Hoàn thiện và bổ sung các sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Nâng cao chất lượng cho vay đối với danh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 51)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG

3.2.1 Hoàn thiện và bổ sung các sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thẻ ATM đạt 13000 thẻ, thẻ tín dụng quốc tế là 100, số đơn vị chấp nhận thẻ là 10.

Lợi nhuận của chi nhánh phấn đấu đạt 122 tỷ theo kế hoạch trụ sở chính giao cho.

3.1.2 Định hướng của chi nhánh đối với cho vay các doanhnghiệp vừa và nhỏ nghiệp vừa và nhỏ

Từ việc xác định nhóm khách hàng trọng tâm là các DNVVN, chi nhánh đã có những định hướng riêng cho đối tượng khách hàng này như sau:

- Trước hết là tăng tỷ trọng cho vay DNVVN trong doanh số cho vay của toàn chi nhánh.

- Tiếp đó là tăng trưởng dư nợ cho vay trên cơ sở cho vay lành mạnh, hạn chế các khoản cho vay có vấn đề nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Thực hiện các biện pháp thu hồi, xử lý nợ tồn đọng, nợ có vấn đề.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn, tích cực và chủ động tìm kiếm các khách hàng doanh nghiệp mới, các khách hàng doanh nghiệp tiềm năng.

- Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, nắm vững các nghiệp vụ, có khả năng thẩm định tốt cũng như tìm kiếm các cơ hội đầu tư, bên cạnh đó có sự tư vấn trong lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các khách hàng DNVVN.

- Thực hiện các chính sách khách hàng theo tiêu chuẩn tín dụng, đưa ra các chính sách ưu đãi đối với các khách hàng DNVVN uy tín, có quan hệ làm ăn lâu dài.

- Chủ trương phục vụ tốt khách hàng, tạo lập mối quan hệ khăng khít với khách hàng, tránh trường hợp khách hàng chỉ đến với chi nhánh ngân hàng một lần.

- Đẩy mạnh công tác tiếp thị khách hàng, thực hiện tốt các chiến lược thu hút cũng như gần gũi khách hàng để có khả năng nắm bắt khách hàng.

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚIDOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BÀ TRƯNG.

3.2.1 Hoàn thiện và bổ sung các sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp vừavà nhỏ và nhỏ

Mỗi doanh nghiệp thích hợp với một loại cho vay khác nhau, đặc biệt là đối với các DNVVN. Vì DNVVN là loại hình doanh nghiệp rất đa dạng về ngành nghề kinh doanh nên nhu cầu vay vốn rất khác nhau. Tuy nhiên, các hình thức cho vay của ngân hàng đối với loại hình doanh nghiệp này là tương đối ít. Hiện tại ngân hàng chủ yếu áp dụng các phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay trả góp và cho vay từng lần. Đối với DNVVN thì hầu như chỉ áp dụng hình thức cho vay từng lần. Điều này gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp khi muốn vay vốn theo hạn mức hoặc vay vốn theo dự án, đồng thời cũng hạn chế khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng đối với DNVVN. Vì vậy hoàn thiện và bổ sung các sản phẩm phù hợp với DNVVN là một giải pháp mà chi nhánh cần phải thực hiện.

Chi nhánh cần linh hoạt trong việc áp dụng các hình thức cho vay có tài sản đảm bảo bởi vì năng lực của DNVVN thường lớn hơn so với giá trị tài sản thực sự của doanh nghiệp. Do vậy, muốn mở rộng cho vay, chi nhánh cần mạnh dạn áp dụng hình thức cho vay đảm bảo bằng hình thức khác, có thể là hàng hóa, dịch vụ... Chi nhánh nên tiến hành cho doanh nghiệp vay dựa trên tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hơn là dựa vào tài sản đảm bảo. Do tài sản đảm bảo chỉ là nguồn trả nợ khi rủi ro xảy ra nên ngân hàng nên linh động áp dụng các hình thức thế chấp, tín chấp, bảo lãnh… sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Sự rắc rối, rườm rà của thủ tục vay vốn cũng gây ra không ít trở ngại cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn. Sự trở ngại trong những thủ tục này có thể làm cho doanh nghiệp mất đi cơ hội kinh doanh của mình, đặc biệt là đối với các DNVVN - nơi mà vốn vay luôn có nhu cầu giải quyết nhanh. Vì vậy đơn giản hóa các thủ tục vay vốn một cách hợp lý mà vẫn đảm bảo các quy trình cần thiết nhằm tạo ra sự nhanh gọn trong việc giải quyết vay vốn là việc các ngân hàng cần làm. Theo quy chế cho vay thì thời hạn quyết định tín dụng ngắn hạn là không quá 10 ngày và trung hạn là không quá 45 ngày từ ngày tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. Do đó nếu bộ hồ sơ vay vốn chưa được chuẩn bị kỹ càng, hoàn chỉnh, còn phải sửa đổi nhiều thì thời gian được vay vốn có thể kéo dài thêm 1 đến 2 tháng, điều này có thể làm mất đi cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Cán bộ tín dụng nên giúp đỡ khách hàng nhiều hơn trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, có thể kết hợp với các cơ quan chức năng, để giảm bớt thời gian đi lại của khách hàng, đồng thời cũng giúp cho việc thẩm định khách hàng được chính xác hơn, hiệu quả hơn.

phù hợp với đặc điểm và sự phát triển của đa số các DNVVN trên địa bàn thành phố Hà Nội, chi nhánh nên nghiên cứu và triển khai thêm các sản phẩm cho vay mới phù hợp. Các sản phẩm cho vay mới được xây dựng trên cơ sở điều tra nhu cầu khách hàng và kinh nghiệm học tập của các ngân hàng trên thế giới.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Nâng cao chất lượng cho vay đối với danh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w