- Ban kiểm soát
2.1.4.1. Tình hình Tài sản – Nguồn vốn
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012
Tuyệt đối Tƣơng đối
(%) Tuyệt đối
Tƣơng đối (%)
TÀI SẢN (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(4)/(1) (6)=(3)-(2) (7)=(6)/(2)
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.492.360.556 4.627.283.259 5.074.730.203 1.134.922.703 32,49 447.446.944 9,66
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 132.035.888 545.304.307 1.074.270.170 413.268.419 312,99 528.965.863 97
1. Tiền 132.035.888 545.304.307 1.074.270.170 413.268.419 312,99 528.965.863 97
2. Các khoản tương đương tiền 0 0 0 0 0 0 0
II. Các khoản phải thu ngắn hạn 2.458.136.751 2.885.663.845 2.848.795.493 427.527.094 17,39 (36.868.352) (1,27)
1. Phải thu của khách hàng 150.632.777 150.632.777 150.632.777 0 0 0 0
2. Trả trước cho người bán 2.307.503.974 2.716.028.094 2.697.482.120 408.524.123 17,7 (18.545.974) (0,68)
3. Các khoản phải thu khác 0 19.002.974 680.596 19.002.974 0 (18.322.378) (96,41)
III. Hàng tồn kho 24.292.936 23.146.498 56.546.260 (1.146.438) (0,47) 33.399.762 144,29
IV. Tài sản ngắn hạn khác 877.894.981 1.173.168.609 1.095.118.280 295.273.628 33,63 (78.050.329) (6,65)
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 2.351.751.673 1.992.634.826 1.682.576.788 (359.116.847) (15,27) (310.058.038) (15,56)
I. Tài sản cố định 2.068.208.951 1.992.634.826 1.682.576.788 (75.574.125) (3,65) (310.058.038) (15,56)
1. Nguyên giá 2.157.071.379 2.609.879.042 2.609.879.042 452.807.663 20,99 0 0
2. Giá trị hao mòn lũy kế (329.621.310) (634.704.216) (944.762.254) (305.082.906) 92,55 (310.058.038) 48,85
3. Chi phí xây dựng CBDD 240.758.882 17.460.000 17.460.000 (6.618.882) (2,74) 0 0
II. Tài sản dài hạn khác 283.542.722 0 0 (283.542.722) (100,00) 0 0
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ 53.281.267 468.881.465 494.446.965 415.600.198 780,01 25.565.500 5,45
I. Nợ ngắn hạn 53.281.267 468.881.465 494.446.965 415.600.198 780,01 25.565.500 5,45
1. Vay ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 0
2. Phải trả cho người bán 39.275.008 413.665.466 343.665.466 374.390.458 95,45 (70.00.000) (16,92)
3. Người mua trả tiền trước 0 0 75.149.000 0 0 0 0
4. Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước 692.199 699.999 2.941.499 7.800 1,12 2.241.500 320,21
5. Phải trả người lao động 0 54.516.000 72.691.000 54.516.000 - 18.175.000 33,33
6.Các khoản phải trả ngắn hạn
khác 13.314.060 0 0 13.314.060 100,00 0 0
II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 0
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.790.830.962 6.151.036.620 6.262.860.026 360.205.658 6,22 11.823.406 0,19
I. Vốn chủ sở hữu 5.790.830.962 6.151.036.620 6.262.860.026 360.205.658 6,22 11.823.406 0,19
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 10.796.095.714 10.796.095.714 10.796.095.714 0 0 0 0
2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối (4.755.264.752) (4.645.059.094) (4.533.235.688) 110.205.658 (2,31) 111.823.406 (2,4)
TỔNG NGUỒN VỐN 5.844.112.229 6.619.918.085 6.757.306.991 775.805.856 13,27 137.388.906 2,07
-Tình hình Tài sản
Tổng Tài sản năm 2011 của Công ty cổ phần Quốc tế Y tế Tam Sơn là 5.844.112.229 đồng. Năm 2012 là 6.619.918.085 đồng, tăng 775.805.856 đồng, tương ứng tăng 13,27% so với năm 2011. Đến năm 2013, tổng TS chỉ tăng nhẹ với 2,07% so với năm 2012, đạt mức 6.757.306.991 đồng. Có thể nói, giá trị tổng Tài sản của công ty đang tăng dần trong giai đoạn năm 2011 – 2013. Cụ thể nguyên nhân như sau:
+ Tài sản ngắn hạn đã tăng 32,49%, từ 3.492.360.556 đồng trong năm 2011 tăng lên thành 4.627.283.259 đồng trong năm 2012, và tăng ở mức 5.074.730.203 đồng vào năm 2013. Nguyên nhân của việc tài sản ngắn hạn đang có xu hướng gia tăng như vậy là do trong năm 2012, Công ty cổ phần Quốc tế Y tế Tam Sơn có kế hoạch xây mới các phòng để phục vụ cho hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ cũng như nhập thêm các thiết bị, máy móc hiện đại từ các nước tiên tiến. Đồng thời, năm 2013 là năm mà Công ty có phương án nhập các sản phẩm về chăm sóc da để thu hút khách hàng nhằm tăng lượng khách tìm đến các dịch vụ của Công ty, góp phần nâng cao doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền của công ty tăng mạnh qua các năm. Năm 2011 đã tăng từ 132.035.888 đồng lên 545.304.307 đồng vào năm 2012, và đạt 1.074.270.170 đồng vào năm 2013. Có thể nói, năm 2013 là năm mà mức dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền của công ty đạt mức cao nhất. Tiền và các khoản tương đương tiền đang tăng dần qua các năm là do Công ty đã xác định được phương án mở rộng kinh doanh cũng như đảm bảo khả năng thanh toán sớm cho các nhà cung cấp để gây dựng uy tín.
