Cơ chế một cửa, một dấu ở Quận 5– Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Cải cách thủ thục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 34 - 38)

lòng cho người dân.

1.3.3. Cơ chế một cửa, một dấu ở Quận 5 – Thành phố Hồ ChíMinh Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính. Qua hơn 17 năm tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, các quận, huyện của Thành phố đã gặt hái được nhiều thành công và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính để cải tiến và ngày càng hoàn thiện về mọi mặt. Trong đó, Quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những điểm sáng trong thời kỳ đầu thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”. Ngay từ đầu năm 1995, thực hiện chủ trương của thành phố, Quận 5 đã tiến hành thực hiện thí điểm chương trình cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa, một dấu”. Quận đã xây dựng quy chế hoạt động của các phòng, ban trong mối quan hệ giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa, một dấu”; xây dựng quy trình giải quyết thủ tục hành chính từ khâu hướng dẫn, tiếp nhận, thụ lý giải quyết đến việc trả kết quả hồ sơ hành chính cho khách hàng theo hướng cải tiến rút ngắn về thời gian. Đồng thời, tiến hành rà soát các thủ tục hành chính, bỏ bớt nhiều loại giấy tờ không cần thiết, không còn phù hợp và mẫu hóa các loại đơn từ và văn bản hành chính,phí và lệ phí đều được công khai rộng rãi để khách hàng biết và cùng

giám sát. Thực hiện cơ chế “một cửa, một dấu”, Quận đã tách chức năng dịch vụ hành chính công với chức năng quản lý nhà nước của các phòng, ban chuyên môn. Qua đó, thành lập bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính thuộc Văn phòng UBND Quận để làm nhiệm vụ cung ứng dịch vụ hành chính công cho người dân. Khi cần liên hệ về dịch vụ hành chính công, người dân đến đây sẽ được tiếp và giải quyết đầy đủ các nhu cầu, không phải đi lại nhiều lần như trước đây. Tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính, cán bộ công chức sẽ hướng dân người dân lập hồ sơ, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đảm bảo đầy đủ thủ tục theo quy định, chuyển đến các phòng ban chuyên môn xử lý và tham mưu cho ủy ban nhân dân Quận giải quyết. Sau đó, mỗi hồ sơ sẽ được giao trả cho dân tại phòng tiếp nhận theo thời gian đã hẹn.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ công chức được UBND Quận quan tâm chú trọng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về quản lý nhà nước và kỹ năng thực thi công vụ. Ngoài ra, các cán bộ, công chức trực tiếp tham gia công tác tiếp dân, phục vụ các yêu cầu về dịch vụ hành chính công đều được cử đi học các lớp bồi dưỡng về công tác dân vận, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, cung cách phục vụ. Từ đó, từng bước củng cố được lòng tin của người dân với chính quyền, đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Quận. Việc cung ứng dịch vụ hành chính công ở Quận 5, trong thời gian qua đã có nhiều cải tiến tích cực, hiệu quả và chất lượng phục vụ được nâng lên. Kết quả hồ sơ giải quyết đúng thời gian quy định trung bình năm đạt 97% trở lên. So với trước khi cải cách hành chính đây là kết quả rất lớn, được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ.

Thêm vào đó, Quận đã tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý hành chính nhà nước. Quận đã xây dựng hệ thống cáp nối mạng máy tính trực tuyến giữa ủy ban nhân dân Quận với các phòng ban và ủy ban nhân dân các phường, đồng thời triển khai các phần mềm quản lý cung cấp dịch vụ hành chính công qua mạng Internet. Việc tự động hóa các quy trình nghiệp vụ đã tiết kiệm được thời gian, công sức đi lại của người dân, giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng phục vụ dân với tiêu chí chính xác, khách quan, chặt chẽ, giảm bớt thời gian, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương.

Trên đây là một số kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông của một số tỉnh, thành trên cả nước đã được đúc kết kinh nghiệm qua thực tiễn. Đây cũng là những mẫu mô hình hiệu quả, là tấm gương để ủy ban nhân dân thành phố Thanh hóa tham quan và học hỏi trong tiến trình cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng tại địa phương, nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho công cuộc xây dựng và phát triển toàn diện về mọi mặt, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa mà toàn Đảng, toàn dân ta đang nỗ lực phấn đấu để đạt được.

Kết luận chương 1

Như vậy, việc thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 và các Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg, ngày 4/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg, ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành

chính Nhà nước ở địa phương làm cơ sở lý luận cho công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông có vai trò rất quan trọng trong quản lý hành chính Nhà nước, đã phần nào làm sáng tỏ những hiểu biết cơ bản về cải cách thủ tục hành chính và sự cần thiết của cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện nay. Đây là những căn cứ khoa học giúp cho việc đánh giá hiệu quả cải cách thủ tục hành chính ở các địa phương trong đó có hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được triển khai từ tháng 6/2007 tại ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa. Đồng thời qua việc cải cách này chúng ta rút ra những kinh nghiệm thực tế để từ đó có kế hoạch xây dựng các bước tiếp theo trong cải cách thủ tục hành chính được ngày một hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu của các cá nhân, tổ chức trong việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân giữa các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào xây dựng nhà máy và các công trình phát triển kinh tế khác tại Việt nam, tăng cường sự tham gia quản lý Nhà nước của nhân dân. CCTTHC được coi là khâu đột phá trong cải cách nền hành chính Nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển động của toàn bộ hệ thống nền hành chính quốc gia; Thủ tục hành chính là khâu được chọn đầu tiên, cải cách thủ tục hành chính sẽ gây ra sự chuyển động của toàn bộ hệ thống khi bị tác động.

Để đáp ứng yêu cầu trên, cần phải xây dựng những cơ chế thích hợp cho việc thực hiện các thủ tục hành chính đã ban hành, ngoài việc đã ban hành hệ thống các văn bản hợp lý, hợp pháp và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cần thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và tiến tới một cửa liên thông hiện đại. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn tốt, vững vàng, có tinh thần, thái độ và

ý thức trách nhiệm cao trong giải quyết các thủ tục hành chính đối với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đồng thời là những cán bộ thực sự là công bộc của nhân dân.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Cải cách thủ thục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w