Khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu đo lường việc công ty có khả năng chuyển đổi các tài sản thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi các chủ nợ yêu cầu.
Hệ số thanh toán nhanh năm 2011 là 65,09 lần, có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ được đảm bảo bởi 65,09 đồng tài sản lưu động mà không tính đến hàng tồn kho.
Năm 2012, hệ số này đã giảm 55,27 lần xuống còn 9,82 lần so với năm 2011. Ta có thể hiểu trong năm 2012, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi 9,82 đồng tài sản lưu động mà không tính đến hàng tồn kho. Nguyên nhân là do tổng nợ ngắn hạn đã tăng mạnh tương ứng tăng 180,01% trong năm 2012 nhưng tài sản lưu động chỉ tăng ở mức nhẹ với 32,49% đã khiến cho hệ số thanh toán nhanh trong năm 2012 giảm mạnh như vậy.
Hệ số thanh toán nhanh ở năm 2013 lại có xu hướng tăng lên trở lại đến 10,15 lần, tăng 0,33 lần so với năm 2012. Điều này có nghĩa, trong năm 2013, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 10,15 đồng tài sản ngắn hạn mà không tính đến hàng tồn kho. Có điều này là do trong năm 2013 cả tài sản lưu động và tổng nợ ngắn hạn đều tăng lần lượt là 9,67% và 5,45% đặc biệt hàng tồn kho tăng khá mạnh ở mức 56.546.260 đồng, tương ứng tăng 144,29% so với năm 2012. Công ty có chủ trương tăng mức dự trưc hàng tồn kho như vậy để tránh tình trạng giá cả nguyên vật liệu tăng nhanh và để đáp ứng tốt các sản phẩm dịch vụ cho tới khách hàng.
Nhìn chung, hệ số thanh toán nhanh của công ty đều rất cao, đều lớn hơn 1 cho thấy công ty luôn có đủ khả năng thanh toán ngay lập tức tất cả các khoản nợ ngắn hạn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên, vì hàng tồn kho đang tăng mạnh đột biến nên công ty vẫn nên thận trọng trong việc xử lý hàng tồn kho để chúng có thể chuyển hóa thành tiền một cách nhanh chóng.