0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐO LƯỜNG CÁC YẾU TỐ VỀ NHÂN CÁCH ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG (Trang 60 -60 )

4.4.1. Phân tích tương quan

Bước đầu tiên khi phân tích hồi quy bội cần xem xét các mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập, cũng như giữa các biến độc lập với nhau. Nếu hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập lớn chứng tỏ giữa chúng có mối quan hệ với nhau và phân tích hồi quy là có thể phù hợp.

Bảng 4.7 Ma trận hệ số tương quan Pearson

JP E O N A C Job Performance (JP) 1 Extraversion (E) 0.543* 1 Openness (O) 0.511* 0.499* 1 Neuroticism (N) 0.495* 0.546* 0.639* 1 Agreeableness (A) 0.496* 0.546* 0.615* 0.804* 1 Conscientiousness (C) 0.574* 0.509* 0.632* 0.686* 0.654* 1

Ghi chú: * tương quan có ý nghĩa ở mức 1% (1 đuôi)

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng các biến độc lập quan sát có hệ số tương quan với biến phụ thuộc đạt giá trị lớn hơn 0,3 có thể là phù hợp và đưa vào phân tích hồi quy bội. Qua bảng 4.7, hệ số tương quan Pearson giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập có hệ số tương quan là tương đối cao (thấp nhất là 0,495) với mức ý nghĩa 1%, sơ bộ nhận thấy có thể đưa các biến x u h ư ớn g tí n h c á c h vào mô hình để giải thích cho biến kết quả công việc của nhân viên ngân hàng. Tuy nhiên, các biến độc lập cũng có hệ tương quan với nhau lớn thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy đang xem xét.

4.4.2. Kết quả hồi quy

Phân tích hồi được thực hiện với 5 biến độc lập đo lường xu hướng nhân cách của nhân viên ngân hàng gồm: Hướng ngoại (E), Tận tâm (C), Sẵn sàng trải nghiệm (O), Nhạy cảm (N) và Tán thành (A).

Bước đầu tiên là kiểm tra độ phù hợp của mô hình. Hệ số R2

hiệu chỉnh là 0,420 tức là giải thích được 42% biến thiên kết quả công việc của nhân viên ngân hàng bởi các biến thiên Hướng ngoại (E), Tận tâm (C), Sẵn sàng trải nghiệm (O), Nhạy cảm (N) và Tán thành (A), 58% còn lại thay đổi trong kết quả công việc của nhân viên ngân hàng mô hình không giải thích được. Kết quả này cho thấy mô hình hồi qui đưa ra tương đối phù hợp với mức ý nghĩa 5%.

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai kiểm định về độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính tổng thể. Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể ta xem xét giá trị F từ bảng phân tích phương sai (ANOVA) (Xem chi tiết phụ lục 8: Kết quả hồi quy). Kết quả ANOVA cho thấy trị thống kê F của mô hình = 46,966 với mức ý nghĩa 1% (sig = 0.000), điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu hay các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc và mô hình có thể sử dụng được.

Bảng 4.8 Kết quả phân tích hồi quy

Biến độc lập Hệ số hồi quy Hệ số VIF

Hằng số 1,008* (0,196)

Hướng ngoại (E) 0,313* (0,059)

1,578

Tận tâm (C) 0,248* (0,052)

2,252

Biến độc lập Hệ số hồi quy Hệ số VIF (0,061) Nhạy cảm (N) - 0,013 (0,074) 3,418 Tán thành (A) 0,057 (0,071) 3,144 R2 hiệu chỉnh: 0,420 Giá trị F (ANOVA): 46,966 Hệ số Sig. (ANOVA): 0,000 Hệ số Durbin-Watson: 1,759

Ghi chú: * mức ý nghĩa 1%, ** mức ý nghĩa 5%, trong ngoặc đơn là sai số chuẩn

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát bằng SPSS

Để mô hình hồi qui của mẫu sử dụng được các ước lượng cho các hệ số hồi qui của tổng thể. Nghiên cứu tiếp tục kiểm tra các vi phạm giả định trong phân tích của mô hình hồi qui tuyến tính.

4.5. Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy 4.5.1. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến 4.5.1. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

Một trong những yêu cầu của mô hình hồi quy bội là các biến độc lập không có tương quan chặt với nhau, nếu yêu cầu này không được thỏa mãn thì mô hình đã xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Một trong những cách phát hiện mô hình có tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến hay không mà theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) là sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF), nếu VIF bằng hoặc vượt quá 10 thì xem như có hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả hồi quy cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) của từng nhân tố có giá trị nhỏ hơn 10 chứng tỏ mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến.

