7. Kết cấu luâ ̣n văn
3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam
- Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Xu hướng ngày nay cho thấy, ngân hàng nào nắm được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho khối lượng dân cư lớn đang có nhiều nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính, ngân hàng đó sẽ có cơ hội khẳng định vị thế và thương hiệu, phát triển bền vững. Khả năng bán lẻ của ngân hàng phụ thuộc vào tầm nhìn dài hạn, tổng quát và kiên định của từng hệ thống ngân hàng, vào sự quyết tâm của ngân hàng trong việc thực hiện chiến lược. Vì vậy, Ngân hàng TMCP Công thương cần phải hoạch định chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cụ thể trong chiến lược phát triển chung trên cơ sở nghiên cứu môi trường kinh doanh, xu thế phát triển dịch vụ ngân
hàng bán lẻ và tiềm lực của ngân hàng. Trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần chú trọng đến việc phát triển mạng lưới; phát triển các dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ cao, cung cấp dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng, cần tạo ra sự khác biệt trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phát triển các kênh phân phối hiện đại, đồng thời nâng cao chất lượng của kênh phân phối truyền thống.
- Phát triển công nghệ thông tin
Phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại là một điều kiện tiên quyết trong hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Để có điều kiện đầu tư cho công nghệ thông tin thì điều đầu tiên là phải có năng lực tài chính lớn mạnh. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc tăng vốn điều lệ bằng nhiều biện pháp: tăng vốn tự có từ lợi nhuận để lại, phát hành cổ phiếu. Lựa chọn các cổ đông chiến lược nhằm thu hút vốn, nhân lực, công nghệ, kinh nghiệm quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế và thông lệ của các ngân hàng hiện đại trên thế giới.
Cần phải nghiên cứu ứng dụng quy trình quản lý, giao dịch tiên tiến theo kịp với tiến độ đổi mới của công nghệ hiện đại, đồng thời quan tâm đến việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực đảm bảo đáp ứng được với sự phát triển khoa học công nghệ ngân hàng.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu xây dựng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, xếp hạng tiên tiến trong khu vực. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải tìm ra được những hướng đi riêng thích hợp để tồn tại và phát triển bền vững.
Với mong muốn góp phần đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc, tác giả luận văn đã tập trung nghiên cứu một cách khoa học, có hệ thống và đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn sau đây:
Thứ nhất, hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và kinh nghiệm của một số ngân hàng nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc tập trung vào các nội dung chính như: các sản phẩm bán lẻ tiêu biểu, công nghệ và cách thức đưa sản phẩm đó đến với khách hàng. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các kết quả đạt được, đồng thời nêu ra những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Thứ ba, từ việc nghiên cứu định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Chi nhánh Vĩnh Phúc, luận văn đưa ra một số giải pháp có tính thực tiễn nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc.
Do khuôn khổ giới hạn của một luận văn thạc sỹ kinh tế cũng như khả năng của bản thân tác giả còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, tác giả luận văn rất mong nhận được sự đồng cảm và góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý trong lĩnh vực ngân hàng và các bạn đồng nghiệp để luận văn tiếp tục được hoàn thiện và có kết quả cao hơn cả về lý luận và trong thực tiễn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2007), Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, Hà Nội;
2. Chính phủ (2006), Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 phê duyệt
Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng 2020 tại Việt Nam, Hà Nội;
3. Chính phủ (2001), Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Hà Nội;
4. Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, Báo cáo hoạt động thẻ năm 2011, phương hướng hoạt động năm 2012 của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, Hà Nội;
5. Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình lý thuyết Tiền tệ và Ngân hàng
NXB Thống kê, Hà Nội;
6. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. NXB Thống kê, Hà Nội;
7. Đỗ Hải (2007), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ: Các ngân hàng đang tự cứu mình, Tạp chí Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, số 167 (6/2007), Hà Nội;
8. Nguyễn Thị Hiền, Phát triển dịch vụ ngân hàng trong dân cư - một cấu phần quan trọng trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006 - 2010 và 2010, Vụ Phát triển Ngân hàng;
9. Lê Hoàng Nga (2007), Phát triển ngân hàng bán lẻ - Chiến lược ở NHTM Việt Nam trong thời gian tới, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ (223 + 224), tr. 56-59;
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng năm 2010 và tầm nhìn 2020
11. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Vĩnh Phúc, Báo cáo thường niên các năm 2011, 2012, 2013;
12. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Vĩnh Phúc, Báo cáo kết quả hoạt động bán lẻ qua các năm 2011, 2012, 2013,
13.Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Vĩnh Phúc, Bảng cân đối kế toán qua các năm 2011, 2012, 2013,
14. Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ ngân hàng hiện đại NXB Khoa học Xã hội;
15.Nguyễn Đào Tố (2007), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ - Cơ hội đã đến với các NHTM Việt Nam, Thị trường Tài chính Tiền tệ 23, trang 28-31; 16. Phùng Thị Thủy (2008), Phát triển hoạt động chăm sóc khách hàng tại các NHTMCP Việt Nam trong xu thế hội nhập, Tạp chí Ngân hàng 5(3), trang 28-32.
17. Các website:
www.sbv.gov.vn; www.viettinbank.com.vn; www.vneconomy.com.vn; www.dei.gov.vn; www.vnba.org.vn; www.ncseif.gov.vn; ...