Tương quan giữa các biến

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CAM KẾT GẮN BÓ VỚI TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI KHU VỰC TPHCM.PDF (Trang 60 - 62)

CONG

VIEC DAO TAO NHAP THU TREN CAP NGHIEP D HIEU TH PHUC LOI GB TC GB DT DD GB CONGVIEC 1 DAO TAO .535** 1 THU NHAP .378** .429** 1 CAP TREN .530** .549** .526** 1 D NGHIEP .406** .454** .413** .528** 1 TH HIEU .341** .345** .387** .357** .334** 1 PHUC LOI .379** .395** .371** .460** .463** .454** 1 GB TC .464** .568** .487** .527** .422** .377** .445** 1 GB DT .409** .531** .468** .510** .391** .377** .390** .928** 1 GB DD .446** .561** .462** .511** .401** .354** .434** .940** .871** 1 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Kết quả phân tích cho thấy, tất cả các biến độc lập đều có tương quan khá lớn với cả ba biến phụ thuộc (Gắn bó tình cảm; Gắn bó duy trì; và Gắn bó đạo đức) ở mức ý nghĩa 1%.

Cả 03 biến phụ thuộc đều có tương quan mạnh nhất với biến Đào tạo và Thăng tiến (với hệ số Pearson lần lượt bằng: 0.568; 0.531; và 0.561) và cũng đều có tương quan yếu nhất với biến Thương hiệu (hệ số Pearson lần lượt bằng: 0.377; 0.377; và 0.354). Sự tương quan này rất đáng được mong đợi vì chính những mối quan hệ chặt chẽ, tuyến tính giữa các biến sẽ giải thích được sự ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc theo như mô hình nghiên cứu. Do đó, các biến độc lập này có thể đưa vào phân tích hồi quy để giải thích sự ảnh hưởng của chúng đến các biến phụ thuộc và cho chúng ta kết quả của mô hình nghiên cứu.

Tác giả nhận thấy các biến độc lập cũng có tương quan khá lớn với nhau. Như vậy, quá trình nghiên cứu cần hết sức chú ý đến trường hợp đa cộng tuyến vì điều này sẽ làm tác động sai lệch đến kết quả nghiên cứu.

4.3.2. Phân tích hồi quy

Như đã trình bày ở Chương 3, sau khi kiểm định Cronbach's Alpha, phân tích khám phá nhân tố EFA, và phân tích tương quan giữa các biến, tác giả sẽ phân tích hồi quy của mô hình nghiên cứu.

Cũng như các bước trước, tác giả tiếp tục thực hiện lần lượt 03 phân tích, lần lượt là tác động của các biến độc lập đến từng thành phần của sự cam kết gắn bó với tổ chức: Gắn bó tình cảm, Gắn bó duy trì và Gắn bó đạo đức để tìm ra kết quả của từng tác động.

4.3.2.1. Phân tích hồi quy các biến độc lập với biến Gắn bó tình cảm

Tác giả sử dụng phương pháp Enter để phân tích hồi quy. Theo phương pháp này 7 biến độc lập (Đặc điểm công việc, Đào tạo và Thăng tiến, Thu nhập, Cấp trên, Đồng nghiệp, Thương hiệu và Phúc lợi) và biến phụ thuộc Gắn bó tình cảm sẽ được đưa vào mô hình cùng một lúc và cho kết quả như sau:

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CAM KẾT GẮN BÓ VỚI TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI KHU VỰC TPHCM.PDF (Trang 60 - 62)