7. Kết cấu luâ ̣n văn
2.1.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Vĩnh Phúc đã có những bước thăng trầm do sự mở rộng mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng khác trên địa bàn, cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng khốc liệt. Tuy vậy, kết quả kinh doanh của CN
vẫn có những phát triển vượt bậc, năm sau cao hơn năm trước cả về quy mô tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, cho vay nền kinh tế, lợi nhuận kinh doanh, thu nhập bình quân đầu người…, thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – CN Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2013
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Tổng tài sản Tỷ đồng 3.311 4.032 4.662 2 Tổng cho vay và đầu tư kinh
doanh Tỷ đồng 3.024 3.650 4.208
Trong đó: Dư nợ cho vay nền
kinh tế Tỷ đồng 3.018 3.650 4.208
3 Tổng nguồn vốn huy động Tỷ đồng 2.554 2.893 3.382 4 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 37,7 61,7 67,2 5 Thu nhập bình quân đầu người Triệu
đồng/ người
15,1 20,2 20,2
(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Vĩnh Phúc)
Phát huy được lợi thế hoạt động trên địa bàn đô thị, trong nhiều năm qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Vĩnh Phúc luôn là ngân hàng có tỷ trọng vốn huy động cao, chiếm khoảng 12,3% thị phần ngân hàng toàn tỉnh. Có thể nói, nguồn vốn đầu tư của CN đã góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Thị phần đầu tư tín dụng luôn chiếm trên 14% trong tổng khối lượng đầu tư tín dụng trên toàn địa bàn. Song song với việc mở rộng tín dụng, quy mô hoạt động, CN cũng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, CN cũng luôn quan tâm đến phát triển dịch vụ ngân hàng, cũng như áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt động ngân hàng, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng như: ngân hàng tự động ATM, trả lương qua tài khoản, thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối.