7. Kết cấu luâ ̣n văn
3.2.6. Phân loại khách hàng để phát triển các sản phẩm phù hợp
Trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, việc đáp ứng khẩu vị đa dạng của khách hàng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Vĩnh Phúc cần nghiên cứu và phân tích cụ thể hóa đến từng đối tượng khách hàng. Có thể phân nhóm khách hàng theo tiêu chí: tiềm lực và tiềm năng tài chính, khả năng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, trình độ dân trí. Việc phân loại khách hàng sẽ góp phần xây dựng được một nền khách hàng ổn định, bền vững giúp ngân hàng có thể đưa ra những chính sách phù hợp với nhu cầu của từng loại khách hàng. Có thể phân loại khách hàng cá nhân thành 3 nhóm sau:
- Khách hàng VIP: là những khách hàng có số dư tiền gửi, tiền vay hoặc sử dụng các sản phẩm dịch vụ thường xuyên với doanh số lớn. Đối với nhóm khách hàng này, cần phải thiết kế quy trình nghiệp vụ đơn giản, nhanh chóng theo yêu cầu của từng khách hàng hoặc nhóm khách hàng.
- Khách hàng trung lưu: Đây là những khách hàng có trình độ hiểu biết, có mức thu nhập cao, ổn định. Họ có thể là nhân viên, doanh nhân có nhu cầu thường xuyên sử dụng dịch vụ ngân hàng với một số tính năng phức tạp hơn và yêu cầu cao hơn.
- Khách hàng bình thường: Họ là những khách hàng bình dân, không yêu cầu cao về sản phẩm. Nhu cầu của họ thường là các sản phẩm được thiết kế chuẩn, thông dụng cho việc sử dụng đại trà, dễ dàng và thuận tiện.
Do khác nhau về địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế, mức sống, trình độ văn hoá… nên tuỳ từng khách hàng cá nhân mà thiết kế một chính sách quản lý riêng sao cho phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất. Việc phân nhóm khách hàng càng sát thực càng làm tăng tính hiệu quả kinh tế bằng việc tối đa số lượng sản phẩm dịch vụ được tiêu thụ. Khách hàng là nền tảng kinh doanh
của bất cứ ngân hàng nào. Ngân hàng muốn phát triển tài chính bền vững trước hết cần xây dựng và phát triển tốt nền khách hàng bền vững cho mình.