Chủ đề về tình cảm vợ chồng trong giao tiếp vợ chồng

Một phần của tài liệu Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu tác phẩm văn học) (Trang 33)

6. Bố cục khóa luận

2.2.1. Chủ đề về tình cảm vợ chồng trong giao tiếp vợ chồng

trí thức

Đây là chủ đề chiếm số lượng cao nhất, bao gồm các vấn đề về tình cảm vợ chồng như: yêu thương, giận hờn, ghen tuông, cãi vã … đó là những biến cố bất ngờ thường xảy ra trong gia đình giữa vợ và chồng. Hôn nhân được bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về tình yêu, tình cảm giữa vợ và chồng là quan trọng nhất. Bởi vì tình cảm, tình yêu là một chất keo gắn hai cá thể vốn xa lạ lại với nhau. Hôn nhân có vững, có chắc hay không là tuỳ vào chất keo ấy. Chính vì vậy mà chủ đề về tình cảm vợ chồng được quan tâm ở mọi giai tầng trong xã hội, trong đó có tầng lớp trí thức.

Theo khảo sát và thống kê các đoạn hội thoại có chủ đề nói về tình cảm vợ chồng, chúng tôi nhận thấy có sự xuất hiện của hai xu hướng: một là xu hướng thể hiện tình cảm vợ chồng thắm thiết, chân thành và xu hướng thể hiện tình cảm vợ chồng thiếu thắm thiết, chân thành.

2.2.1.1. Xu hướng thể hiện tình cảm vợ chồng thắm thiết, chân thành

Đây là xu hướng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi gia đình. Đặc biệt trong gia đình trí thức - họ là những con người có học vấn, có trình độ thì cách ứng xử chân thành, tôn trọng người bạn đời của mình lại càng được chú trọng. Theo khảo sát thống kê của chúng tôi có 46 đoạn hội thoại, chiếm  65,7 % trong tổng số đoạn hội thoại có chủ đề tình cảm vợ chồng (46/70) theo xu hướng này.

VD:

C: Ô hay! Sao mợ khóc!... Hay mợ nhớ nhà?... Hay mợ có điều gì?... Trời ơi!...

V: Thưa cậu, xin cậu tha thứ cho tôi, tôi không đáng làm vợ cậu. Tôi đã thất tiết mất rồi…

V: Thưa cậu tôi đã bị một người quyến rũ từ năm tôi còn ngây thơ mới mười sáu tuổi. Người ấy cũng đẹp đẽ, phong tình như cậu, cũng có bằng cấp,

27

địa vị như cậu. Người ấy quyến rũ tôi, những một hai tính cuộc trăm năm cùng tôi, rồi sau khi chiếm đoạt được linh hồn, và cả thể xác tôi, đã ruồng bỏ tôi, đã cho tôi là ngứa nghề, đĩ tính, muốn lấy người khác đẹp đẽ chin chắn hơn. Trời ơi, việc ấy xảy ra đã hai năm nay rồi cậu ạ. Trong khi tôi chết cay chết đắng trong long thì được ngày ngày thấy cậu. Tôi vẫn biết cậu có bụng thương tôi nhưng tôi sợ lắm, chỉ sở lại gặp phải hạng người như con người ấy. Nên tôi không dám… dù tôi kính yêu cậu đến chết, mặc lòng. Rồi may đâu, tôi thấy được cậu mượn người đến ướm hỏi. Tôi cũng biết lắm, tôi chẳng đáng làm vợ cậu chút nào, nhưng cậu đã hỏi thì tôi cứ thuận, tôi cũng đành liều xem sao. Đời nó như thế, tôi làm được gì?... Nay chỉ xin tùy lượng cậu, nếu cậu là người quân tử thì nên tha thứ cho tôi.

[ 21; tr. 14 – 15] Người chồng trong cuộc hội thoại này thể hiện sự lo lắng, bối rối, thắc mắc của mình khi thấy người vợ mới cưới trong đêm tân hôn lại rầu rĩ, chẳng

nói chẳng rằng. Anh đã sốt sắng dồn dập hỏi vợ: “Ô hay! Sao mợ khóc! ... Hay mợ nhớ nhà? ... Hay mợ có điều gì? ... Trời ơi! ...”. Người vợ cũng yêu

thương chồng không kém vì đã lỡ dấu chồng việc mình thất tiết, để đáp lại tình cảm chân thành của chồng, người vợ đã nhận lỗi và cầu xin sự tha thứ,

bao dung của người chồng: “Thưa cậu, xin cậu tha thứ cho tôi, tôi không đáng làm vợ cậu. Tôi đã thất tiết mất rồi …”. Sau đó người vợ trình bày sự

việc đã xảy ra trước khi gặp và kết hôn với chồng. Qua đoạn hội thoại này người đọc thấy được tình cảm chân thành, thắm thiết của đôi vợ chồng trẻ đến với nhau vì tình yêu (Xưng hô tôn trọng nhau “cậu – mợ”).

