính toán cơ cấu nợ hợp

lý, nếu không sẽ ảnh hƣởng đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Nguồn nợ dài hạn của công ty không có nhiều biến động, chỉ có năm 2011 vay nợ dài hạn giảm xuống còn 5,01%, 3 năm còn lại tỷ trọng vay nợ dài hạn chiếm trung bình khoảng 10% tổng nguồn vốn.

- Lợi ích tối thiểu của các cổ đông chỉ phát sinh trong năm 2011, 2012 với giá trị, tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp.

* Tình hình các nguồn vốn của công ty Vinatex Đà Nẵng so sánh với 4 công ty may mặc lớn của Thành phố trong năm 2012 nhƣ sau:

Bảng 2.7: So sánh các chỉ tiêu về nguồn vốn của các doanh nghiệp Dệt may Thành phố Đà nẵng năm 2012

(số liệu 31/12)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu tƣ của chủ Vốn đầu sở hữu Tổng nguồn vốn KD Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả 1. Công ty Vinatex Đà Nẵng 20 172,57 27,73 144,07 2. Công ty CP Dệt may Hòa Thọ 150 974,56 223,49 735,21 3. Công ty CP Dệt may 29/3 42 244,44 60,27 184,17 4. Công ty CP Dệt Hòa Khánh-ĐN 20 148,93 23,70 105,24 5. Công ty CP Phong Phú Sơn Trà 20 367,62 16,73 350,83

Nguồn: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp năm 2012

Bảng số liệu cho thấy, so với 4 doanh nghiệp lớn ngành dệt may của Thành phố Đà Nẵng trong năm 2012 tình hình nguồn vốn chủ sở hữu, vốn

kinh doanh của công ty thấp, trong đó vốn đầu tƣ của chủ sở hữu là một trong 3 DN thấp nhất; trong khi đó khoản nợ phải trả là tƣơng đối cao chỉ đứng sau công ty CP Phong Phú Sơn Trà, điều này làm ảnh hƣởng đến kế hoạch về vốn sản xuất cho hoạt động kinh doanh của đơn vị.

2.2.2.2 Cơ cấu tài sản

Cơ cấu tài sản là tỷ trọng của từng tài sản trong tổng số tài sản đƣợc dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định cơ cấu tài sản hợp lý vừa đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh vừa giúp công ty tiết kiệm loại trừ tài sản không cần thiết, có giải pháp khắc phục nếu xảy ra tình trạng mất cân đối, thiếu hụt của từng loại tài sản.

Bảng 2.8: Cơ cấu tài sản của Công ty Vinatex Danang

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2012

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 146,89 67,41 115,3 61,50 103,79 65,12 103,15 59,77

I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng 6,09 2,79 9,09 4,85 12,42 7,79 5,14 2,98 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II.Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn

0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 70,34 32,28 37,28 19,88 35,94 22,55 36,85 21,35

IV. Hàng tồn kho 65,42 30,02 63,94 34,10 48,63 30,51 53,92 31,25

V. Tài sản ngắn hạn khác 5,04 2,31 4,99 2,66 6,80 4,27 7,24 4,20

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 71,01 32,59 72,19 38,50 55,59 34,88 69,42 40,23

I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00

II. Tài sản cố định 55,94 25,67 56,99 30,40 53,97 33,86 63,06 36,54

III. Các khoản đầu tƣ tài chính dài

hạn 0,60 0,28 0,60 0,32 0,60 0,38 0,60 0,35

IV. Tài sản dài hạn khác 14,47 6,64 14,60 7,79 4,02 2,52 5,76 3,34

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 217,90 100,00 187,49 100,00 159,38 100,00 172,57 100,00

Tài sản doanh nghiệp bao gồm 2 loại: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. - Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản doanh nghiệp và có xu hƣớng giảm dần từ năm 2009-2012. Năm 2009 giá trị 146,89 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 67,41%, đến năm 2012 giá trị còn 103,15 tỷ đồng, tỷ lệ 59,77%. Trong đó, hai chỉ tiêu có giá trị lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tài sản ngắn hạn là hàng tồn kho, năm 2009 giá trị 65,42 tỷ đồng đến năm 2012 giảm còn 53,92 tỷ đồng, chỉ tiêu hàng tồn kho ảnh hƣởng đến khả năng cung ứng, dự trữ cũng nhƣ tài chính doanh nghiệp; Chỉ thiêu thứ hai là khoản phải thu ngắn hạn, có biến động giảm mạnh từ 70,34 tỷ đồng năm 2009 xuống còn 36,85 tỷ đồng năm 2012, khoản phải thu giảm chứng tỏ công tác thu nợ doanh nghiệp tốt, tình hình vốn doanh nghiệp tăng, hiệu quả tín dụng liên quan khách hàng tăng. Trong khi đó, chỉ tiêu tiền và các khoản tƣơng đƣơng thì quá thấp trong cơ cấu tài sản, tỷ lệ chỉ đạt 2,98% năm 2012 điều này ảnh hƣởng đến tính thanh khoản, khả năng thanh toán nhanh, kịp thời của công ty. Ngoài ra, còn 01 chỉ tiêu là đầu tƣ tài chính ngắn hạn, do khó khăn về vốn công ty không phát sinh khoản mục này trong 4 năm.

