Thành phố Thanh Hóa đang sở hữu một vị trí giao thông thuận lợi, có 10 km đường Quốc lộ 1A, 8km đường tránh thành phố đi thành phố Vinh, Hà Nội đi qua; Quốc lộ 47 đi qua thành phố dài 15 km và 10 km đường sắt Bắc – Nam. Hơn nữa, ngoài ra còn có các khu công nghiệp Tây bắc ga, khu công nghiệp Lễ Môn, khu du lịch Hàm Rồng, núi đá vôi xuất khẩu, nhiều núi đá vôi trữ lượng tương đối lớn là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng, là cửa ngõ của du lịch biển Sầm Sơn, khu du lịch Hàm Rồng, Thành Nhà Hồ, suối cá Cẩm Lương, Huyện Cẩm Thủy. Khu công nghiệp Lễ Môn, Khu công nghiệp Tây Bắc Ga, Khu kinh tế Nghi Sơn; Bỉm Sơn.vv. Đây là những lợi thế rất quan trọng, giúp cho thành phố Thanh Hóa phát triển kinh tế và du lịch mạnh mẽ. Như vậy, thành phố Thanh Hóa đã và đang sở hữu những tiềm lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, như vùng Đồng bằng, Núi, Sông, Khoáng sản, Động thực vật…
Bước vào thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2014, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng suy giảm kinh tế thế giới, nhưng với nhiều giải pháp đồng bộ của Chính phủ về kích cầu đầu tư, chống suy giảm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội; Đồng thời được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và trực tiếp là Thành ủy, HĐND thành phố Thanh Hóa, sự quan tâm tạo điều kiện của các sở, ban, ngành của tỉnh, Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh Hóa trên cơ sở nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã
hội năm 2014 đã đề ra nhiều biện pháp, nhiều việc làm thiết thực, cụ thể để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao, khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 19,6% (kế hoạch:19%). Tổng thu ngân sách năm 2014 đạt 2.100 tỷ đồng, gấp hơn 1,5 lần năm 2013. Thu nhập bình quân đầu người đạt 3.930 USD. Kết cầu hạ tầng Đô thị được tăng cường đầu tư. Lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được nâng lên. Lĩnh vực cải cách hành chính, kỷ luật kỷ cương hành chính được tăng cường, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên không có chính quyền yếu kém, dân chủ ở cơ sở được phát huy, thành phố Thanh Hóa ngày càng phát triển đi lên và được Chính phủ công nhận là đô thị loại I vào năm 2014.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy
Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa bao gồm 12 phòng và 15 đơn vị sự nghiệp trực thuộc với sự quản lý trực tiếp của Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân.
* 12 phòng là:
- Phòng tài chính- kế hoạch; - Phòng Kinh Tế;
- Phòng Văn hóa thể thao và du lịch; - Phòng y tế;
- Phòng Quản lý đô thị; - Phòng Nội vụ;
- Văn phòng HĐND - UBND; - Phòng tài nguyên Môi trường;
- Phòng tư pháp; - Phòng giáo dục; - Phòng thanh tra; - Phòng LĐTB &XH;
* 15 đơn vị trực thuộc gồm:
- Ban quy hoạch;
- Ban giải phóng mặt bằng và tái định cư; - Ban xây dựng cơ bản;
- Ban quản lý dự án du lịch Hàm Rồng; - Ban cải tạo Bắc Miền Trung
- Đài truyền thanh; - Nhà VHTN; - Đội quy tắc;
- Trường trung cấp nghề số 1; - Trung tâm GDTX;
- Trung tâm Văn hóa; - Trung tâm khuyến nông; - Trung tâm TDTT;
- Trung tâm quỹ đất;
- Trung tâm một cửa liên thông;
Hiện tại số lượng cán bộ, công chức đang làm việc tại Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh Hóa theo biên chế là 119 người, và trên 300 lao động hợp đồng dài hạn đang chờ chỉ tiêu thi công chức. Đây là nguồn lực quan trọng giúp ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa thực hiện được các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội.
STT TÊN PHÒNG, BAN SỐ LƯỢNG CB, CC 1 Phòng Nội vụ 11 2 Phòng Tư pháp 4 3 Phòng Tài chính – Kế hoạch 16 4 Phòng TN&MT 12 5 Phòng LĐ-TB&XH 11 6 Phòng Văn hóa 7 7 Phòng GD&ĐT 4 8 Phòng Y tế 3 9 Phòng Thanh tra 9 10 Văn phòng HĐND&UBND 11 11 Phòng Kinh tế 15 12 Phòng Quản lý Đô thị 13
(Nguồn: Phòng Nội vụ - UBND thành phố) * Chức năng, nhiệm vụ
Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh Hóa do Hội đồng nhân dân thành phố Thanh Hóa bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh Hóa chịu trách nhiệm chấp hành Hiến Pháp, luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, chính sách, biện pháp phát triển
kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh hóa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước từ thành phố đến cơ sở.
Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh Hóa giải quyết công việc theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003. Uỷ ban nhân dân thành phố đã thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề được quy định tại Điều 124 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 và những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân, cụ thể:
Thứ nhất, xây dựng chương trình làm việc của Uỷ ban nhân dân hàng tháng, hàng quý và hàng năm; Nhiệm kỳ.
Thứ hai, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm, trình HĐND thành phố quyết định. Thứ ba, xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng những công trình trọng điểm của thành phố, trình Hội đồng nhân dân quyết định.
Thứ tư, đề ra các biện pháp thực hiện Nghị quyết của thành ủy, Hội đồng nhân dân về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; Thông qua báo cáo của Uỷ ban nhân dân trước khi trình Ban thường vụ, Hội đồng nhân dân. Thứ năm, đề án thành lập mới, sát nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố và việc thành lập mới, sát nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính của xã, phường trình cấp có thẩm quyền quyết định; Quyết định thành lập, hợp nhất, chia tách các trường: Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non; Trạm y tế xã, phường.
Thứ sáu, Quyết định điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ theo sự phân công, phân cấp quản lý của nhà nước.
Thành phố Thanh Hóa đã và đang có nhiều lợi thế về nhân lực, vật lực để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. Để đạt được mục tiêu phát triển và tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, trật tự an ninh quốc phòng giữ vững thì cần phải có một bộ máy chính quyền mạnh với những cách thức lãnh đạo phù hợp, trong đó thủ tục hành chính là một trong những công cụ quan trọng giúp cho cơ quan hoàn thành được những mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Nhận thức được tầm quan trọng của cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng, với sự chỉ đạo và quan tâm của Tỉnh ủy Thanh Hóa, sự quyết tâm của Thành ủy, Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân thành phố, qua thời gian dài học hỏi kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính của các địa phương khác, sự chuẩn bị chu đáo về điều kiện cơ sở vật chất và tuyển chọn đội ngũ cán bộ công chức. Tháng 6/2007, ủy ban nhân dân thành phố đã đưa vào triển khai mô hình cơ chế “một cửa” tại UBND thành phố và tháng 07/2007 tiếp tục thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg, ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương và thực hiện đồng loạt tại 18 xã, phường trong thành phố (37 phường, xã) vào năm 2012 khi thành phố Thanh Hóa được Thủ tướng Chính phủ công bố Quyết định sáp nhập thêm 19 đơn vị hành chính của 05 huyện về thành phố Thanh Hóa, bước đầu đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND thành
phố vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, cần phải kịp thời khắc phục để đảm bảo hiệu quả cải cách hành chính nói chung.