2.2.1.2. Xu hướng thể hiện tình cảm vợ chồng thiếu thắm thiết, chân thành

Xu hướng thể hiện tình cảm vợ chồng thiếu thắm thiết, chân thành thể hiện ở những cuộc cãi vã, trách móc nhau. Nguyên nhân xuất hiện các cuộc hội thoại theo chủ đề này là do họ đã vi phạm những nguyên tắc trong quan

28

hệ vợ chồng như: không có sự tôn trọng lẫn nhau, không quan tâm chia sẻ với nhau và đặc biệt là họ không thấu hiểu nhau. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề dễ hiểu trong quan hệ vợ chồng.

Theo tư liệu thống kê của chúng tôi xu hướng trên gồm 24 đoạn hội thoại, chiếm  34,3% tổng số đoạn hội thoại có chủ đề về tình cảm vợ chồng (24/70). Như vậy xu hướng thể hiện tình cảm vợ chồng thiếu thắm thiết, chân thành chiếm số lượng nhỏ trong chủ đề về tình cảm vợ chồng gia đình trí thức. Bởi tầng lớp trí thức là những người có trình độ học vấn, có văn hóa trong ứng xử với mọi người xung quanh. Nên việc vi phạm nguyên tắc trong quan hệ vợ chồng chỉ xuất hiện với tần số nhỏ.

VD:

V: Anh? Anh nghĩ ngợi đấy à? C: Có thể.

V: Thế tại ai gây ra chuyện ấy? Anh đã thật thà với em thì em cũng phải thật thà với anh. Anh nghĩ xem, em chối có nổi không? Vả lại như anh đã nói, điều ấy cũng chẳng can hệ gì.

C: Không! Chẳng can hệ gì! Bây giờ thì tôi đã rõ sự thật, đã rõ rằng cái hạnh phúc của tôi không hoàn toàn, và chỉ có giới hạn mà thôi.

[21; tr. 163 – 164]

Ví dụ trên được trích trong tác phẩm “Cái ghen đàn ông” của Vũ Trọng

Phụng. Trong đoạn hội thoại này người chồng vì ghen tuông đã biến cuộc nói chuyện ban đầu là chia sẻ, tâm sự về mối tình đầu của hai vợ chồng thành

cuộc cãi vã giận hờn “Không! Chẳng can hệ gì! Bây giờ thì tôi đã rõ sự thật, đã rõ rằng cái hạnh phúc của tôi không hoàn toàn, và chỉ có giới hạn mà thôi”. Trong lời thoại của người chồng đã có sự thay đổi cách xưng hô từ “anh” sang “tôi”: “Anh hỏi thế này em đừng cho là lệnh nhé? Trước khi biết anh em có hề yêu một người nào không?”... Trước sự thay đổi thái độ của người chồng, người vợ đáp lại bằng những lời trách móc “Thế tại ai gây ra

29

chuyện ấy? Anh đã thật thà với em thì em cũng phải thật thà với anh. Anh nghĩ xem, em chối có nổi không? Vả lại như anh đã nói, điều ấy cũng chẳng can hệ gì”. Qua sự thay đổi cách xưng hô, cho thấy quan hệ vợ chồng cũng có

sự thay đổi: từ quan hệ bình thường sang quan hệ bất bình thường. Như vậy, trong tình cảm vợ chồng ghen tuông cũng là nguyên nhân làm hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ.

Như vậy, trong các chủ đề giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức thì chủ đề tình cảm vợ chồng luôn được quan tâm và đề cập tới nhiều nhất. Trong đó xu hướng giao tiếp vợ chồng thể hiện tình cảm thắm thiết, chân thành chiếm tỷ lệ cao trong mảng chủ đề về tình cảm vợ chồng. Đây là mảng đề tài không thể thiếu trong mối quan hệ vợ chồng và chiếm một vị trí quan trọng trong việc gìn giữ hạnh phúc gia đình, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội.

Một phần của tài liệu Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu tác phẩm văn học) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)