Quy mô của các kênh phân phối

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 55)

7. Kết cấu luâ ̣n văn

2.2.1. Quy mô của các kênh phân phối

a. Kênh phân phối truyền thống

Kênh phân phối là phương thức giao dịch mà các ngân hàng đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng.

Từ trước tới nay, kênh phân phối truyền thống của CN là giao dịch tại quầy. Hiện nay, kênh phân phối tại quầy qua mạng lưới phòng giao dịch của CN ngày càng được mở rộng. Trong năm 2011, CN tiếp tục củng cố và thành lập thêm phòng giao dịch tại huyện Vĩnh Tường và huyện Bình Xuyên. Đến nay, NHCT tỉnh đã trở thành 4 chi nhánh cấp 1 là: NHCT Vĩnh Phúc, NHCT Phúc Yên, NHCT Bình Xuyên và NHCT KCN Khai Quang với 5 phòng giao dịch, 5 điểm giao dịch trực thuộc các CN . Mạng lưới các chi nhánh NHCT không chỉ bó hẹp ở thành phố, xã, thị trấn mà đã phát triển tới cả các khu, cụm công nghiệp, khu vực nông thôn.. Chất lượng của kênh phân phối nhìn chung đạt yêu cầu: Các địa điểm giao dịch của CN đều đóng trên các trục đường lớn, đông đúc dân cư với tiện nghi khang trang đem lại sự tin tưởng của khách hàng; Đội ngũ bán hàng trực tiếp đa số là cán bộ trẻ, có trình độ đại học, được đào tạo tốt. Các sản phẩm bán lẻ nhìn chung được thiết kế đơn giản nhưng để thông thạo cả gói sản phẩm và có thể thuyết phục khách hàng thì cần qua các khoá đào tạo về sản phẩm, đào tạo về kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán, thuyết phục. Về vấn đề này đôi khi cũng chưa được CN quan tâm đúng mức, tuy nhiên chưa có thống kê về sự phàn nàn của khách hàng nên việc đánh giá chất lượng kênh phân phối này cũng chưa thực sự chính xác.

b. Kênh bán hàng điện tử

Kênh bán hàng này bao gồm: Internet Banking, Mobile Banking, mạng lưới ATM. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một trong những

NHTM hàng đầu ở Việt Nam triển khai dịch vụ Internet Banking cho phép khách hàng không chỉ vấn tin số dư tài khoản đơn thuần, mà còn thực hiện giao dịch chuyển tiền, thanh toán hoá đơn mua hàng, gửi tiền tiết kiệm, thanh toán tiền vay, sao kê thẻ tín dụng, gửi hồ sơ vay qua mạng, nhắc nợ tự động và rất nhiều tiện ích khác. CN Ngân hàng TMCP Công thương Vĩnh Phúc đã tiếp cận và triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử mà chủ yếu là dịch vụ SMS Banking. Tại thời điểm hiện tại chất lượng dịch vụ Internet Banking đạt độ ổn định cao, tốc độ giao dịch lớn.

Từ tháng 4 năm 2004, CN đã lắp đặt hệ thống máy ATM và thẻ ghi nợ E-partnert. Việc áp dụng kênh phân phối thông qua mạng lưới máy rút tiền tự động đã tạo ra bước đột phá nhằm thay đổi thói quen của người tiêu dùng, từ giữ tiền mặt chuyển sang giao dịch qua tài khoản mở tại ngân hàng. Dựa trên công nghệ hiện đại mà hàng loạt các dịch vụ giá trị gia tăng khác đã được đưa vào cùng với E-partnert, cho phép khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ có thể thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, gửi tiền tiết kiệm tại máy ATM. Hệ thống ATM cũng chấp nhận thẻ tín dụng quốc tế rút tiền mặt bằng VND. Kênh phân phối này từ khi ra đời đã đáp ứng và kích thích nhu cầu tiêu dùng không dùng tiền mặt của khách hàng, các địa điểm đặt máy ATM đôi khi quá tải do số lượng thẻ và tài khoản cá nhân ngày càng tăng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)