- Tài sản dài hạn của công ty về giá trị không có biến động nhiều trong 4 năm, nhƣng về số tƣơng đối tỷ trọng có biến động tăng lên trong cơ cấu tổng tài sản là do giá trị tài sản ngắn hạn giảm. Tỷ lệ từ 32,59% năm 2009, 38,5% năm 2010 và tăng lên 40,23% năm 2012, trong đó chủ yếu là tài sản cố định doanh nghiệp.

Về chỉ tiêu tài sản cố định, có tỷ trọng không cao trong cơ cấu tài sản tuy nhiên xu hƣớng tăng dần qua các năm. Tăng từ tỷ lệ 25,67% năm 2009 lên đến 36,54% năm 2012. Về số tuyệt đối, năm 2009 giá trị 55,94 tỷ đồng, năm 2010 giá trị 56,99 tỷ đồng, năm 2012 giá trị tăng mạnh lên 63,04 tỷ đồng, trong đó tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng lớn trong TSCĐ của công ty (năm 2012: TSCĐ hữu hình là 52,44 tỷ đồng, tỷ trọng 84% tổng tài sản cố

định; tài sản vô hình 4,85 tỷ đồng, tỷ trọng 7,8% và còn lại là tài sản cố định thuê tài chính giá trị thấp).

Các khoản tài sản dài hạn khác (chi phí trả trƣớc dài hạn) diễn biến từ năm 2009-2012 giảm liên tục từ 14,47 tỷ đồng năm 2009 xuống 7,79 tỷ đồng năm 2011 và 5,76 tỷ đồng năm 2012. Về khoản đầu tƣ tài chính dài hạn, công ty có đầu tƣ cổ phiếu vào một số công ty khác tuy nhiên giá trị thấp.

2.2.2.3 Tình hình nguồn vốn lưu động thường xuyên, nhu cầu vốn lưu động

Nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên và nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên là chỉ tiêu doanh nghiệp thƣờng xuyên phải quan tâm. Qua bảng phân tích nguồn vốn - sử dụng vốn từ năm 2009-2012, ta tính toán đƣợc các số liệu về vốn lƣu động và nhu cầu vốn lƣu động của công ty Vinatex Danang nhƣ sau:

Bảng 2.9: Vốn lưu động thường xuyên, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Vinatex Danang (Số liệu cuối năm)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

1. Vốn lƣu động thƣờng xuyên -26,27 -26,10 -19,01 -20,88 2. Nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên -37,40 -40,18 -38,23 -33,26

Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2009-2012 và tính toán tác giả

- Bảng số liệu cho thấy, vốn lƣu động thƣờng xuyên của doanh nghiệp luôn luôn âm (<0) qua 4 năm, với mức âm bình quân 23,06 tỷ đồng/năm trong đó năm 2009 cao nhất là -26,27 tỷ đồng. Điều này thể hiện tài sản ngắn hạn < nợ ngắn hạn hay nguồn vốn dài < tài sản cố định. Nguồn vốn ngắn hạn không đủ trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn thanh toán hay nguồn vốn dài hạn không đủ để đầu tƣ cho TSCĐ. Để đảm bảo nguồn vốn tài trợ mua sắm tài sản cố định, công ty phải lấy nguồn vốn ngắn hạn, trong đó chủ yếu lấy từ khoản vay ngắn hạn để đầu tƣ vào TSCĐ, điều này hết sức nguy hiểm cho doanh

nghiệp, nếu tiếp tục kéo dài tình trạng trên sẽ dẫn đến cán cân thanh toán mất thăng bằng. Giải pháp khắc phục cho công ty, một là giảm bớt đầu tƣ về TSCĐ, hai là tiếp tục huy động nguồn vốn lƣu động một cách hợp pháp hoặc kết hợp đồng thời cả hai giải pháp để giảm bớt áp lực về tài chính cho doanh nghiệp.

- Nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên của công ty cũng luôn âm (<0) từ năm 200-2012, và số liệu ở mức tƣơng đối cao, trung bình -37,2 tỷ đồng/năm. Điều này thể hiện các khoản phải thu và hàng tồn kho < nợ ngắn hạn, có nghĩa là các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã dƣ thừa công ty không cần thêm vốn ngắn hạn từ bên ngoài cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề này công ty phải hết sức chú ý tính toán cân đối, nếu dƣ thừa phải điều chỉnh giảm. Giải pháp về nguồn vốn: Tăng cƣờng vay vốn dài hạn; hạn chế các khoản vay ngắn hạn; giảm đầu tƣ dài hạn.

- Do vốn lƣu động thƣờng xuyên và nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên của công ty âm làm cho vốn bằng tiền cũng luôn âm. Thực trạng này dẫn đến doanh nghiệp khó khăn về tiền dùng trong hoạt động kinh doanh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng (Trang 51)