Yếu tố STT Biến 1 1 GBDD43 .835 2 GBDD44 .898 3 GBDD45 .816 4 GBDD46 .896 5 GBDD47 .812 6 GBDD48 .689 Eigenvalues 4.107 Phương sai trích (%) 68.452 Sig. 0.000 KMO 0.859
Kết quả phân tích cho thấy:
Số lượng nhân tố trích được là 01 nhân tố.
Hệ số KMO đạt 0.859: Phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Kiểm định Bartlett: Đạt yêu cầu (Sig = 0.000 < 0.05). Chứng tỏ các biến quan sát trong phân tích nhân tố có tương quan với nhau trong tổng thể.
Tổng phương sai trích: 68.452% (lớn hơn 50%). Cho biết nhân tố trên giải thích được 68.452% biến thiên của dữ liệu.
Giá trị hệ số Eigenvalue của các nhân tố đều đạt yêu cầu (4.107 > 1).
Qua kết quả phân tích nhân tố ta thấy, tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố đạt yêu cầu (factor loading > 0.5).
4.2.2.5. Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố (EFA)
Kết quả phân tích nhân tố (EFA) cho thấy các biến độc lập và các biến phụ thuộc trong mô hình đều đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt chấp nhận được. Do đó, phân tích EFA là thích hợp với dữ liệu nghiên cứu và có tổng cộng 10 nhân tố được trích ra từ kết quả phân tích. Không có sự phát sinh của nhân tố mới trong quá trình phân tích.
Các biến trong từng nhân tố tương ứng được trích sẽ được sử dụng trong các phân tích tiếp theo. Vì vậy, tác giả không hiệu chỉnh thang đo và mô hình nghiên cứu chính thức đã trình bày ở Chương 3. Do mô hình không phải thay đổi, tác giả sẽ tiếp tục kiểm định các giả thuyết ban đầu bằng phân tích hồi quy ở phần tiếp theo.
4.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY VÀ KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT 4.3.1. Phân tích tương quan 4.3.1. Phân tích tương quan
Muốn biết các nhân tố có mối quan hệ với nhau như thế nào, trước khi thực hiện các phân tích tiếp theo tác giả phải phân tích sự tương quan giữa các biến.