Xưng hô thể hiện mức độ tình cảm không thân mật, thiếu lịch sự

Một phần của tài liệu Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu tác phẩm văn học) (Trang 58)

6. Bố cục khóa luận

2.4.2.Xưng hô thể hiện mức độ tình cảm không thân mật, thiếu lịch sự

sự

Cách xưng hô này chiếm tỉ lệ nhỏ trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức. Đó là cách xưng hô với những cặp từ sau:

Tự xưng Gọi Trống không Trống không Tôi Trống không Tôi Anh Tôi Cô Người ta Mình

Qua các cặp từ xưng hô nêu trên, ta thấy được tình cảm vợ chồng mờ nhạt, xung khắc … Nguyên nhân của sự xuất hiện các cách xưng hô này là bởi:

52

2.4.2.1. Chịu sự chi phối của tình cảm, cảm xúc

Trong cuộc sống vợ chồng không tránh khỏi những lúc cãi vã, bất đồng quan điểm, bực tức … Trong những lúc như vậy, cả vợ và chồng thường có những cách xưng hô không chuẩn mực.

VD:

C: Tôi đi ra tỉnh. V: Muốn đi đâu thì đi.

[16; tr. 31]

Đây là cuộc hội thoại phản ánh việc xưng hô bị chi phối bởi cảm xúc. Khi người vợ hỏi chồng về việc sẽ bán đi năm thúng thóc để trả nợ. Người chồng đã tỏ ra không quan tâm đến việc gia đình. Vì vậy mà hai vợ chồng đã xảy ra cãi cọ “Ai bắt mình khổ mà mình khổ” (người chồng); “Giời bắt đấy. Gia đình tôi kém phúc nên tôi khổ” (người vợ). Chính vì vậy mà trong cuộc hội thoại trên, do bị ảnh hưởng của cảm xúc trước đó mà người vợ đã xưng hô trống không với chồng. Từ đó cho thấy, trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức nói riêng và giao tiếp trong gia đình nói chung từ xưng hô chịu nhiều ảnh hưởng của của tình cảm, cảm xúc trong quá trình giao tiếp.

2.4.2.2. Chịu sự chi phối của những sự kiện xảy ra trong gia đình

Trong cuộc sống gia đình, có nhiều sự kiện xảy ra cả tốt lẫn xấu. những sự kiện đó có tác động không nhỏ tới sự biến đổi trong gia đình. Trong đó có sự biến đổi về lối xưng hô giữa vợ và chồng trong giao tiếp.

VD:

C: Cô còn khóc gì nữa … Cô đi ngay đi, đi ra khỏi cái nhà này, tôi không muốn trông thấy cái mặt cô một chút nào nữa. Cô cầm lấy cái này …

[20; tr. 58]

Cách xưng hô “cô – tôi” trong đoạn hội thoại trên đã cho thấy tình cảm rạn nứt giữa hai vợ chồng. Khi biết chuyện vợ mình thất tiết với một người đàn ông khác để lấy mấy đồng lo cho cuộc sống gia đình, người chồng đã

53

thay đổi cách xưng hô từ “anh – Mai” sang “cô – tôi”. Qua đó thể hiện sự căm hờn, đau khổ đến tột cùng của người chồng khi biết vợ phản bội.

2.4.2.3. Đặc điểm giới tính của mỗi giới.

Theo thống kê, nam giới thường có cách xưng hô thiếu lịch sự hơn nữ giới (nam giới xưng hô thiếu thân mật, lịch sự gồm: 82 lượt; nữ giới xưng hô thiếu thân mật, lịch sự gồm: 61 lượt). Nguyên nhân: do nam giới có bản tính nóng nảy khi đứng trước một sự việc mà mình không hài lòng thì nam giới thường sử dụng ngôn ngữ thô tục hơn so với nữ giới. Nhất là trong quan hệ vợ chồng, khi hai bên đã hiểu rõ về nhau thì họ không còn e ngại khi sử dụng những ngôn ngữ thô tục. Đây cũng là tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn ngự trị trong xã hội Việt Nam, mặc dù là trí thức nhưng phần lớn các trí thức trong giai đoạn này vẫn chưa thoát khỏi tư tưởng phong kiến.

Một phần của tài liệu Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu tác phẩm văn học) (Trang 58)