Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Quốc tế y tế Tam Sơn (Trang 26)

- Hệ số khả năng thanh toán tức thờ

1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan

Ngoài những nhân tố khách quan nêu trên còn rất nhiều nhân tố chủ quan của chính bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khả năng xác định nhu cầu VLĐ: do xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa thiếu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Khả năng xác định mức dự trữ hàng hóa: để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được liên tục, thường xuyên, tốc độ quay vốn nhanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có mức dự trữ hàng hóa phù hợp với quy mô kinh doanh. Nếu dự trữ hàng hóa thực tế lớn hơn mức dự trữ cao nhất thì hàng hóa bị ứ đọng trong kho gây lãng phí vốn mặc dù doanh thu có thể đạt được như dự tính. Nếu vốn dự trữ hàng hóa thực tế nhỏ hơn mức tối thiểu cần thiết thì doanh nghiệp sẽ thiếu hàng để bán ra, hoạt động bán hàng bị gián đoạn, doanh thu đạt được không tối đa, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động không tốt.

Việc lựa chọn dự án đầu tƣ: là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời giá thành hạ thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Ngược lại, hàng hóa mà doanh nghiệp làm ra có chất lượng kém, không phù hợp với thị hiếu của khách hàng sẽ dẫn đến hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được làm cho VLĐ bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp.

Trình độ tổ chức lƣu chuyển hàng hóa: để đưa hàng hóa đến được tay người tiêu dùng, doanh nghiệp thương mại phải bỏ ra một lượng chi phí nào đó và tổ chức một quy trình mua vào, dự trữ, bán ra. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động bằng cách giảm chi phí và nâng số vòng vốn quay thì phải tổ chức tốt quá trình mua vào, dự trữ và bán ra. Quy trình này được quyết định bởi trình độ tổ chức lưu chuyển hàng hóa của doanh nghiệp và khả năng cơ giới hóa. Vì vậy, việc tổ chức quá trình lưu chuyển hàng hóa đối với hiệu quả sử dụng vốn lưu động là rất cần thiết.

Uy tín trong kinh doanh: trong điều kiện hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải tạo dựng cho mình chữ tín trong kinh doanh. Có như vậy doanh nghiệp mới đẩy nhanh được tiêu thụ hàng hóa, thuận lợi cho việc tham gia các hợp đồng kinh doanh, tạo được nhiều mối làm ăn tốt đẹp, đẩy nhanh được quá trình tiêu thụ hàng hóa, tăng vòng quay vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đặc biệt là tạo dựng được uy tín trên thị trường.

Do trình độ quản lý: việc tổ chức nhân sự có ảnh hưởng trực tiếp đến điều hành mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hóa trong quá trình mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng sản phẩm lãng phí vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp. Nếu bố trí đúng người đúng việc, mọi hoạt động diễn ra một cách nhịp nhàng, ăn khớp với nhau, người quản lý không phải mất thời gian chỉnh đốn, nhắc nhở nhân viên của mình. Nhưng nếu bố trí người không đúng vị trí thì các hoạt động không thể diễn ra một cách bình thường được. Khi mọi hoạt động đã nhịp nhàng thì chắc chắn mọi hiệu quả sẽ đạt được và hiệu quả sử dụng VLĐ cũng đạt được ở mức tối ưu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Quốc tế y tế Tam Sơn (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)