Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CAM KẾT GẮN BÓ VỚI TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI KHU VỰC TPHCM.PDF (Trang 72 - 74)

d. Phân tích ảnh hưởng của biến định tính bằng biến Dummy

4.4. Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính

Ở hai phần trước, tác giả đã thực hiện đầy đủ các bước đánh giá, kiểm định các số liệu thu thập. Kết quả tổng hợp được tác giả trình bày ở Bảng 4.17.

Phần dữ liệu còn lại chưa được phân tích là các số liệu trong phần thông tin cá nhân của người được phỏng vấn: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên công tác, chức năng bộ phận công tác và thu nhập bình quân tháng.

Tác giả sẽ sử dụng phân tích One-Way ANOVA để phân tích 06 biến này

xem có hay không có sự tác động đến các biến phụ thuộc. Phương pháp phân tích và đánh giá được thực hiện theo 02 bước:

 Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances), nếu Sig. >0.05, ta có thể kết luận: không có sự khác biệt về phương sai giữa các

nhóm và sau đó ta tiếp tục xét bảng ANOVA. Nếu kết quả ngược lại, ta có thể kết luận: có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm và không cần phải tiếp tục xét bảng ANOVA.

 Ở bảng ANOVA, nếu Sig. <0.05, ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt giữa các nhóm trong việc tác động đến biến phụ thuộc. Ngược lại, ta kết luận chưa có sự khác biệt.

Như vậy, ở nội dung này, tác giả sẽ tìm kiếm các biến thỏa 2 điều kiện: Sig. ở bảng đồng nhất phương sai >0.05; và Sig. ở bảng ANOVA <0.05. (Xin vui lòng xem chi tiết thao tác của tác giả tại phần Phụ lục 8)

Sau khi tiến hành phân tích One-way ANOVA, kết quả cho ta thấy:

o Biến Giới tính: Có dấu hiệu cho thấy có thể có sự tác động của biến Giới tính lên Sự gắn bó tình cảm.

o Biến Độ tuổi: Có dấu hiệu cho thấy có sự tác động của biến Độ tuổi lên Sự gắn bó duy trì.

o Biến Trình độ học vấn: Không có dấu hiệu cho thấy có sự tác động.

o Biến Thâm niên công tác: Có dấu hiệu cho thấy có sự tác động của biến Thâm niên công tác lên Sự gắn bó tình cảm và Sự gắn bó duy trì.

o Biến Chức năng bộ phận: Không có dấu hiệu cho thấy có sự tác động.

o Biến Thu nhập bình quân tháng: Có dấu hiệu chó thấy có sự tác động của biến Thu nhập bình quân tháng lên Sự gắn bó duy trì.

Như vậy ta có kết quả cụ thể:

 Gắn bó tình cảm: Có sự tác động của 02 yếu tố: Giới tính, Thâm niên.

 Gắn bó duy trì: Có sự tác động của 03 yếu tố: Độ tuổi, Thâm niên, Thu nhập bình quân tháng.

Tác giả sẽ tiến hành mã hóa các biến: Giới tính (thành biến “NAM” và biến “NU”); Độ tuổi (thành biến “DTUOI1”, “DTUOI2”, “DTUOI3”, “DTUOI4”)Thâm niên (thành “TNIEN1”, “TNIEN2”, “TNIEN3”, và “TNIEN4”); Thu nhập (thành “TNHAP1”, “TNHAP2”, “TNHAP3”, và “TNHAP4”). Sau đó tiến hành phân tích hồi quy lại hai biến phụ thuộc “Gắn bó tình cảm” và “Gắn bó duy trì” sau khi thêm các biến định tính mới đã được mã hóa. (Xin vui lòng xem chi tiết tại Phụ lục 9)

Sau khi tiến hành phân tích hồi quy cho các biến định tính đã mã hóa: kết quả thu được cho thấy:

 Gắn bó tình cảm: Có sự tác động của TNIEN4 (10 năm trở lên), yếu tố Giới tính không có sự tác động rõ ràng.

 Gắn bó duy trì: Các yếu tố: Thâm niên, Độ tuổi, Thu nhập bình quân tháng không có sự tác động rõ ràng.

Phương trình hồi quy tuyến tính mới của “Gắn bó tình cảm”:

YGBTC = 0.335X2 + 0.205X3 + 0.145X4 + 0.136X7 + 0.112TNIEN4

Trong đó: X2, X3, X4, X7 lần lượt là các biến độc lập: Đào tạo và Thăng tiến, Thu nhập, Cấp trên, và Phúc lợi.

Các phương trình khác không có sự thay đổi khi xét đến các yếu tố định tính về thông tin của đối tượng phỏng vấn

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CAM KẾT GẮN BÓ VỚI TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI KHU VỰC TPHCM.PDF (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)