Giao tiếp vợ chồng trong một số truyện ngắn tiêu biểu của

Một phần của tài liệu Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu tác phẩm văn học) (Trang 31)

6. Bố cục khóa luận

2.1.3.Giao tiếp vợ chồng trong một số truyện ngắn tiêu biểu của

Cao, Vũ Trọng Phụng, Bùi Hiển, Hồ Biểu Chánh

Nam Cao, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Bùi Hiển, Hồ Biểu Chánh là những cây bút xuất sắc của văn học giai đoạn 1930-1945 ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Thông qua các tác phẩm của các nhà văn bậc thầy, cuộc sống của con người được tái hiện một cách sinh động và chân thực.

Giao tiếp vợ chồng trong tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Bùi Hiển, Hồ Biểu Chánh là loại giao tiếp diễn ra khi có sự cộng hưởng tương tác giữa các nhân vật tham gia giao tiếp là vợ và chồng. Cụ thể ở đây là giao tiếp giữa vợ và chồng, hai đối tượng khác giới trong một môi trường đặc biệt đó là trong tác phẩm văn chương.

Dựa trên cơ sở lý thuyết về giao tiếp nói chung và giao tiếp vợ chồng nói riêng, chúng tôi đi sâu tìm hiểu đề tài: “Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 - 1945 (Qua tư liệu tác phẩm văn học)” trên 3 phương diện đó là: khảo sát về chủ đề giao tiếp, hành vi ngôn ngữ và nghi thức xưng hô.

2.2. Khảo sát chủ đề giao tiếp trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức.

Tác giả Trần Đình Sử trong giáo trình “Lý luận văn học” đã viết: “Chủ đề là vấn đề chủ yếu, trung tâm, là phương diện chính yếu của đề tài. Nói cách khác, chủ đề là những vấn đề được nhà văn tập trung soi rọi, tô đậm nêu lên trong tác phẩm mà nhà văn cho là quan trọng nhất”.

Dựa vào khái niệm chủ đề, chúng ta có thể hiểu chủ đề trong giao tiếp là: những nội dung, những vấn đề mà các nhân vật tham gia giao tiếp đề cập đến. Trong cuộc sống, con người chịu sự tác động của nhiều mối quan hệ khác nhau: quan hệ trong gia đình, trong công sở, trong cộng đồng xã hội … Cho nên có rất nhiều chủ đề giao tiếp khác nhau được đề cập đến. Chính bởi lẽ đó, mà phạm vi của chủ đề trong giao tiếp được mở rộng. Đặc biệt trong

25

quan hệ gia đình, nhất là quan hệ vợ chồng thì các chủ đề giao tiếp cũng phong phú và đa dạng, diễn ra một cách thường xuyên và liên tục.

Khi nghiên cứu chủ đề trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức qua tư liệu tác phẩm văn học, chúng tôi đã khảo sát trên 150 cuộc thoại và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2.1: Bảng thống kê các chủ đề trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức.

STT Chủ đề giao tiếp trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức Số lượng (đoạn) Tỷ lệ (%) 1 Chủ đề về tình cảm vợ chồng 70 46,7 2 Chủ đề tiền bạc 33 22 3 Chủ đề về con cái 20 13,3

4 Chủ đề về những mối quan hệ xung quanh 14 9,3 5 Chủ đề về những sự kiện trong gia đình 13 8,7

Qua bảng thống kê trên ta thấy: Chủ đề giao tiếp chiếm số lượng lớn nhất là chủ đề nói về tình cảm vợ chồng gồm: 70 đoạn hội thoại, chiếm tỷ lệ  46,7% tổng số đoạn hội thoại (70/150). Chiếm số lượng trung bình là các chủ đề nói về tiền bạc gồm: 33 đoạn hội thoại, chiếm tỷ lệ  22% tổng số đoạn hội thoại (33/150) và chủ đề nói về con cái gồm: 20 đoạn hội thoại, chiếm tỷ lệ  13,3% tổng số đoạn hội thoại (20/150). Chiếm số lượng ít nhất là các chủ đề nói về những sự kiện trong gia đình chiếm tỷ lệ  8,7% tổng số đoạn hội thoại (13/150) và chủ đề nói về những mối quan hệ xung quanh chiếm tỷ lệ  9,3% tổng số đoạn hội thoại (14/150). Dựa vào kết quả trên chúng tôi đi sâu tìm hiểu những chủ đề giao tiếp được đề cập tới trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức.

26

Một phần của tài liệu Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu tác phẩm văn học) (Trang 31)