Các khoản phải thu ngắn hạn trong giai đoạn này không ổn định. Năm 2011 là 2.458.136.751 đồng, tăng 427.527.094 đồng vào năm 2012 và đạt mức 2.885.663.845 đồng. Nhưng sang năm 2013 lại có xu hướng giảm, nhưng chỉ là giảm ở mức độ nhẹ với 1,27%, là 2.848.795.493 đồng. Nguyên nhân của việc này là do sự biến động của khoản trả trước cho người bán và khoản phải thu khác, còn khoản phải thu khách hàng vẫn giữ nguyên sự ổn định. Các khoản phải thu khác của công ty vào năm 2011 bằng 0 và đã tăng lên đến 19.002.974 đồng ở năm 2012 nhưng lại giảm xuống chỉ còn 680.596 đồng. Điều này cho thấy năm 2011 là năm công ty mới đi vào hoạt động nên chưa có hiệu quả. Sang năm 2012, công ty đã tích cực cho thuê các trang thiết bị, máy móc,… chưa dùng đến nên khoản này đã tăng lên một cách đáng kể. Tuy nhiên, điều này lại không được công ty phát huy trong năm 2013 nên khoản này lại có xu hướng giảm mạnh. Bên cạnh đó, các khoản trả trước cho người bán cũng biến động là do Công ty muốn tạo dựng được niềm tin với các nhà cung cấp đặc biệt là các nhà cung cấp từ nước ngoài. Tuy nhiên, sự biến động này chỉ ở mức nhẹ, điều này cho thấy công ty có đủ tiềm lực tài chính để thanh toán ngay lập tức một khoản cho nhà cung cấp.
Hàng tồn kho: Các sản phẩm độc quyền như lá tắm khỏe hay bột trắng răng là các mặt hàng tồn kho chủ yếu. Hàng tồn kho năm 2011 là 24.292.936 đồng, giảm nhẹ vào năm 2012 với 0,47%. Nhưng sang năm 2013 lại tăng một cách nhanh chóng với 144,29%, đạt mức 56.546.260 đồng. Điều này cho thấy công ty đã chủ động tăng mức dự trữ hàng tồn kho để có đủ lượng hàng bán ra cung cấp cho khách hàng. Mặt khác, phòng kinh doanh đã nhận thấy tình hình giá cả gia tăng nên công ty đã chủ động nhập hàng hóa nhiều hơn để hạn chế phần nào sự gia tăng của giá cả.
Tài sản ngắn hạn khác của công ty cũng biến động thất thường do sự thay đổi giá trị của các tài sản công cụ, dụng cụ, nguyên liệu,... Do ngành nghề của Công ty là chăm sóc sức khỏe, phẫu thuật thẩm mỹ, cung cấp các sản phẩm độc quyền,… nhìn chung là đặc thù nên giá trị của những khoản này khá lớn. Cụ thể là đạt 1.173.168.609 đồng vào năm 2012, đã tăng 295.273.628 đồng, tương ứng tăng 33,63% so với năm 2011. Tuy nhiên, năm 2013 lại giảm xuống chỉ còn 1.095.118.280 đồng, nghĩa là giảm 78.050.329 đồng, tương ứng giảm 6,65% so với năm 2012.
+ Tài sản dài hạn của công ty nhìn chung có xu hướng giảm dần trong giai đoạn năm 2011 – 2013. Nguyên nhân là do Công ty đang không có xu hướng đầu tư vào các máy móc, thiết bị nữa mà chuyển sang nhập các sản phẩm có tính chất chăm sóc da. Cụ thể, trong khi năm 2011 giá trị tài sản dài hạn là 2.351.751.673 đồng thì năm 2012, giá trị tài sản dài hạn chỉ ở mức 1.992.634.826 đồng, giảm 359.116.847 đồng, tương ứng giảm 15,27% so với năm 2011. Sang đến năm 2013, giá trị này lại tiếp tục giảm xuống chỉ còn 1.682.576.788 đồng, giảm 15,56% so với năm 2012.
