Sự tác động của ngôn ngữ tới giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức

Một phần của tài liệu Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu tác phẩm văn học) (Trang 60)

6. Bố cục khóa luận

2.5.1.Sự tác động của ngôn ngữ tới giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức

giai đoạn này vẫn chưa thoát khỏi tư tưởng phong kiến.

2.5. Sự tác động của ngôn ngữ, văn hóa, xã hội tới giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức. gia đình trí thức.

2.5.1. Sự tác động của ngôn ngữ tới giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức. thức.

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người, là phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp.

Ngôn ngữ bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng tri giác. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, lời nói trong giao tiếp hang ngày. Như vậy, trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức chịu sự ảnh hưởng của ngôn ngữ nói. Bởi:

Thứ nhất, đây là cuộc đối thoại mà người nói – vợ (chồng) và người

nghe – chồng (vợ) tiếp xúc trực tiếp với nhau để cuộc giao tiếp diễn ra một cách liên tực, khẩn trương cho đến khi kết thúc.

Thứ hai, ngôn ngữ nói có sự đa dạng về ngữ điệu, mà ngữ điệu là yếu tố

54

được nói tới của người nói với người nghe. Chính vì vậy mà trong giao tiếp con người có thể sử dụng ngôn ngữ nói một cách thuận lời vào những mục đích khác nhau của mình.

Thứ ba, từ và câu trong ngôn ngữ nói được sử dụng khá đa dạng: có khi

mang tính khẩu ngữ, từ địa phương, than từ … có khi là những câu nói tỉnh lược, rườm rà, nhiều yếu tố dư thừa … Tất cả những đặc điểm đó tạo nên sự phong phú và đa dạng trong ngôn ngữ giao tiếp nói chung và giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức nói riêng.

VD1:

C: Tôi đi ra tỉnh. V: Muốn đi đâu thì đi.

[16; tr. 31]

Trong cuộc thoại này, trước lời thông báo của chồng “Tôi đi ra tỉnh”, thái độ của người vợ được thể hiện rõ nét qua lời đáp “Muốn đi đâu thì đi”. Qua ngữ điệu của vợ, người đọc thấy được tâm trạng bực tức, giận dỗi của người vợ với chồng. Từ ngữ trong lời thoại của người vợ mang tính khẩu ngữ “Muốn … thì …”.

Tuy nhiên, trong giao tiếp đôi khi bề mặt ngôn ngữ mang sắc thái này nhưng thực chất bên trong lại hướng đến một sắc thái khác.

VD2:

V: Anh vì thế mà buồn đấy à? Sao anh ác thế? Sao anh lại bắt em phải thật thà với anh để rồi làm em phải đau đớn?

C: Việc gì mà buồn! Có người đàn bà nào mãi cho đến lúc lấy chồng mà cũng còn nguyên cái trinh tiết tinh thần bao giờ! Tôi chỉ cần sau khi lấy tôi rồi thì vợ tôi không tư tưởng đến ai nữa. Thế thôi!

[21; tr. 162]

Trong lời thoại của người chồng, về bề mặt của ngôn ngữ thì đây là hành vi mang tính phủ định lại câu hỏi của người vợ “Việc gì mà buồn”. Nhưng

55

thực chất bên trong thì người chồng đang buồn bã, thất vọng khi biết được sự thật: trước khi lấy anh vợ anh đã từng yêu một người khác. Câu nói “Có người đàn bà nào mãi cho đến lúc lấy chồng mà cũng còn nguyên cái trinh tiết tinh thần bao giờ! Tôi chỉ cần sau khi lấy tôi rồi thì vợ tôi không tư tưởng đến ai nữa. Thế thôi!” của người chồng như một lời trách móc đối với vợ.

Trong giao tiếp việc sử dụng ngôn ngữ của mỗi giới là khác nhau, nữ giới bao giờ sử dụng ngôn ngữ cũng tinh tế và mềm dẻo hơn nam giới. Bởi phụ nữ thích sử dụng ngôn ngữ mềm dẻo, thuyết phục người nghe; còn nam giới thường dùng những từ ngữ ít bóng bẩy và chú trọng vào vấn đề mình nói đến.

VD3:

V: Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi mình nhỉ?

C: À phải! Hôm nay mồng ba. Giá mình không hỏi tôi thì tôi quên. Tôi phải đi.

V: Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sang nay đã đến…

[16; tr. 12-13] Trong đoạn hội thoại này, người vợ đã sử dụng một hành vi rào đón trước khi vào vấn đề chính “Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi mình nhỉ?”. Đây là hành vi bề mặt là hành vi hỏi, nhưng đích hướng đến là lời nhắc chồng hôm nay là “mồng ba” đã đến hạn nộp tiền nhà. Qua việc sử dụng hành vi rào đón trước của người vợ đã giúp cho vấn đề được khơi gợi một cách nhẹ nhàng, tránh gây áp lực đối với người chồng. Qua đó thể hiện sự tinh tế của người vợ trong giao tiếp.

Tóm lại, ngôn ngữ có tác động lớn tới việc thể hiện tình cảm, cảm xúc tới cuộc hội thoại. Thông qua ngôn ngữ người nói có thể truyền đạt những thông tin, tư tưởng, tình cảm tới người nghe. Và thông qua ngôn ngữ người nghe sẽ đoán biết được thái độ của người nói trong cuộc giao tiếp.

56

Một phần của tài liệu Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu tác phẩm văn học) (Trang 60)