Chủ đề về các mối quan hệ xung quanh

Một phần của tài liệu Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu tác phẩm văn học) (Trang 41)

6. Bố cục khóa luận

2.2.5. Chủ đề về các mối quan hệ xung quanh

Gia đình trí thức thường có nhiều mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Bởi họ là tầng lớp có học vấn có trình độ nhất trong xã hội chính vì vậy mà sự giao thiệp với bạn bè, bằng hữu, thậm chí người tình cũ hay cả những người ở cũng đã trở thành chủ đề giao tiếp của các cặp vợ chồng trí thức.

VD1:

V: Thư ai đấy hả mình?

C: Nay mai mình tính công cái Thảo, trả cho nó rồi cho nó về. cái Hồng ngót năm tuổi rồi, chẳng còn bé bỏng gì, trao cho nó giữ em. Ngày mai đi chợ nhớ mua một củ nâu. Bao nhiêu quần áo trắng của tôi, của chúng nó nhuôm tất cả đi, cho bền và cho đỡ tốn xà phòng. Còn ba chục thúng thóc mình phải liệu chia ra làm thế nào cho đủ ăn từ nay đến tết. Ăn in ít chứ. Miễn là không chết người thì thôi, quà bánh của chúng nó thì bỏ đi.

[16; tr. 60 – 61] Trong VD này chủ đề được đề cập đến là nói về việc cho con Thảo – người ở về quê, vì gia đình đang gặp khó khăn về kinh tế nên phải cắt giảm chi tiêu trong gia đình.

VD2:

V: Thế nào cậu? Dì nó đã đỡ chưa? Liệu có qua khỏi được không? C: Nguy lắm. Không biết nó có sống được không?

35

C: Cả một đêm hôm qua li bì nói mê nói sảng mà lúc nào tỉnh thì lại tỷ tê khóc lóc. Bác Dần mách rằng lúc mê sảng nó cứ gọi tên tôi. Không khéo thì hỏng mất. Thôi thế mà ra tôi đã mắc một tội ác: giết một người đàn bà.

[21; tr. 146]

Chủ đề trong đoạn thoại trên nói về nhân vật Oanh. Vì nặng tình với nhân vật Quang – người chồng mà lâm bệnh nan y. Vì vậy mà Oanh đã trở thành chủ đề giao tiếp của hai vợ chồng Quang.

Tóm lại, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, chủ đề được quan tâm nhiều nhất là “tình cảm vợ chồng”. Qua đó thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của người Việt nói chung và tầng lớp trí thức nói riêng.

2.3. Hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức.

“Hành vi ngôn ngữ (phát ngôn ngữ vi) là những phát ngôn mà khi người ta nói chúng ra thì đồng thời người ta thực hiện ngay cái việc được biểu thị trong phát ngôn” [1; tr. 88]

Theo Austin cho rằng có ba loại hành động ngôn ngữ lớn: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời. Ở chương này, chúng tôi chỉ đi sâu

nghiên cứu loại hành động ngôn ngữ: hành vi ở lời. “Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận” [1; tr. 89].

Có thể nói hành vi ngôn ngữ được sử dụng trong lời thoại giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức tương đối phong phú như: hỏi, giải thích, thông báo, xác nhận, trình bày, yêu cầu, khen, chê, an ủi … Theo tư liệu thống kê của chúng tôi có 1699 hành vi ngôn ngữ được các nhà văn sử dụng trong lời thoại giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức. Điều này vừa thể hiện nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đặc sắc của các tác giả, vừa thể hiện được sự đa dạng của hoạt động hội thoại trong giao tiếp. Kết quả chúng tôi khảo sát được chia thành các nhóm như sau:

36

2.3.1. Nhóm hành vi ngôn ngữ được sử dụng ở mức độ nhiều

Nhóm này gồm sự tham gia của 9 kiểu hành vi ngôn ngữ, gồm 1213 hành vi ngôn ngữ, chiếm tỷ lệ  71,4% tổng số hành vi ngôn ngữ (1213/1699).

Bảng 2.3.1.1: Bảng số liệu thống kê nhóm hành vi ngôn ngữ được sử dụng ở mức độ nhiều.

