6. Những đóng góp mới của luận văn
1.2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh
đƣợc tính bằng %. Tỷ lệ này cao thấp tùy theo chính sách chi trả của từng doanh nghiệp cho các cổ đông góp vốn.
* Phân tích tài chính theo phƣơng pháp Dupont:
Nhằm xem xét mối quan hệ tƣơng hỗ giữa hệ số khả năng sinh lợi doanh thu với hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Từ đó giúp doanh nghiệp đƣa ra các giải pháp nhằm tăng doanh số và tiết kiệm chi phí.
Lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản = lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần x doanh thu thuần/ tổng tài sản.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp doanh nghiệp
1.2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng a. Cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn là tỷ trọng các loại vốn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Xác định cơ cấu nguồn vốn hợp lý, để xác định nguồn tài trợ bên trong, bên ngoài đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp khác nhau sẽ có cơ cấu vốn khác nhau, và chi phí sẽ khác nhau. Cơ cấu vốn liên quan đến chi phí vốn, để sử dụng hiệu quả nguồn vốn thì doanh nghiệp phải tính toán xác định một cơ cấu vốn phù hợp với đặc điểm tình hình trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế nƣớc ta hiện nay, các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến vấn đề về cơ cấu vốn một cách hợp lý tối ƣu, vốn chủ sở hữu là bao nhiêu, các khoản nợ ngân hàng, nợ khác…bao nhiêu là phù hợp. Tuy nhiên điều này phải xem xét đến nhiều khía cạnh khác nhƣ: thu nhập, lãi vay..., vấn
đề ở đây là xác định cơ cấu vốn doanh nghiệp với cấu trúc chi phí sử dụng vốn là thấp nhất và giá trị doanh nghiệp đạt lớn nhất.
b. Chi phí vốn
Chi phí vốn là chi phí chi trả cho việc huy động và sử dụng vốn. Nguồn vốn huy động doanh nghiệp khác nhau sẽ có chi phí vốn khác nhau. Nó đƣợc đo bằng tỷ suất lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp với số vốn huy động, gồm có các nguồn vốn chủ yếu sau:
- Vốn Nhà nƣớc cấp - Vốn vay ngân hàng - Lợi nhuận giữ lại
- Vốn liên doanh liên kết - Vốn vay khác
* Một số loại chi phí vốn:
- Chi phí nợ vay trƣớc thuế: kí hiệu Kd
- Chi phí nợ vay sau thuế: Kd(1-t), trong đó t là thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Chi phí cổ phiếu ƣu đãi: - Chi phí trung bình của vốn:
WACC = Wd.Kd(1-t) + Ws.Ks + Wp.Kp Trong đó
Wd, Ws, Wp : Tỷ trọng của nợ vay, lợi nhuận giữ lại, cổ phiếu ƣu đãi. Kd : Chi phí của nợ vay
Ks : Chi phí của lợi nhuận giữ lại Kp : Chi phí của cổ phiếu ƣu đãi
WACC có ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, trong hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải tạo ra đƣợc tỷ suất lợi nhuận sao cho lớn hơn hoặc bằng WACC mới đảm bảo hiệu quả.
c. Chu kỳ sản xuất, kỹ thuật sản xuất
- Chu kỳ sản xuất: đây là một trong những yếu tố đầu tiên gắn trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu chu kỳ sản xuất ngắn, doanh nghiệp sẽ có khả năng tạo ra nhiều lợi nhuận, vòng quay của đồng vốn sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội trong đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngƣợc lại nếu chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài dẫn tới đồng vốn sẽ bị ứ đọng làm giảm hiệu quả trong kinh doanh doanh nghiệp.
- Kỹ thuật sản xuất: trình độ công nghệ sản xuất kinh doanh luôn đƣợc quan tâm đến nhƣ là bộ mặt của doanh nghiệp đối với thị trƣờng. Nếu kỹ thuật sản xuất đơn giản, doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc nguồn vốn nhƣng lại luôn đối phó với đối thủ cạnh tranh và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nếu kỹ thuật sản xuất hiện đại doanh nghiệp phải chi phí vốn mua sắm lớn, tuy nhiên sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh, chất lƣợng sản phẩm đảm bảo.
d. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố tác động ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm:
- Tác động của môi trƣờng bên trong: là toàn bộ các hoạt động diễn ra bên trong doanh nghiệp. Gồm có:
+ Nguồn nhân lực, trình độ tay nghề đội ngũ cán bộ và ngƣời lao động, vai trò của đội ngũ lãnh đạo trong điều hành và ra quyết định trong kinh doanh, lòng nhiệt tình hăng say của ngƣời lao động cũng là yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, trình độ tay nghề cao kết hợp với lòng hăng say nhất định năng suất lao động sẽ tăng. Vì vậy doanh nghiệp phải chú ý công tác tổ chức đào tạo, thái độ tinh thần làm việc. Bên cạnh đó doanh nghiệp phải có chính sách khuyến khích tăng lƣơng, thƣởng để ngƣời lao động yên tâm cống hiến.
