Chủ đề về tiền bạc trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức

Một phần của tài liệu Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu tác phẩm văn học) (Trang 38)

6. Bố cục khóa luận

2.2.3. Chủ đề về tiền bạc trong giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức

Nếu chủ đề giao tiếp vợ chồng gia đình quan lại địa chủ phong kiến nhắc tới vấn đề tiền bạc trong việc suy tính cách làm giàu, chi tiêu vào những cuộc vui chơi giải trí, hay mua quan bán chức; thì vợ chồng gia đình trí thức lại nhắc đến tiền bạc trong cuộc sống mưu sinh là làm sao có tiền để cho gia đình ngày có hai bữa cơm đạm bạc. Trong thời buổi loạn lạc, những tầng lớp trí thức không chỉ còn lo vun trồng cho cái sự nghiệp lớn lao của mình ngày một thêm nảy nở, mà thay vào đó là nỗi lo lắng tủn mủn về vật chất, về cuộc sống của gia đình.

VD1:

V: Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi, mình nhỉ?

C: À phải! Hôm này mồng ba. Giá mình không hỏi tôi thì tôi quên … Tôi phải đi.

V: Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến …

C: Tiền nhà … tiền giặt … tiền thuốc … tiền nước mắm … Còn chịu tất! Tháng vừa rồi tiêu tốn quá, mới mồng mười đã hết tiền. May mà còn có đất mua chịu được.

[16; tr. 12 – 13] Đây là đoạn hội thoại được trích trong truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao. Người chồng (Sp2) trong đoạn thoại là một nhà văn có tâm huyết với nghề, có những ước mơ và hoài bão lớn. Nhưng khi anh đã có một gia đình để lo lắng, để suy tính là làm sao cho gia đình đỡ khổ. Thì giá trị của đồng tiền đã được họ quan tâm. Bao nhiêu là thứ phải chi tiêu cho cái gia đình nhỏ ấy

“Tiền nhà … tiền giặt … tiền thuốc … tiền nước mắm … Còn chịu tất!”.

Chính bởi vậy mà vấn đề tiền bạc trở thành chủ đề trung tâm trong gia đình Hộ.

32 VD2:

V: Điếc hay sao thế? Người ta hỏi sáng mai gọi người vào bán đi năm thùng thóc nhé. Mình có bằng lòng hay không bằng lòng?

C: Tôi không biết. Muốn bán bằng nào thì bán, bán cả đi cũng mặc. Đừng hỏi tôi.

V: Không bán, không bán lấy gì mà đưa trả lãi nợ cho người ta được. Người ta chẻ vào xác ấy. Lại còn tiền đóng họ, tiền nợ vặt, tiền lương tháng, tiền nộp thuế, tiền ba chén thuốc lấy cho thằng cu hôm nọ … Bao nhiêu là thứ, người ta làm rối lên như canh hẹ. Mình ngồi nhà cứ tưởng vợ con sung sướng lắm. Có biết đâu vợ hơi bước chân ra đến chợ, người ta đã xúm vào nói như đổ mẻ vào mặt. Ai chịu được.

[16; tr. 29 – 30]

Vì cuộc sống của gia đình, vì kinh tế eo hẹp mà cặp vợ chồng trong cuộc hội thoại trên đã tranh cãi với nhau về việc bán bớt thóc để có tiền trả các

khoản nợ của gia đình “Không bán, không bán lấy gì mà đưa trả lãi nợ cho người ta được”.

Như vậy, chủ đề tiền bạc trong gia đình trí thức không phải là mua danh bán chức, không phải là những lo lắng cho việc chi tiêu giải trí, mà là lo cho cuộc sống, cho miếng cơm manh áo của gia đình, cho sự tồn tại của bản thân. Thông qua các đoạn hội thoại giao tiếp vợ chồng gia đình trí thức, các nhà văn đã phản ánh cuộc sống cơ hàn của một số tầng lớp trí thức bị “miếng cơm manh áo ghì sát đất”.

Một phần của tài liệu Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu tác phẩm văn học) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)