STT Hành vi ngôn ngữ Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Trình bày 230 18,9

2 Hỏi và hồi đáp hành vi ngôn ngữ hỏi 186 15,3

3 Xác nhận 153 12,6 4 Thông báo 150 12,4 5 Trách móc 145 12,0 6 Giải thích 144 11,9 7 Mắng 72 5,9 8 Khuyên 70 5,8 9 Than 63 5,2

Nhóm hành vi ngôn ngữ này được sử dụng nhiều trong các cuộc hội thoại hội thoại là bởi những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, xét trên phương diện đặc trưng của các hành vi ngôn ngữ: các

hành vi ngôn ngữ này thường xuyên được sử dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày ở mọi giai tầng, mọi chủ đề giao tiếp. Vì nó diễn tả được những cảm xúc những trạng thái những suy nghĩ của con người và đặc biệt phù hợp trong giao tiếp vợ chồng. Bởi thông qua các hành vi ngôn ngữ nêu trên sẽ thể hiện được mức độ tình cảm gần gũi hay xa lạ, thắm thiết hay lạnh nhạt trong quan hệ vợ chồng, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu giao tiếp thường xuyên giữa những người trong cùng một gia đình đó là vợ và chồng. Trong đó giao tiếp

37

vợ chồng gia đình trí thức mang đầy đủ những đặc trưng của các hành vi ngôn ngữ nêu trên.

Thứ hai, xét trên phương diện nhu cầu của con người trong cuộc sống:

con người luôn muốn tìm hiểu các vấn đề xã hội đặc biệt trong quan hệ vợ chồng thì nhu cầu muốn giải đáp những thắc mắc về nhau lại càng lớn hơn tất cả so với các mối quan hệ xã hội khác. Bởi thông qua đó họ có thể thấu hiểu nhau hơn, quan tâm nhau hơn và cùng nhau chia sẻ những vấn đề về cuộc sống và gìn giữ hạnh phúc gia đình. Chính vì vậy mà hành vi ngôn ngữ hỏi và hồi đáp hành vi ngôn ngữ hỏi chiếm số lượng lớn trong các hành vi ngôn ngữ.

VD:

V: Mình có đem về được vài trăm bạc không? C: Không.

[16; tr.82]

Đây là cuộc hội thoại được trích trong tiểu thuyết “Sống mòn” của nhà văn Nam Cao. Ở cuộc hội thoại này xuất hiện cả hành vi hỏi và hồi đáp hành vi hỏi. Người vợ đã thực hiện hành vi hỏi với người chồng về vấn đề tiền bạc

“Mình có đem về được vài trăm bạc không?”. Đứng trước câu hỏi của vợ,

người chồng đã thực hiện hành vi trả lời một cách trực tiếp đã giải quyết được

vấn đề mà người vợ nêu ra “Không”. Cuộc hội thoại đã diễn ra một cách

nhanh chóng, nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của những người tham gia giao tiếp.

Đặc biệt, trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức ngoài nhu cầu muốn tìm hiểu thì họ còn có nhu cầu trình bày, giải thích, xác nhận, thông báo … một vấn đề nào đó liên quan đến gia đình. Chính vì thế mà hành vi ngôn ngữ trình bày chiếm số lượng lớn nhất trong nhóm hành vi ngôn ngữ được sử dụng ở mức độ nhiều.

38 VD:

V: Bác cả còn sống đấy. Tất cả những người đi ăn giỗ hôm ấy cũng còn sống trờ trờ ra đấy. Tôi có thể kể tên từng người một. Mình đi hỏi người ta. Nếu chỉ có lấy một người bảo rằng hôm ấy có trông thấy tôi đánh bạc, tôi xin giơ cổ cho mình chem..

C: Nhưng con ở? …

V: Một là nó nói vu. Hai là nó không nói thế, nhưng bà nghe nhầm ra thế. Hôm ấy, tôi giữ em ngồi chơi, nói chuyện với bà Hương mãi. Rồi em khóc đòi bế đứng lên. Tôi gọi con ở bế nó đi chơi. Tôi nhổ tóc sâu cho bà Hương, chứ có đánh chác gì đâu!

[16; tr. 728]

Ở cuộc hội thoại này, trước sự nghi ngờ của người chồng về việc vợ mình đánh bài hôm đi ăn giỗ, người vợ đã chứng minh rằng nhưng điều chồng nghe thấy là hoàn toàn bịa đặt, có sự nhầm lẫn bằng cách người vợ (Sp2) thực hiện hành vi trình bày kể lại tiến trình sự việc đã xảy ra hôm đó một cách chi tiết, tường tận.

