Sự khác nhau về ngôn ngữ của mỗi giới

Một phần của tài liệu Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu tác phẩm văn học) (Trang 25)

6. Bố cục khóa luận

1.2.3.Sự khác nhau về ngôn ngữ của mỗi giới

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người, ngôn ngữ không chỉ có chức năng phản ánh thực tại xã hội mà còn có chức năng củng cố và duy trì tồn tại xã hội. Với cách nhìn này, từ góc độ giới có thể nhận thấy: ngôn ngữ không chỉ phản ánh quan niệm, cách nhìn nhận về giới của con người mà còn có thể tác động, góp phần vào việc thay đổi nhận thức của con người về giới.

GS.TS Nguyễn Văn Khang đã viết: “Có thể nói, cái gọi là sự khác biệt giới tính trong ngôn ngữ thực ra chỉ là khuynh hướng mang tính phong cách

19

trong sử dụng ngôn ngữ ở các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng cũng như các phương thức giao tiếp ... Ngoài sự khác biệt về âm lượng, âm sắc do cấu tạo bộ máy phát âm của mỗi giới thì sự khác nhau trong sử dụng ngôn ngữ của mỗi giới là kết quả của hàng loạt các nhân tố khác” [7; tr. 167].

1.2.3.1. Đặc điểm liên quan đến cơ quan phát âm của mỗi giới

Thứ nhất, trong Tiếng Việt thường có câu: “giọng ồm ồm như đàn ông”

và “giọng the thé như đàn bà” ... điều này đã cho thấy sự khác nhau về cơ quan phát âm của mỗi giới. Cụ thể:

- Về mặt sinh lý: bộ máy phát âm của nam và của nữ là khác nhau. (Ví dụ: dây thanh của nữ ngắn, mỏng, lỏng hơn của nam).

- Về tâm lý: sự khác nhau thể hiện ở đỉnh công chấn của nguyên âm. Với nhũng sự khác nhau tinh tế trong bộ máy phát âm mà người ta đã chỉ ra nhiều điểm khác nhau trong cách phát âm giữa nam và nữ. Thể hiện rõ nhất của sự khác nhau này là sự chênh lệch về âm vực trung bình của hai giới.

Thứ hai, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra sự khác nhau về ngôn ngữ giữa nam và nữ còn do các đặc trưng xã hội. Bởi: “âm sắc phản ánh các tiêu chí sinh học, tâm lý và những đặc trưng xã hội của người nói” [Lave, 1968]. “Sự khác biệt về âm sắc và phong cách ngôn ngữ giữa mỗi giới, một nửa là do sự khác nhau về kết cấu sinh lý, một nửa còn lại là do chịu sự tác động của các nhân tố văn hóa, địa vị kinh tế, xã hội, cá tính và bối cảnh giao tiếp” [Sachs,

1975].

Thứ ba, trong cách phát âm, giữa nam và nữ cũng có cách phát âm khác

nhau đối với một số âm. (Ví dụ: trong tiếng Anh Mĩ, nam giới sử dụng âm mũi hóa nhiều hơn nữ giới). Để giải thích điều này, Shuy (1967) và Austin (1965) cho rằng: âm mũi hóa mang âm sắc thô, mạnh, rất có nam tính vì thế phụ nữ ít sử dụng trong giao tiếp.

20

1.2.3.2. Ngôn ngữ nói của mỗi giới

Mỗi ngôn ngữ đều có những từ ngữ chỉ dùng cho giới này mà không dùng cho giới khác. Biểu hiện rõ nhất là ở hình thức cấu tạo từ trong các ngôn ngữ.

VD: Trong tiếng Anh sử dụng hai đại từ he/his (nam) và she/her (nữ).

Trong Tiếng Việt: nam-nữ, trai/giai-gái, ông-bà, chú-thím ...

Mặt khác, ở quy tắc phối hợp về giống, số trong một số ngôn ngữ có sự phân biệt giới tính rất rõ (tiếng Nga); ở một số ngôn ngữ khác như tiếng Việt là sự phân định các danh từ, các đại từ cho mỗi giới để tạo thành các cặp từ tương ứng (Ví dụ: ông-bà, anh-chị, cậu-mợ ...). Nhưng rõ hơn cả là sự phân định ranh giới ở một số không nhỏ các tính từ, động từ chuyên dùng cho từng giới, nếu sử dụng không đúng theo giới thì sẽ dẫn đến sự thay đổi nội dung theo hướng “mang đặc điểm của giới đó”.

VD: trong tiếng Việt các tính từ: yểu điệu, thướt tha, dịu hiền, chua ngoa, đanh đá ... thiên về chỉ nữ giới.

