Sỏi tái phát

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị sỏi đường mật trong và ngoài gan bằng phẫu thuật tạo đường hầm ống mật chủ – túi mật – da (FULL TEXT) (Trang 120)

4.3.2.1 Tỉ lệ sỏi tái phát Bảng 4.8 Tỉ lệ sỏi tái phát

Tác giả Thời gian Tỉ lệ sỏi tái phát(%)

Cheng Y.F.[68] 46 tháng 15

Xu Z.[151] 84 tháng 21,9

Uchiyama[148] 5 – 24 năm 22,7

Chúng tôi 44 tháng 27,3

Nhiều tác giả cho rằng sỏi đường mật trong gan là một bệnh lý khó thểđiều trị khỏi và hay tái phát [112],[120]. Chúng tôi theo dõi được 37 TH (78,7%) từ sau mổ đến tháng 12/2013, thời gian theo dõi trung bình 44,8±13,4 tháng (18 – 67 tháng). Có 9 TH có sỏi tái phát, tỉ lệ sỏi tái phát 27,3% (9/33 TH). Thời gian theo dõi trung bình của 9 TH sỏi tái phát là 32,1±5,3 tháng (26 – 41 tháng). Tỉ lệ tái phát trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với các nghiên cứu khác.

4.3.2.2 Kết quả điều trị sỏi tái phát

Trong 9 TH sỏi tái phát, có 6 TH có triệu chứng và đã nhập viện lại để điều trị lấy sỏi. Cả6 TH này đều có sỏi OMC kèm theo và có các triệu chứng của viêm đường mật cấp. Đặc biệt có 2 TH nhiễm trùng rất nặng với túi mật căng to và đau, siêu âm có nhiều sỏi trong gan 2 bên và sỏi OMC. Các BN này được dùng kháng sinh đường tĩnh mạch không hiệu quả nên đã được mở lại đường hầm tại đáy túi mật với vô cảm là tê tại chỗ. Sau khi mở túi mật, BN hết đau và hết sốt, sau đó được nội soi đường mật qua đường hầm OMC – túi mật – da lấy sỏi tái phát.

Đường hầm OMC – túi mật – da có một ưu điểm nổi bật trong điều trị viêm

đường mật cấp tính. Đường hầm như là một ngõ vào để dẫn lưu giải áp

đường mật tạm thời trong cấp cứu (Hình 4.8).

Đối với 4 TH còn lại, chúng tôi mở lại đáy túi mật vào đường hầm OMC – túi mật – da tại phòng mổ và tiến hành nội soi lấy sỏi tái phát.

Hình 4.8 Giải áp đường mật do nhiễm trùng đường mật tái phát (Nguyễn Thị V., 53 tuổi, SHS 211/03816)

Li X. đã thực hiện 46 TH phẫu thuật tạo đường hầm OMC – túi mật – da điều trị sỏi trong gan, sau thời gian theo dõi trung bình 45 tháng (12 – 80 tháng), có 2 TH có viêm đường mật tái phát với 1 TH do sỏi và 1 TH do giun lên đường mật. Cả2 TH đều được mở lại đáy túi mật bằng tê tại chỗ và lấy sỏi/giun qua nội soi với kết quả tốt [110]. Từ1994 đến 2010, Luo Z.L., Tian F.Z. và cộng sự đã thực hiện 376 TH phẫu thuật tạo đường hầm OMC – túi mật – da và tạo hình đường mật rốn gan đểđiều trị sỏi trong gan thành công, không có tỉ lệ tử vong. Tác giả theo dõi được 269 TH trong thời gian 3 năm, tỉ lệ viêm đường mật do sỏi tái phát 10,08% (29 TH) [115].

Al-Sukhni W. và cộng sự áp dụng kỹ thuật mật – ruột – da theo phương pháp Hutson cho 21 TH sỏi trong gan. Thời gian theo dõi trung bình 24 tháng (3 – 228 tháng) có 7 TH (33%) cần sử dụng lại ngõ vào dưới da để lấy sỏi trong đó có 3 TH thất bại [57]. Beckingham I.J. thực hiện nối mật – ruột – da 21 BN, theo dõi trung

bình 47 tháng. Tác giảđã thực hiện nội soi lấy sỏi qua đường hầm mật – ruột – da trên 19 BN, tổng cộng 97 lần, thành công trong 95 lần (tỉ lệ thành công 98%), hết sỏi 17/19 TH, có 1 TH quai ruột quá dài không vào lại được đường mật [60].

Tỉ lệ nội soi qua đường hầm OMC – túi mật – da của chúng tôi thành công 83,3% (5/6 TH). Trong 6 TH, có 1 TH qua miệng nối OMC – túi mật khó khăn do miệng nối bị hẹp và đường vào đường mật gập góc. Đây cũng là một trong 5 TH nội soi qua miệng nối khó khăn trong khi nội soi lấy sỏi sót. Trường hợp này BN đã bị sỏi tái phát trước khi vào viện 6 tháng với nhiều đợt nhiễm trùng đường mật, tuy nhiên do điều trị kháng sinh có đáp ứng nên BN chưa đồng ý nhập viện lấy sỏi tái phát cho đến lần nhập viện này.

Trong 6 TH sỏi tái phát đã được nội soi lấy sỏi, có 5 TH hết sỏi, 1 TH còn sỏi, tỉ lệ hết sỏi là 83,3%. Cho đến thời điểm hiện nay BN chưa có triệu chứng viêm đường mật tái phát.

Hiệu quảđiều trị sỏi tái phát qua đường hầm OMC – túi mật – da 83,3%.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị sỏi đường mật trong và ngoài gan bằng phẫu thuật tạo đường hầm ống mật chủ – túi mật – da (FULL TEXT) (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)