Chủ đề về con cái trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức

Một phần của tài liệu Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu tác phẩm văn học) (Trang 36)

6. Bố cục khóa luận

2.2.2. Chủ đề về con cái trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức

Chủ đề này bao gồm những vấn đề về con cái như: học hành, tình cảm của cha mẹ với con cái, ốm đau bệnh tật, hay ngoại hình … Đây là những vấn đề được đề cập trong gia đình trí thức. Bởi con cái chính là sợi dây gắn kết tình cảm của cha mẹ, là tài sản vô giá của cha mẹ. Chính bởi lẽ đó sự phát triển của con cái cũng chính là sự phát triển của cha mẹ, là niềm tự hào của cha mẹ.

Theo tư liệu thống kê của chúng tôi, chủ đề về con cái trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức gồm: 20 đoạn hội thoại, chiếm  13,3% tổng số đoạn hội thoại.

VD1:

V: Hôm nay, tôi tức quá, tát cái Hồng một cái, rồi thương đứt ruột. Suốt hôm, nghĩ đến lúc nào, tôi lại khóc. Không biết tôi điên hay sao ấy.

C: Đấy là mình lo lắng quá. Tôi cũng vậy: lắm lúc tôi biết mình mắng nó bất công mà cứ mắng, tại ruột mình lúc nào cũng nóng như lửa đốt, hơi một tí là mình cáu. [16; tr. 64]

30

Đây là đoạn hội thoại trích trong truyện ngắn “Bài học quét nhà” của Nam Cao. Trong đoạn hội thoại này, cả hai vợ chồng đều thể hiện tâm trạng buồn lòng vì nhiều lúc đã mắng con không phải. Nhưng qua lời thoại của hai vợ chồng, chúng ta thấy được những tình cảm vô bờ của cha mẹ đối với con

cái: “thương đứt ruột”, “Suốt hôm, nghĩ đến lúc nào, tôi lại khóc”, những lời

trách phạt của cha mẹ với các con tất cả chỉ vì mong muốn con hoàn thiện hơn.

VD2:

V: À này! Lúc về mình nhớ tạt vào cụ lang ngõ Huyện lấy thuốc cho em nhé!

C: Thuốc thằng Chuyên ấy à? Còn nhiều lắm …

V: Không! Thuốc con Hương kia! Mặt nó lấm tấm đầy những mụn.

[16; tr. 45] Trong cuộc hội thoại này cả hai vợ chồng trí thức đều quan tâm lo lắng cho đứa con đang bị bệnh. Qua đó nói lên sự nhọc nhằn, vất vả của cha mẹ khi sinh thành. Họ chăm lo cho con cái từ bữa ăn đến giấc ngủ, và chạy chữa

khi con bị cam sài “Mặt nó lấm tấm đầy những mụn”.

Qua việc phân tích VD1, VD2 nêu trên, chúng ta nhận thấy một nguyên nhân chung chi phối các mảng đề tài trong chủ đề về con cái, đó là: những khó khăn về kinh tế trong gia đình. Ở VD1 do việc in, việc xuất bản bị hạn chế gắt gao, do giấy ngày càng khan hiếm mà công việc viết văn xuất bản sách của gia đình gặp khó khăn. Do vậy mà kinh tế gia đình ngày càng túng bấn. Áp lực đè nặng lên vai những người cha, người mẹ. Đó chính là lý do tại sao họ phải cho người ở thôi việc, tại sao lúc nào ruột gan cũng nóng như lửa đốt và hơi một tí là cáu. Còn trong VD2 vì kinh tế gia đình hạn hẹp nên không có tiền mua thuốc cho con, vì kinh tế mà vợ chồng bất hòa.

Tóm lại, thông qua chủ đề về con cái trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức các nhà văn đã phản ánh một phần cuộc sống cơ cực của những người

31

trí thức nói riêng và toàn thể nhân dân Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 nói chung.

Một phần của tài liệu Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu tác phẩm văn học) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)