Như vậy, những đặc điểm khác nhau về ngôn ngữ nói của nam và nữ nêu trên đã tạo nên đặc trưng ngôn ngữ của mỗi giới.

1.2.3.3. Phong cách ngôn ngữ của mỗi giới

Giới là một biến xã hội khi nghiên cứu ngôn ngữ. Với cách nhìn này khảo sát sự khác biệt về giới trong ngôn ngữ không thể tách rời ngữ cảnh giao tiếp. Chẳng hạn, các nhà điều tra đã phát hiện ở trong một thôn của người Melagacy: nữ giới nói năng thẳng thăn, thoải mái hơn nam giới; ở Amsterdam (Hà Lan): nữ giới và nam giới có địa vị cao trong xã hội khi nói năng rất ít

phát âm hai loại hình thức thông tục (a) của phương ngữ địa phương

[R.Fasold, 1990]. Cũng nhấn mạnh vai trò của ngữ cảnh, J. Holmes (1986) cho rằng: cùng một lời nói nhưng ngữ điệu khác nhau có thể dẫn tới chức năng khác nhau. Và trong cuộc giao tiếp giữa nam và nữ thì lượng nói của nam nhiều hơn nữ, nam nắm quyền chủ động trong giao tiếp. Tuy nhiên, trên

21

thực tế và điều tra lại cho thấy, những khẳng định trên không đúng trong mọi trường hợp. Chẳng hạn, các tác giả đã ghi âm 28 cuộc hội thoại vợ chồng để xem xét lời nói và giá trị là thuộc về chồng hay vợ. Kết quả cho thấy: phụ nữ nào có tư tưởng giải phóng phụ nữ thì nói nhiều hơn chồng và lời kết của họ có giá trị hơn chồng. Bằng không thì ngược lại.

Mặt khác, sự khác nhau về phong cách ngôn ngữ của mỗi giới còn được thể hiện ở chiến lược giao tiếp. Ví dụ: qua khảo sát của một số cặp vợ chồng người Việt, các nhà nghiên cứu đã rút ra một số kết luận như sau:

- Cùng một vấn đề nhưng cách diễn đạt của nam giới thường mạnh mẽ hơn cách diễn đạt của nữ giới. Khi trả lời, nam giới thường dùng cách nói khẳng đinh/phủ định một cách dứt khoát, trong khi đó nữ giới lại diễn đạt bằng các cụm từ đồng ngữ hoặc phản ngữ với những từ khẳng định/phủ định.

- Trong khi nam giới thích dùng các câu khẳng định, yêu cầu, ra lệnh thì nữ giới lại ưa dùng câu phối hợp xin - yêu cầu - ra lệnh. Chính vì vậy mà cách diễn đạt của nữ giới bị gây ấn tượng mạnh và trong nhiều trường hợp đạt hiệu quả cao hơn nam giới.

Hiện nay ở ngoài xã hội và phần nào trong gia đình của người Việt có một xu thế chung là:

- Ngôn ngữ của phụ nữ mang nhiều màu sắc trung tính. Phong cách ngôn ngữ của nữ giới phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Nói cách khác là tùy vào bối cảnh giao tiếp cụ thể (đặc biệt là đối tượng giao tiếp) mà mỗi cá nhân nữ giới sử dụng ngôn ngữ mang phong cách nữ tính hay trung tính hay thiên về phong cách nam tính.

- Ngày nay nhiều nữ giới sử dụng cách nói của nam giới. Ngược lại, nam giới sử dụng cách nói của nữ giới, tuy ít nhưng không phải là không có.

Sự khác biệt giới cũng thể hiện ở lĩnh vực giao tiếp mà mỗi giới quan tâm. Shen Habing đã khảo sát mức độ quan tâm chủ đề hội thoại của mỗi giới và cho thấy: các chủ đề về chính trị, kinh tế được nam giới quan tâm nhiều

22

hơn nữ giới, trong khi đó các chủ đề về xã hội, giáo dục thì nữ giới lại quan tâm nhiều hơn.

Ngoài ra sự khác biệt giữa các giới về ngôn ngữ còn thể hiện ở thái độ ngôn ngữ của mỗi giới trước một hiện tượng ngôn ngữ.

Tóm lại, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người, với chức năng phản ánh thực tại xã hội mà cụ thể ở đây là phản ánh cách nhìn nhận về giới của con người. Chính vì vậy mà ngôn ngữ được sử dụng ở mỗi giới có sự khác nhau, đã tạo nên sự đa dạng trong ngôn ngữ khi giao tiếp.

23

CHƯƠNG 2: GIAO TIẾP VỢ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH TRÍ THỨC GIAI ĐOẠN 1930-1945

Một phần của tài liệu Khảo sát giao tiếp vợ chồng trong gia đình trí thức giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu tác phẩm văn học) (Trang 25)