- Ban kiểm soát
9 408.524.120 17,7 (18.545.74) (0,068) Các khoản phải thu
Các khoản phải thu
khác 0 0 19.002.974 0,66 680.596 0,02 19.002.974 - (18.322.378) (96,42) Tài sản ngắn hạn khác 877.894.981 100 1.173.168.609 100 1.095.118.280 100 295.273.628 33,63 (78.050.329) (6,65) Thuế GTGT được khấu trừ 351.033.210 40 236.275.976 20,14 97.771.238 8.92 (114.757.234) (32,69) (138.504.738) (58,62) Thuế và các khoản
phải thu Nhà nước 0 0 10.471.389 0,89 14.853.889 1,36 10.471.389 - 4.382.500 41,85
Tài sản ngắn hạn
khác 526.861.771 60 926.421.244 78,97 982.493.153 89,72 399.559.473 75,84 56.071.909 6,05
2.2.3.1. Quản lý vốn lưu động bằng tiền
Qua bảng 2.4, ta thấy công ty ta đã xác định được mức dự trữ vốn tiền mặt khá hợp lý. Cụ thể là dành toàn bộ lượng tiền mặt để đầu tư cho tài sản lưu động mà không có bất cứ một khoản tiền gửi ngân hàng nào. Đồng thời, lượng tiền mặt này đang có xu hướng tăng qua từng năm kể từ năm 2011 cho đến năm 2013. Có thể thấy, lượng tiền mặt của công ty đang tăng dần là do việc cho mua bán, cho thuê các trang thiết bị máy móc, sản phẩm, hàng hóa. Việc dự trữ một lượng lớn tiền mặt tại quỹ có thể đáp ứng kịp thời các khoản cho tiêu cần thiết và phát sinh đột ngột cũng như đảm bảo khả năng thanh toán tức thời. Ngoài ra, dự trữ tiền mặt lớn còn giúp công ty có cơ hội kiếm lời trong việc nếu giá vật liệu xuống thì mua và bán ra khi lên giá. Tuy nhiên, việc dự trữ này quá lớn có thể gây ứ đọng lãng phí vốn, làm tăng các chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Vì vậy, công ty cần xem xét để có một lượng tiền mặt vừa đủ đáp ứng các khoản thanh toán tức thời cũng như không gây ra lãng phí vốn góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Bên cạnh đó, công ty không có bất cứ khoản tiền gửi ngân hàng không chỉ bất lợi cho họ trong việc thanh toán qua tài khoản ngân hàng, giảm sự thất thoát của việc lưu giữ tiền mặt mà còn không được hưởng bất cứ một khoản lãi nào. Vì vậy, công ty nên mở một tài khoản ngân hàng để thuận tiện cho việc thanh toán cũng như gửi các khoản tạm thời không dùng đến để được hưởng lãi.
Trong giai đoạn năm 2011 – 2013 vừa qua, Công ty đã không áp dụng mô hình quản lý tiền mặt bằng phương pháp tổng chi phí tối thiểu để xác định mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý mà quản lý dựa trên các kinh nghiệm kinh doanh đã tích lũy được. Do việc quản lý vốn lưu động bằng tiền mặt có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động nên Công ty cần xác định nhu cầu vốn lưu động bằng tiền hợp lý, phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn sao cho việc sử dụng vốn lưu động bằng tiền sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.2.3.2. Quản lý hàng tồn kho dự trữ
Qua bảng 2.4, ta thấy lượng hàng tồn kho của công ty trong giai đoạn năm 2011 – 2013 là khá thấp so với tình hình quản lý chung. Nhưng nhìn chung vẫn có xu hướng tăng qua các năm. Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân của việc tăng lượng hàng tồn kho là do phòng kinh doanh của công ty nhận thấy giá cả các mặt hàng sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới, vì vậy, công ty đã chủ động tăng lượng hàng tồn kho để hạn chế phần nào sự tăng giá cả cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn là do công ty đã mở rộng chính sách giảm giá hàng bán để thúc đẩy lượng hàng tiêu thụ nhằm thu hút khách hàng. Điều này cũng góp phần làm cho doanh thu đang có xu hướng tăng trong giai đoạn này. Tuy nhiên, việc tăng quá mức lượng hàng tồn kho sẽ làm phát sinh các loại chi phí. Tồn kho càng lớn, vốn tồn
kho dự trữ càng lớn thì không thể sử dụng cho mục đích khác và làm tăng chi phí cơ hội của số vốn này làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của vốn lưu động.
Việc quản lý hàng tồn kho trong các doanh nghiệp là rất quan trọng, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm dịch vụ như Công ty cổ phần Quốc tế Tam Sơn. Bởi nhờ có dự trữ tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn kinh doanh, không bị thiếu sản phẩm để bán, đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nhìn chung, Công ty cổ phần Quốc tế Y tế Tam Sơn chưa áp dụng mô hình quản lý vốn tồn kho theo phương pháp tổng chi phí tối thiểu hay tồn kho bằng không mà thay vào đó, họ đang áp dụng chính sách quản lý hàng tồn kho theo kinh nghiệm tích lũy qua các thời kỳ.
