VỰC
NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
HS tiếp nhận HS trả kết quả HS tiếp nhận HS trả kết quả HS tiếp nhận HS trả kết quả 1 LV đất đai 1.982 1976 2.800 2.792 3.860 3.840 2 LV tư pháp 1.745 1.745 2.025 2.025 4.150 4.100 3 LV ĐKKD 175 175 376 375 890 890 4 LV CSXH 210 210 310 310 1178 1178 5 XD 280 280 302 302 578 578 6 Tổng 4.392 4.386 5.813 5.804 10.656 10.586
(Nguồn; Tổng hợp Báo cáo về tình hình KT – XH các năm 2011, 2012, 2013 của ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa)
Qua bảng số liệu trên, ta có thấy số lượng giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh Hóa tăng lên nhanh chóng về số lượng, nhất là hai lĩnh vực đất đai; Tư pháp và đăng ký kinh doanh nhất là từ tháng 07 năm 2012 trở đi vì thời điểm này thành phố sáp nhập thêm 19 xã, phường nâng tổng số toàn thành phố lên 37 phường, xã trong đó 20 phường và 17 xã. Lượng hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả hàng năm đều tăng, tỷ lệ hồ sơ tồn đọng, trễ hẹn
giảm, trong năm 2009 đã giải quyết toàn bộ số hồ sơ, không còn tồn đọng hồ sơ hành chính, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
Như vậy qua hơn 7 năm, Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh Hóa cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã giải quyết được một số lượng lớn công việc của tổ chức, công dân được các ban, ngành cấp tỉnh đánh giá cao. Góp phần củng cố niềm tin của người dân vào bộ máy chính quyền sở tại. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh Hóa cũng đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mua bán chuyển nhượng đất đai hàng năm được giải quyết ở ủy ban nhân dân thành phố cũng như việc cấp giấy đăng ký kinh doanh tại địa phương trong thời gian vừa qua đã có đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước.
* Nhược điểm của một cửa liên thông tại UBND TP Thanh Hóa
Do đặc điểm của các thủ tục hành chính cần rất nhiều giấy tờ khác nhau, có những thủ tục, cần sự xác nhận của nhiều cơ quan có thẩm quyền đặc biệt trong lĩnh vực đất đai nên việc nộp hồ sơ qua mạng sẽ gặp khó khăn. Việc nộp hồ sơ trực tuyến đòi hỏi các cơ quan hành chính phải liên thông với nhau. Các thủ tục của mỗi cơ quan phải công khai và có bộ mã hóa riêng, thống nhất trong địa phương và tiến tới là trong cả nước (tiến tới thực hiện chính phủ điện tử). Các cơ quan hành chính Nhà nước có thể truy cập vào hệ thống dữ liệu lưu trữ của nhau để kiểm tra tính xác thực của từng loại giấy tờ. Khi người dân tiến hành nộp hồ sơ cho một cơ quan hành chính khác họ chỉ cần nêu số mã hóa mà các cơ quan khác đã cấp cho họ. Hoặc mỗi cơ quan hành chính Nhà nước thay vì sử dụng con dấu như trước
có thể sử dụng chữ ký điện tử. Các cơ quan khác có thể căn cứ vào đó để nhận hồ sơ.
- Chấn chỉnh lề lối làm việc của cán bộ công chức, viên chức
Các cán bộ công chức làm việc tại trung tâm một cửa, một cửa liên thông ở một số lĩnh vực nhạy cảm đòi hỏi phải luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, doanh nghiệp, tác phong và lề lối làm việc luôn được đổi mới, gọn gàng ngăn nắp, sạch sẽ. Khuyến khích, tôn vinh sự hướng thiện vì lý tưởng phục vụ nhân dân.
Mặc dù số lượng công dân đến làm việc đông nhưng với hệ thống quy trình giải quyết hồ sơ hành chính khoa học, cùng với việc từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có nghiệp vụ trách nhiệm với công việc, có ý thức phục vụ nhân dân. Công tác cải cách thủ tục hành chính thông qua cơ chế một cửa, một cửa liên thông phần nào đã đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân do đó nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của nhân dân. Nhu cầu của người dân, của các doanh nghiệp được thỏa mãn, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với bộ máy chính quyền. Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính đã thực hiện việc niêm yết công khai thủ tục, các khoản phí, lệ phí, mẫu hoá các giấy tờ, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, công dân, quy tắc ứng xử, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giải quyết công việc, đồng thời tạo cơ chế giám sát của tổ chức, công dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, đồng thời, ủy ban nhân dân thành phố còn thường xuyên tiến hành việc rà soát các danh mục thủ tục hành chính để kiến nghị loại bỏ những thủ tục rườm rà, không cần thiết nhằm xây dựng các thủ tục đơn giản, dễ hiểu,
thuận tiện để đưa vào thực hiện thông qua bộ phận một cửa, một cửa liên thông việc rà soát thường xuyên trong nội bộ ủy ban nhân dân thành phố sẽ đẩy mạnh việc tìm ra những bất cập, hạn chế và đưa ra những phương án thay đổi hợp lý, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của thành phố Thanh Hóa.