Thứ ba, xét trên phương diện về tác động xã hội và mức độ thể hiện tình cảm giữa vợ và chồng: Trong cuộc sống của mỗi con người, không phải ai lúc

nào cũng bình lặng, thuận lợi mà cũng có lúc vui lúc buồn, gặp những song gió, bão táp của cuộc đời “sông có khúc, người có lúc”. Trong những lúc như vậy, con người luôn tìm một nơi an toàn để sẻ chia, than thở. Nơi đó có thể là bạn bè, là gia đình, là người thân … nhưng trong mối quan hệ gia đình, nhất là mối quan hệ giữa vợ và chồng thì những lúc mệt mỏi họ thường tìm đến nhau để giãi bày tâm sự. Chính bởi lẽ đó mà hành vi ngôn ngữ than được sử dụng nhiều trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức. Thông qua những lời tâm sự, than thở của vợ hoặc chồng sẽ là cơ hội để họ hiểu nhau hơn, thông cảm cho nhau hơn trong cuộc sống đầy khó khăn. Theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy: hành vi than trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức được sử

39

dụng chủ yếu ở người vợ. Điều này được chúng tôi lý giải như sau: do đặc điểm tâm lý của phụ nữ thường yếu đuối hơn nam giới. Và trong mối quan hệ gia đình người phụ nữ thường lo lắng, chăm lo cho cuộc sống gia đình nhiều hơn nam giới. Chính vì vậy mà sự than phiền xuất hiện trong lời thoại của người vợ nhiều hơn chồng.

VD:

C: Ngồi dậy ngay. Ông đanh cho cái tát bây giờ?

V: Mình hà hiếp tôi vừa vừa chứ. Tôi mệt, tôi nằm, việc gì mà mình dọa tát tôi. Tôi có phải con mèo, con chó đâu mà mình muốn làm gì thì làm. Tôi chịu khổ đã hai năm trời rồi, tôi không thể chịu được nữa. Mình không ưng ở với tôi nữa thì cho giấy tờ để tôi về với bố mẹ tôi. Chứ cứ nay mắng, mai chửi, ăn không ngon thì vứt bát đũa, không ngủ được thì quát tháo rầm nhà để cho người khác cũng không thể nhắm mắt, mình làm tình làm tội tôi quá một con ở. Khốn khổ thân tôi không trời ơi là trời!.

(Người chồng, Bùi Hiển) Đây là cuộc hội thoại được trích trong tác phẩm “Người chồng” của Bùi Hiển. Trước lời dọa nạt, bực tức vô cớ của người chồng, người vợ (Sp2) trong cuộc hội thoại trên đã thức hiện một loạt các hành vi than về cuộc sống mình

phải trải qua trong suốt 2 năm qua “Tôi chịu khổ đã hai năm trời rồi, tôi không thể chịu đựng được nữa” và “Chứ cứ nay mắng, mai chửi, ăn không ngon thì vứt bát đũa, không ngủ được thì quát tháo rầm nhà để cho người khác cũng không thể nhắm mắt, mình làm tình làm tội tôi quá một con ở. Khốn khổ thân tôi không trời ơi là trời!”. Qua lời than của người vợ, người

đọc thấy được những khó khăn mà họ phải vượt qua trong cuộc sống gia đình.

Thứ tư, trong cuộc sống hôn nhân không phải lúc nào cũng là hạnh phúc

mà còn có những lúc vợ chồng mâu thuẫn, bất đồng quan điểm trong những vấn đề trong gia đình. Trước những trường hợp đó, các hành vi ngôn ngữ như: mắng, trách móc ở cả hai vợ chồng xuất hiện. Đặc biệt, trong xã hội Việt

40

Nam giai đoạn 1930 – 1945, khi đất nước chìm trong những nạn đói kinh hoàng, khi con người không đủ ăn, đủ mặc, không đáp ững được những nhu cầu tối thiểu … thì việc cãi vã, trách móc, tranh giành giữa con người với con người lại càng trở nên gay gắt. Đặc biệt trong gia đình, khi kinh tế không vững chắc, khi phải suy tính cho sự sinh tồn của gia đình thì sự bực dọc của những thành viên trong gia đình xảy ra là điều dễ hiểu. Nhất là trong quan hệ vợ chồng. Qua lời trách móc, mắng mỏ của vợ hoặc chồng sẽ giúp cho họ vơi bất đi sự bực tức, đó là hình thức chia sẻ với người bạn đời nhưng không tích cực.

VD:

V: Đi chết đâu mà đi mãi thế? Sao không chết dấm chết giúi đi cho rồi? Còn về đây làm gì? Còn vác mặt về đây làm gì? [16; tr. 305]

Vì anh chồng không về quê kịp vào ngày nhận vé sợi, đã làm mất đi miếng cơm sinh tồn của gia đình mà người vợ trong lời thoại trên đã thực hiện một loạt các hành vi trách móc “Đi chết đâu mà đi mãi thế? Sao không chết

dấm chết giúi đi cho rồi? Còn về đây làm gì? Còn vác mặt về đây làm gì?”. 2.3.2. Nhóm hành vi ngôn ngữ được sử dụng ở mức độ trung bình

Nhóm hành vi ngôn ngữ này tuy không được sử dụng nhiều, nhưng cũng vẫn được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức. Nhóm này gồm 7 kiểu hành vi ngôn ngữ, chiếm số lượng 383 hành vi ngôn ngữ, với tỉ lệ  22,5% tổng số hành vi ngôn ngữ.

