Mục đích, ý nghĩa của việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Một phần của tài liệu Cải cách thủ thục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 27)

cơ chế một cửa, một cửa liên thông

1.2.2.1. Mục đích cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ sự cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính, coi đây là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Yêu cầu chung của cải cách thủ tục hành chính là giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà và phức tạp, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn và cản trở việc giải quyết công việc chung, làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức, công dân. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông là một giải pháp đổi mới về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, công dân.

Thực chất cơ chế một cửa liên thông là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước. Trên thực tế, có nhiều loại hồ sơ hành chính có liên quan đến thẩm quyền giải quyết của nhiều cấp, nhiều cơ quan, phải qua nhiều đầu mối mới có kết quả cuối cùng. Cơ chế một cửa liên thông đặt ra yêu cầu các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp nhịp nhàng đồng bộ trong quy trình xử lý

hồ sơ, không để tổ chức, công dân cầm hồ sơ đi từ cơ quan này tới cơ quan khác.

Với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Uỷ ban nhân dân thành phố thanh hóa, tỉnh Thanh hóa, vì vậy chúng ta càng phải xác định trong đội ngũ cán bộ, công chức làm tại bộ phận một cửa hơn bao giờ hết đó là thái độ phục vụ phục vụ, giao tiếp, ứng xử và trình độ chuyên môn khi tiếp nhận hồ sơ đúng ngay từ ban đầu, giảm sự đi lại nhiều lần cho nhân dân, doanh nghiệp và qua đó phát hiện và loại bỏ những thủ tục hành chính thiếu tính đồng bộ, chồng chéo đã và đang gây trở ngại trong việc tiếp nhận và xử lý công việc giữa cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, công dân, xây dựng và thực hiện các thủ tục hành chính giải quyết công việc đơn giản, rõ ràng, thống nhất, đúng pháp luật và công khai, vừa tạo thuận tiện cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc, vừa có tác dụng ngăn chặn tệ cửa quyền, sách nhiễu, tham những của một bộ phận cán bộ công chức nhà nước, đảm bảo được trách nhiệm quản lý Nhà nước, giữ vững được kỷ cương, pháp luật phải xây dựng được một hệ thống thủ tục hành chính thực sự thông thoáng, dễ thực hiện, tạo môi trường pháp lý để thu hút nước ngoài. Đó cũng chính là một trong những nội dung quan trọng, là nấc thang trong cải cách hành chính để hoàn thành chương trình cải cải tổng thể nền hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 và các năm tiếp theo.

1.2.2.2. Ý nghĩa của việc cải cách thủ tục hành chính

Cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch, công bằng. Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh

nghiệp và đời sống nhân dân. Thủ tục hành chính liên quan không chỉ đến công việc nội bộ của một cơ quan, một cấp chính quyền, mà còn đến các tổ chức và công dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp hay ở các văn bản pháp luật có được thực hiện hay không, thực hiện như thế nào. Về cơ bản, đều phải thông qua thủ tục hành chính do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết. Thông qua việc cải cách thủ tục hành chính sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính.

Việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính tạo cơ sở cho quá trình thực hiện và tăng cường khả năng giám sát thực thi công vụ của nhân dân, các tổ chức, cá nhân, thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình và đồng thời các cơ quan hành chính nhà nước cũng thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Việc thực hiện mô hình một cửa, một cửa liên thông để tập trung các đầu mối giải quyết thủ tục hành chính từ các phòng, ban chuyên môn về một đầu mối tại ủy ban nhân dân các cấp thông qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” nhằm tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan, đảm bảo tính thông suốt và giải quyết nhanh thủ tục hành chính cho nhân dân.

Ý nghĩa, vai trò của việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đặc biệt đó là sự triển khai xây dựng, đưa vào hoạt động của bộ phận một cửa các cấp là: Hiệu quả của việc giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế này đã làm cho nền hành chính trở nên dân chủ, minh bạch, có tính chuyên nghiệp hơn, mang lại sự thuận tiện cho người dân. Trên thực tế

có nhiều loại hồ sơ hành chính có liên quan đến thẩm quyền giải quyết của nhiều cấp, nhiều cơ quan, phải qua nhiều đầu mối mới có kết quả cuối cùng. Cơ chế một cửa liên thông đặt ra yêu cầu các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp trong quy trình xử lý hồ sơ, không để tổ chức, công dân mang hồ sơ đi từ cơ quan này tới cơ quan khác. Người dân có nhu cầu chỉ phải nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại một đầu mối.

Thủ tục hành chính trên một phương diện nhất định là sự biểu hiện trình độ văn hóa của tổ chức hoạt động hành chính Nhà nước. Đây là văn hóa giao tiếp trong bộ máy Nhà nước, văn hóa điều hành. Nó cho thấy mức độ văn minh của một nền hành chính phát triển. Chính vì lẽ đó, cải cách thủ tục hành chính sẽ không chỉ đơn thuần liên quan đến pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa của chúng ta mà còn liên quan đến sự phát triển chung của đất nước về các mặt chính trị, văn hóa, giáo dục và sự mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ thục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 27)