2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế công tác cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa
* Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành của UBND thành phố Thanh HoḠtừ trên xuống dưới chưa thật kiên quyết, nhất quán, chưa thường xuyên, liên tục; Sự chỉ đạo điều hành và thường xuyên kiểm tra đôn đốc của lãnh đạo còn hạn chế. Cơ chế kiểm tra, giám sát thiếu chặt chẽ và ít hiệu quả, chế tài xử lý trách nhiệm, xử lý vi phạm chưa cụ thể và chưa nghiêm.
* Công tác tư tưởng và tập huấn nâng cao chuyên môn cho cán bộ tại bộ phận một cửa của UBND thành phố Thanh Hóa
Cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa được thực hiện tốt nên chưa tạo ra chuyển biến cần thiết về nhận thức và tinh thần trách nhiệm của những người làm cải cách thủ tục hành chính. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đề cao ý thức đổi mới ngang tầm với mục tiêu của chương trình đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hiện nay, thái độ tiếp xúc với tổ chức, công dân tại nơi công sở thiếu tận tình, giúp đỡ, hướng dẫn trước những yêu cầu, nguyện vọng của người dân, vẫn bị ảnh hưởng bởi lối tư duy và phong cách làm việc cũ. Bồi dưỡng kiến thức về cải cách hành chính cho cán bộ, công chức chưa được quan
tâm, công tác tập huấn thời gian còn ít, phương pháp truyền đạt thì chưa thuyết phục được người nghe nên hiệu quả của các lớp tập huấn chưa cao, các thông tin còn hạn chế...
Mức độ chuẩn hoá các hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ chưa cao trách nhiệm của người đứng đầu chưa được phát huy, phân công trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm được phân công chưa rõ ràng; Chưa có biện pháp để cải tiến qui trình giải quyết thủ tục hành chính để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của nhân dân.
Công tác tuyên truyền về cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng còn hạn chế, công tác bồi dưỡng kiến thức cải cách hành chính cho cán bộ công chức chưa được quan tâm. Kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính còn phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân không chỉ là về mặt thể chế, sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, các cấp các ngành mà còn đòi hỏi sự quyết tâm của lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, sự thống nhất cao, sự tận tâm, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhất là đối với những người trực tiếp giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân và cần sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong việc nhận thức về diện mạo, quy mô của cơ chế một cửa, một cửa liên thông còn chưa chính xác ở một số cá nhân. Một số nội dung công việc đưa vào giải quyết ở bộ phận một cửa một cửa liên thông còn chưa hợp lý. Cán bộ, công chức chưa thực sự có năng lực, kinh nghiệm và trách nhiệm trong công tác tại bộ phận một cửa. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho bộ phận một cửa, một cửa liên thông nhất là ở các phường, xã còn hạn chế, từ phòng làm việc đến trang thiết bị phục vụ công việc.
Thể chế quy định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân thành phố Thanh hóa mới chỉ được đề cập một cách chung nhất về mặt nguyên tắc. Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa chưa xây dựng được quy chế chịu trách nhiệm khi hồ sơ hành chính không được giải quyết kịp thời sẽ thuộc phòng, ban chuyên môn nào chịu trách nhiệm. Bộ phận “Một cửa” chỉ là nơi nhận hồ sơ chứ không có thẩm quyền giải quyết mà phải thông qua các cơ quan phòng, ban chuyên môn phối hợp. Điều này làm mất thời gian của tổ chức, công dân khi chờ đợi và thời gian đi lại của cán bộ, công chức, ở Bộ phận “Một cửa” để giải quyết công việc.
Cải cách thủ tục hành chính tại Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh Hóa vẫn đang trong quá trình triển khai cơ bản và rút kinh nghiệm, còn gặp nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai, thiếu sự thông thoáng ở một số lĩnh vực các lĩnh vực được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong đó hầu hết đều là những công việc đơn giản. Ví dụ như lĩnh vực Lao động thương binh và xã hội, Văn hóa, Y tế, chứng thực còn một số lĩnh vực có nhiều thủ tục, khó khăn như lĩnh vực đất đai thì Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh Hóa mới chỉ áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông để giải quyết một số vấn đề cơ bản như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,mua bán chuyển nhượng, thừa kế đất đai vì thế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
* Quy trình, thủ tục còn nhiều bất cập.
Sự phối hợp của các phòng chuyên môn với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính thuộc Văn phòng HĐND và UBND thành phố trong công tác giải quyết hồ sơ hành chính cũng như rà soát, thống kê các thủ tục hành chính chưa tốt ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện. Vẫn còn tình
trạng đùn đẩy, thờ ơ trong việc giải quyết xem xét công việc của các phòng ban chuyên môn phối hợp.