Bảng 2.3.2.1: Bảng thống kê nhóm hành vi ngôn ngữ được sử dụng ở mức độ trung bình.

STT Hành vi ngôn ngữ Số lượng Phần trăm

1 Đề nghị (ra lệnh) 60 15,7

41 3 Phủ định 59 15,4 4 Tuyên bố 55 14,3 5 Khẳng định 51 13,3 6 Nhận xét 49 12,8 7 Khen 49 12,8 Nguyên nhân:

a. Do quan niệm của xã hội: Xã hội Việt Nam, đặc biệt là thế kỉ XX

thường mang đậm tư tưởng trọng nam khinh nữ, nam giới có tính gia trưởng, trịnh thượng, vợ con phải dưới quyền, nên họ thường có thái độ ra lệnh, yêu cầu người khác làm theo ý kiến của họ, hay nhưng câu nói mang tính tuyên bố về một quan niệm một ý kiến nào đó. Chính bởi vậy mà trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức thường xuất hiện hành vi tuyên bố đề nghị hay ra lệnh của người chồng là chủ yếu

VD:

V: Mình ăn từ trưa thì bây giờ đói quá rồi còn gì? Hay là mình nhọc không muốn ăn cơm tôi quấy cho mình một chút bột sắn mình ăn nhé?

C: Không ăn! Đừng hỏi gì lôi thôi!

[16; tr. 54] Trong đoạn thoại này, trước sự quan tâm ân cần của người vợ, thì người chồng đã đáp lại bằng một thái độ thể hiện sự khó chịu khi cứ bị làm phiền

mãi qua hành vi ra lệnh “Đừng hỏi gì lôi thôi!”. Qua việc sử dụng hành vi ra

lệnh, người đọc thấy được sự khó chịu, bực dọc đang chất chứa trong lòng người chồng.

b. Do cung cách sống lịch thiệp: trong gia đình trí thức mà họ thường

xuyên xuất hiện hành vi ngôn ngữ khen và nhận xét về một vấn đề nào đó trong gia đình. Tuy nhiên, theo thống kê của chúng tôi đối tượng được khen trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức là những người có mối quan hệ

42

xung quanh giữa vợ và chồng như: con cái, những người đã giúp đỡ họ, những người có tài năng làm họ ngưỡng mộ …

VD:

C: Thế sao mình cứ bắt làm? Mà nó làm không được thì lại đánh?

V: Thì đã bảo: điên mà lại! Con bé thật có nết. Chỉ vì mình túng cho nên nó khổ … Mẹ nó! Ấy thế mà ngủ ù ỉ như lợn rồi đấy! …

[16; tr. 64]

Trong đoạn thoại này, cả hai vợ chồng đều khen đứa con của mình thật là có nết, bố mẹ có mắng dù mình có đúng cũng không bao giờ cãi lại lời cha mẹ, một người con hiếu thảo. Thông qua hành vi khen của người cha người mẹ đã cho người đọc thấy được niềm tự hào về họ khi những đứa con ngoan ngoãn, có hiếu.

c. Do cội nguồn của cuộc hôn nhân mà hành vi mỉa mai, châm biếm xuất

hiện trong lời thoại giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức. Trong hôn nhân không tránh khỏi những lúc vợ chồng bất đồng quan điểm mà nảy sinh sự cãi vã, mắng mỏ lẫn nhau. Để hồi đáp lại những hành vi ấy có khi người chồng, người vợ khéo léo mà dùng những hành vi khuyên can để làm cho câu chuyện lắng lại. Nhưng cũng có khi mâu thuẫn căng thẳng mà cả vợ và chồng đều không thể nhìn nhận kịp thời sự sai trái của mình mà thực hiện hành vi mỉa mai, châm biếm với vợ hoặc chồng.

VD:

C: Sao lại vô ích. Tôi viết tiểu thuyết đăng báo mỗi tháng cũng được sáu chục đồng bạc chớ.

V: Nhiều dữ há!

C: Tuy không nhiều, nhưng cũng nhờ nó phụ them số lương bảy chục

Một phần của tài liệu Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu tác phẩm văn học) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)