+ Nguồn vật lực và tài chính, quyết định đến khả năng đầu tƣ mua sắm hay phân phối của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lƣợng, công nghệ.
+ Máy móc thiết bị và công nghệ, tình trạng máy móc thiết bị và công nghệ ảnh hƣởng sâu sắc đến khả năng cạnh tranh doanh nghiệp. Ngày nay việc trang bị máy móc thiết bị có thể thực hiện dễ dàng, tuy nhiên làm sao sử dụng nó một cách hợp lý thì mới phát huy hiệu quả.
- Tác động của môi trƣờng bên ngoài: là những nhân tố thuộc môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng vi mô tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Môi trƣờng vĩ mô:
Nhân tố về kinh tế có vai trò quan trọng quyết định đến hình thành và phát triển, đồng thời ảnh hƣởng đến cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế gồm có: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế, nền kinh tế tăng trƣởng cao và ổn định sẽ làm thu nhập dân cƣ tăng, sức mua hàng hóa dịch vụ tăng, là cơ hội để doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất và đạt hiệu quả cao. Tỷ giá hối đoái, là nhân tố tác động đến quốc gia và doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng nhƣ hiện nay. Lãi suất ngân hàng, lãi suất cao dẫn đến chi phí kinh doanh cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Lạm phát, tăng cao sẽ dẫn đến các doanh nghiệp không dám đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh đặc biệt là tái đầu tƣ mở rộng và đổi mới công nghệ vì doanh nghiệp sợ rủi ro, khả năng thu hồi vốn kinh doanh. Ngoài ra các nhân tố về chính trị, pháp luật, khoa học, văn hóa xã hội, yếu tố tự nhiên cũng sẽ tác động đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Môi trƣờng vi mô:
Khách hàng: là đối tƣợng doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên
thị trƣờng, quy mô khách hàng tạo nên quy mô doanh nghiệp. Những biến động tâm lý khách hàng thể hiện qua sự thay đổi sở thích, thị hiếu, thói quen làm cho số lƣợng sản phẩm cung cấp sẽ tăng lên hay giảm xuống. Định hƣớng hoạt động kinh doanh hƣớng vào nhu cầu khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp. Một nhân tố đặc biệt quan trọng là mức thu nhập và khả năng thanh toán của khách hàng quyết định đến lƣợng hàng hóa tiêu thụ doanh nghiệp. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu tăng, thu nhập giảm thì nhu cầu giảm do đó doanh nghiệp sẽ cần có chính sách giá, chính sách sản phẩm hợp lý. Số lƣợng doanh nghiệp trong ngành và cƣờng độ cạnh tranh của ngành: đây là nhân tố tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thì cơ hội đến với từng doanh nghiệp càng ít đi, thị trƣờng phân chia nhỏ hơn, khắt khe hơn và sẽ dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp giảm đi.
Ngoài ra, đơn vị cung ứng vật tƣ, hàng hóa cũng sẽ tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
e. Rủi ro kinh doanh
Rủi ro là những biến cố không may xảy ra mà chúng ta không thể lƣờng trƣớc đƣợc. Rủi ro luôn xuất hiện gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, không có môi trƣờng kinh doanh nào mà không có rủi ro. Doanh nghiệp phải biết chấp nhận rủi ro vì đó là môi trƣờng đem lại cơ hội. Trong kinh doanh bao gồm các rủi ro vi mô nhƣ: tài chính, nhân sự, điều hành,…và các rủi ro vĩ mô: kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp…rủi ro có thể làm doanh nghiệp gặp những tổn thất, mất mát thiệt hại về kinh tế, thậm chí dẫn đến thua lỗ phá sản. Do đó các doanh nghiệp phải biết phòng ngừa, quản lý, kiểm soát những rủi ro xảy ra với mình. Sử dụng các công cụ thích hợp để xác định, phân tích rủi ro và hoạch định kế hoạch đối mặt với rủi ro khủng hoảng.