Việc phân cấp, ủy quyền trách nhiệm để giải quyết thủ tục hành chính vẫn chưa được đẩy mạnh. Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh Hóa vẫn ôm đồm nhiều công việc không cần thiết. Ví dụ như việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho hộ gia đình, cá thể theo quy trình giải quyết hồ sơ hành chính thì do cấp phòng ký nhưng ở đây Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh hóa ký duyệt, điều này chưa đúng với quy định của thông tư hướng dẫn về cấp giấy phép kinh doanh và làm kéo dài thời gian chờ đợi của công dân và các tổ chức doanh nghiệp
* Thủ tục hành chính vẫn rườm rà, chưa hợp lý, so với quy định của Trung ương vẫn có xu hướng tăng thêm
Hệ thống văn bản pháp luật do các cơ quan Trung ương ban hành liên tục thay đổi dẫn đến các thủ tục, huớng dẫn, biểu mẫu cũng thay đổi gây không ít khó khăn trong quá trình thực hiện. Mặc dù trong thời gian vừa qua, được sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương cũng như của tỉnh Ủy và các sở ban ngành trong công tác rà soát và sửa đổi các thủ tục hành chính rườm rà, gây cản trở cho việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại địa phương nhưng nhìn chung trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, không cần thiết, biểu mẫu hồ sơ thay đổi liên tục khiến cho cán bộ công chức và người dân lúng túng trong quá trình hoàn thiện hồ sơ hành chính. Tổ chức công dân vẫn phải đi qua “nhiều cửa” khi hoàn thiện hồ sơ hành chính. Ví dụ: Trong lĩnh vực đất đai, ngoài việc phải kèm theo chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu có chứng thực điều này dẫn đến tâm lý chung cho tổ chức, công dân khi tới cơ quan công quyền để giải quyết công việc đều chuẩn bị sẵn chứng minh thư nhân
dân, sổ hộ khẩu có công chứng. Khi đến thời hạn nhận kết quả thì phải mang hồ sơ đã được xác minh đến cơ quan thuế để thực hiện nghĩa vụ tài chính, sau đó lại mang biên lai đã đóng tiền quay trở lại Bộ phận “Một cửa” để nộp biên lai và nhận kết quả hồ sơ. Việc tùy tiện tăng thêm giấy tờ như trên là do bệnh quan liêu giấy tờ, thói quen đã ăn sâu vào nếp nghĩ của cán bộ công chức thực thi, kể cả thói quen của tổ chức công dân gây nên sự lãng phí về tiền của và thời gian của người dân.
* Thời gian xử lý công việc từ khi tiếp nhận đến khi có kết quả vẫn còn tùy tiện, kéo dài
Tổ chức, công dân khi đến Bộ phận “Một cửa, một cửa liên thông nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ và nhận phiếu hẹn trả cụ thể nhưng trên thực tế còn không ít trường hợp kết quả được giao không đúng hẹn, thậm chí sai hẹn gấp đôi gấp ba thời gian quy định. Lĩnh vực có nhiều hồ sơ bị tồn đọng, gây bức xúc nhất cho người dân là lĩnh vực nhà đất, quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thanh hóa theo quy định là 25 ngày cũng gây không ít khó khăn cho cán bộ thực hiện vì lượng hồ sơ thuộc lĩnh vực nhà đất quá nhiều khiến công việc của cán bộ thụ lý luôn bị quá tải. Trong khi việc thực hiện cũng phải qua nhiều quy trình: đọc, xem kỹ hồ sơ, nguồn gốc, xác định nghĩa vụ tài chính, xác minh thực địa, lập phiếu thẩm định trên máy tính, vẽ sơ đồ, Trung tâm đăng ký quyền sử dụng đất chuyển cho lãnh đạo phòng phê duyệt rồi in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức, lập tờ trình ủy ban nhân dân thành phố, Chưa kể thời gian xác định nghĩa vụ tài chính kéo dài cũng là một nguyên nhân làm cho việc hồ sơ bị chậm, kéo dài thời gian trả kết quả. Cụ thể như để làm thủ tục cấp mất do mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người dân phải chờ đợi gần 6 tháng mới có thể lấy được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới (phải kiểm tra hồ sơ đã cấp
trước đó ở các cơ quan liên quan) còn cấp lại, hoặc cấp mới thì thường kéo dài thời gian giải quyết thêm từ 25 đến 30 ngày.
* Kinh phí, cơ sở vật chất còn hạn hẹp
Do quy định cụ thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo tiêu chuẩn để phục vụ cho công tác tiếp nhận và trả hồ sơ hành chính chưa cụ thể rõ ràng nên UBND thành phố mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn không có khoản kinh phí riêng để đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất. Chính vì vây, các trang thiết bị đầu tư cho các đơn vị, các phòng, ban và phường, xã còn hạn