Xưng hô thể hiện mức độ tình cảm thân mật, lịch sự

Một phần của tài liệu Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu tác phẩm văn học) (Trang 56)

6. Bố cục khóa luận

2.4.1. Xưng hô thể hiện mức độ tình cảm thân mật, lịch sự

2.4.1.1. Cách xưng hô thân thiệt lịch sự phụ thuộc vào gia phong nề nếp.

Gia đình trí thức là tầng lớp có học vấn, có trình độ văn hóa lớn nhất trong xã hội bấy giờ. Vì vậy, trong tất cả các mặt của đời sống xã hội họ đều có cách ứng xử lịch thiệp, tao nhã, trang trọng. Và trong mối quan hệ vợ chồng thì cách xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức cũng có sự khác biệt với các tầng lớp khác .Nếu như giao tiếp trong gia đình nông dân dùng các cặp từ xưng hô mang tính bình dân, thôn quê như: thầy nó, u nó … thì giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức sử dụng đa dạng các cặp từ xưng hô mang tính trang trọng, thể hiện địa vị của họ trong xã hội:

VD:

C: Mợ ơi, tôi là người đau khổ nhất đời mợ ạ. Há mợ lại không biết rằng tôi sống vì mợ, tôi lăn lóc rong cuộc đời vì mợ, chỉ vì mợ thôi đó ư? …

50

V: À! Ra bây giờ cậu mới biết rằng tấm lòng yêu chẳng phải là vật đem tiền ra mua được nó? …

[21; tr. 31]

Đây là cặp hội thoại của 2 vợ chồng gia đình trí thức, họ đến với nhau không phải vì tình yêu. Họ đến với nhau vì “lệnh song đường” mà phải tuân theo. Nhưng trong đối thoại, họ vẫn giữ cách xưng hô đúng mực “tôi – cậu (mợ)”. Thể hiện sự tôn trọng giữa hai vợ chồng trẻ.

2.4.1.2. Cách xưng hô thân mật, lịch sự phụ thuộc vào mức độ tình cảm

Thứ nhất, theo khảo sát, thống kê, chúng tôi nhận thấy gia đình trí thức trong giai đoạn này chủ yếu có chồng là các nhà văn, nhà thơ. Vì vậy mà cách xưng hô lãng mạn, thể hiện tình cảm thân mật, thắm thiết giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức mang tính đặc trưng. Ngoài các kiểu xưng hô: tôi – cậu (mợ), tôi – mình, tôi – tên riêng … thì cặp từ xưng hô tên riêng – tên nghề nghiệp cũng được sử dụng trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức.

VD:

V: Nhà thi sĩ của em có muốn làm thơ không? Nếu muốn thì Nga dẫn đến thiên thai cho mà ngâm vịnh.

[16; tr. 26]

Trong lời thoại trên, người vợ đã sử dụng lối xưng hô: em – tên nghề nghiệp của chồng (thi sĩ). Qua cách xưng hô này người đọc có thể nhận thấy mức độ tình cảm thắm thiết, sự yêu thương, lãng mạn của đôi vợ chồng thi sĩ. Thứ hai, xã hội Việt Nam lúc này là sự giao thời giữa cái cũ và cái mới, nền văn hóa phương Tây tác động nhiều vào nền văn hóa nước ta. Và trí thức là tầng lớp đầu tiên chịu sự tác động ấy. Trong đó, ảnh hưởng trong cách xưng hô giữa con người với con người là rõ nét nhất. Và xưng hô trong giao tiếp vợ chồng là một ví dụ.

VD:

51

V: Cũng dễ. Mà tài chịu đau lắm. Cô dỡ khen Thu giỏi. Có khi đau quặn mà chỉ một tiếng “chị ơi”.

(Làm cha, Bùi Hiển) Đó là cách gọi mới mẻ mà văn mình phương Tây đã du nhập vào Việt Nam, cách gọi vợ theo tên riêng “Thu” và lối tự xưng tên riêng “Thu”. Đây là cách xưng hô mà trong giai đoạn 1930 – 1945 xuất hiện rất ít, chỉ xuất hiện trong một số gia đình trí thức hay một số gia đình quan lại địa chủ phong kiến. Vì đây là hai giai tầng tiếp xúc sớm nhất với nện văn minh phương Tây. Tuy nhiên lối xưng hô này cũng chưa được phổ biến rộng rãi trong giai đoạn này.

Trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức, lối xưng hô thể hiện mức độ tình cảm ở cả hai giới là tương đương nhau. Qua đó thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp vợ chồng nói chung và vợ chồng trí thức nói riêng.

Một phần của tài liệu Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu tác phẩm văn học) (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)