Trong năm 2012 và 2013, nguyên giá của tài sản là như nhau, là 2.609.879.042 đồng, tăng 452.807.663 đồng so với năm 2011. Điều này cho thấy Công ty cổ phần Quốc tế Y tế Tam Sơn đã dùng nguồn vốn đầu tư mua sắm thêm một số sản phẩm, trang thiết bị, máy móc đã làm cho nguyên giá của tài sản cố định hữu hình tăng. Việc mua sắm thêm này đã làm gia tăng số lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng của công ty. Tuy nhiên, do mức khấu hao tăng trong năm 2012 và 2013 lần lượt là 305.082.906 đồng và 310.058.038 đồng nên đã làm cho giá trị tài sản cố định giảm.
Tài sản dài hạn khác của năm 2012 và 2013 bằng 0 giảm 283.542.722 đồng so với năm 2011 cũng đã góp phần làm giảm giá trị tài sản dài hạn.
-Tình hình Nguồn vốn
+ Nợ phải trả của công ty nhìn chung đang có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn này. Đặc biệt, năm 2012 đã tăng lên đến 468.881.465 đồng, tức là tăng 415.600.198 đồng, tương ứng tăng 780,01% so với năm 2011. Bên cạnh đó, năm 2013 cũng đã tăng 5,45% so với năm 2012, lên tới 494.446.965 đồng.
Nợ ngắn hạn của công ty trong giai đoạn này đang tăng dần, tuy nhiên lại không có bất kỳ các khoản vay ngắn hạn nào trong cả 3 năm vì công ty không muốn chịu áp lực chi trả lãi vay.
Khoản phải trả cho ngƣời bán cũng đang tăng khá mạnh qua các năm, mặc dù năm 2013, khoản này lại giảm nhưng chỉ ở mức giảm nhẹ so với năm 2012. Điều này cho thấy công ty đã được các nhà cung cấp nới lỏng chính sách mua hàng trả chậm, giúp công ty có các sản phẩm, máy móc, trang thiết bị,.. để duy trì sản xuất kinh doanh. Như vậy, ta có thể thấy uy tín của công ty khá cao.
Khoản ngƣời mua trả tiền trƣớc trong 2 năm đầu khi công ty mới đi vào hoạt động không phát sinh. Nhưng sang đến năm 2013, toàn bộ khoản này đạt 75.149.000 đồng. Việc khoản người mua trả tiền trước gia tăng chứng tỏ các hợp đồng cho thuê máy móc, thiết bị của Công ty cổ phần Quốc tế Y tế dần nhiều hơn, có uy tín với khách hàng hơn.
Nợ ngắn hạn gia tăng là do khoản phải trả người lao động đang dần tăng trong giai đoạn này. Năm 2013, khoản này là 72.691.000 đồng, tăng 18.175.000 đồng, tương ứng tăng 33,33% so với năm 2012. Công ty nên tập trung thanh toán các khoản tiền lương cho người lao động để họ yên tâm làm việc, cùng với đó là các khoản thuế và phải nộp Nhà nước cũng có sự gia tăng.
Các khoản phải trả ngắn hạn khác năm 2011 là 13.314.060 đồng. Khoản này phát sinh là do Công ty nhận ký cược các máy móc thiết bị từ Công ty cổ phần Đầu tư Thiết bị Y tế Việt Hàn. Khoản này năm 2012 và 2013 đều không phát sinh.
Nợ dài hạn của công ty trong giai đoạn này đều không phát sinh. Do giá trị các máy móc thiết bị cho ngành thẩm mỹ, làm đẹp là rất lớn nên công ty cần tăng mức sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
+ Vốn chủ sở hữu của công ty giai đoạn năm 2011 – 2013 ít có sự biến động. Vốn đầu tư từ chủ sở hữu qua 3 năm đều duy trì ở mức 10.796.095.714 đồng. Việc lợi nhuận sau thuế đang có xu hướng tăng nên đã làm cho danh mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cũng đang tăng dần. Năm 2012 đã tăng 110.205.658 đồng so với năm 2011, và năm 2013 đã tăng 111.823.406 đồng so với năm 2012. Điều này đã trực tiếp tác động khiến cho vốn chủ sở hữu của công ty đang tăng dần. Tuy nhiên, nguyên nhân của việc lợi nhuận sau thuế giữ lại luôn âm là tại thời điểm cuối kỳ, Công ty đang làm ăn thua lỗ.