2.2.3.3. Quản lý các khoản phải thu, phải trả
Dựa vào bảng 2.4, khoản phải thu ngắn hạn của Công ty cổ phần Quốc tế Y tế Tam Sơn bao gồm các khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác.
Có thể thấy khoản phải thu khách hàng của công ty không có sự biến động vẫn duy trì là 150.632.777 đồng qua ba năm 2011, 2012, 2013. Nguyên nhân của việc có khoản này là do công ty áp dụng chính sách cho khách hàng mua chịu nhằm gia tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ cũng như tăng thêm lợi nhuận. Tuy nhiên, điều này chứng tỏ công ty vẫn chưa có phương án để giải quản lý khoản phải thu này sao cho hợp lý.
Bên cạnh đó, khoản trả trước cho người bán có sự biến động thất thường, lúc tăng lúc giảm, nhìn chung chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản phải thu ngắn hạn. Năm 2012 tăng 408.524.120 đồng so với năm 2011 nhưng năm 2013 lại giảm 18.545.974 đồng so với năm 2012, tương ứng năm 2012 tăng 17,7% so với năm 2011, năm 2013 tương ứng giảm 0,06% so với năm 2012. Các khoản phải trả của công ty chủ yếu là số tiền mà công ty phải trả cho các nhà cung cấp nhưng chưa đến hạn trả. Công ty cần có các biện pháp quản lý một cách chính xác, an toàn khoản trả trước cho người bán này để nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Các khoản phải thu khác có xu hướng biến động thất thường. Năm 2011, khoản này duy trì ở mức bằng 0. Năm 2012 tăng lên đến 19.002.974 đồng. Nhưng cùng kỳ năm 2013, khoản này giảm xuống chỉ còn 680.596 đồng. Điều này cho thấy so với năm 2012, năm 2013 công ty đã làm tốt công tác thu hồi nợ, không để thất thoát nợ. Tóm lại, Công ty cổ phần Quốc tế Y tế Tam Sơn đang áp dụng phương pháp quản lý các khoản phải thu theo chính sách tín dụng nới lỏng cho khách hàng góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.2.3.4. Quản lý vốn lưu động khác
Việc quản lý và sử dụng tài sản lưu động khác bao gồm các khoản thuế GTGT được khấu trừ, thuế và các khoản phải thu Nhà nước và tài sản ngắn hạn khác. Nó phản ánh giá trị các khoản tài sản lưu động chưa tính vào các chỉ tiêu trên.
Dựa vào bảng phân tích, ta thấy tài sản lưu động khác của công ty qua các năm không ổn định. So với năm 2011, khoản mục này của năm 2012 đã tăng 399.559.473 đồng, đạt mốc 926.421.244 đồng, tương ứng tăng 75,84%. Điều này làm cho tỷ trọng của TSLĐ khác trong tổng TSLĐ khác của năm 2012 tăng 33,63% so với năm 2011. Sang năm 2013, khoản tài sản lưu động khác lại tiếp tục tăng lên đến 982.493.153 đồng, tăng tương ứng với 6,05% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng lên của khoản mục tài sản ngắn hạn khác là do trong quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ, công ty đã mua bán đấu thầu làm đại lý cho các trang thiết bị của nhà cung cấp nên đã chấp nhận các khoản thế chấp. Điều này cũng góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
Bên cạnh đó, khoản mục thuế GTGT được khấu trừ lại có xu hướng giảm qua các năm do lượng hàng hóa sản phẩm nhập vào ít đồng thời trong năm cũng tiêu thụ một lượng hàng lớn nên thuế GTGT được khấu trừ của công ty đã giảm đáng kể. Điều này tiếp tục diễn ra trong năm 2013. Đồng thời, thuế và các khoản phải thu Nhà nước chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong việc cấu thành nên tổng tài sản lưu động khác.
Tóm lại, trong những năm qua, công ty đã đạt được nhưng kết quả nhất định trong công tác quản lý vốn lưu động bằng tiền, quản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác. Tuy nhiên, các chính sách mà Công ty đang theo đuổi đều không tuân theo một phương pháp cụ thể nào mà chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm quản lý mà Ban lãnh đạo đã tích lũy được trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Như vậy, để mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh và góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động, công ty nên áp dụng các phương pháp quản lý thích hợp với từng bộ phận cấu thành nên vốn lưu động và phải nỗ lực hơn nữa để giải quyết các vướng mắc còn tồn tại nhằm tránh được những rủi ro trong sản xuất kinh doanh.
2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Quốc tế Y tế Tam Sơn phần Quốc tế Y tế Tam Sơn
2.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu tổng quát
Bảng 2.5. Nhóm chỉ tiêu tổng quát
Chỉ tiêu ĐVT Công thức tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012