4.5.2. Kiểm định tính độc lập của sai số

Kiểm định này dùng để kiểm tra xem giữa các phần dư có tương quan với nhau không. Nếu các phần dư có tương quan (hay còn gọi là tương quan chuỗi) sẽ làm việc ước lượng các hệ số hồi quy không còn chính xác. Tương quan chuỗi làm cho giá trị R Squared và kiểm định F không còn đáng tin cậy khi đánh giá mức độ giải thích chung cho toàn mô hình. Một trong những cách để kiểm tra sự tồn tại của tương quan chuỗi là sử dụng Đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) để kiểm định. Giả định về tính độc lập của phần dư được kiểm tra qua đại lượng thống kê là Durbin-Watson. Công thức như sau:

Trong đó: ei: phần dư tại quan sát i n: số quan sát

Giá trị 0 ≤ D ≤ 4

Tuy nhiên, trong thực tế khi tiến hành kiểm định Durbin-Watson có thể áp dụng quy tắc như sau (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2010):

- Nếu 1 < D < 3 thì kết luận mô hình không có tự tương quan - Nếu 0 < D < 1 thì kết luận mô hình có tự tương quan dương - Nếu 3 < D < 4 thì kết luận mô hình có tự tương quan âm

Kết quả của hệ số Durbin-Watson = 1,759 (Bảng 4.8) như vậy ta có thể kết luận mô hình không có tự tương quan.

4.5.3. Kiểm định phương sai phần số dư không đổi

Với mô hình ước lượng bằng phương pháp OLS, hiện tượng “phương sai thay đổi” gây ra nhiều hậu quả tại hại, nó làm cho các ước lượng của các hệ số hồi quy không chệch nhưng không hiệu quả (tức là không phải là ước lượng phù hợp nhất). Ước lượng của các phương sai bị chệch làm kiểm định các giả thuyết mất

hiệu lực và dẫn đến đánh giá nhầm về chất lượng của mô hình hồi quy bội. Một kiểm định khá đơn giả thường được dùng là kiểm định tương quan hạng Spearman. Giả thiết đặt ra cho kiểm định là phương sai của sai số thay đổi, nếu giả thiết này đúng thì hệ số tương quan hạng tổng thể giữa phần dư và biến độc lập sẽ khác 0.

Bảng 4.9 Tương quan hạng Spearman giữa các biến độc lập phần dư

Tương quan Spearman's rho absres

Hướng ngoại (E)

Hệ số tương quan -0.097 Mức ý nghĩa 0.084

N 318

Sẵn sàng trải nghiệm (O)

Hệ số tương quan -0.066 Mức ý nghĩa 0.238 N 318 Nhạy cảm (N) Hệ số tương quan -.130* Mức ý nghĩa 0.02 N 318 Tán thành (A) Hệ số tương quan -.148** Mức ý nghĩa 0.008 N 318 Tận tâm (C) Hệ số tương quan -.183 Mức ý nghĩa 0.061 N 318

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát bằng SPSS

Kết quả qua kiểm định Spearman cho thấy các biến: Hướng ngoại (E), Sẵn sàng trải nghiệm (O) và Tận tâm (C) đều có mức ý nghĩa lớn hơn 0,05 (sig. > 0,05),

do đó các biến này không vi phạm phương sai của phần số dư thay đổi. Biến Nhạy cảm (N) và Tán thành (A) có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 (sig. < 0,05), do đó các biến này vi phạm phương sai của phần số dư thay đổi.

4.6. Phân tích kết quả và kiểm định giả thuyết nghiên cứu 4.6.1. Phân tích kết quả 4.6.1. Phân tích kết quả

Kết quả phương trình hồi quy như sau:

JP = 1,008 + 0,313E + 0,246C + 0,146O – 0,013N + 0,057A + εi (4.1) Qua phương trình hồi quy 4.1 và cụ thể hơn là bảng kết quả hồi quy (Bảng 4.8) cho thấy có 3 biến có ý nghĩa thống kê, trong đó tại mức ý nghĩa 1% có 3 biến đó là: Hướng ngoại (E), Sẵn sàng trải nghiệm (O) và Tận tâm (C). Hai biến Nhạy cảm (N) và Tán thành (A) không có ý nghĩa.

Đặc điểm nhân cách Hướng ngoại (E) có hệ số hồi quy bằng 0,313. Dấu của hệ số hồi quy mang dấu dương (quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc), phù hợp với kỳ vọng dấu của mô hình với ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả này phản ánh nếu nhân viên ngân hàng có xu hướng tính cách hướng ngoại càng cao (điểm cao ở đặc điểm này) thì khả năng kết quả công việc của nhân viên càng cao. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi nhân viên ngân hàng có đặc điểm hướng ngoại cao lên 1 điểm thì trung bình kết quả làm việc của nhân viên sẽ tăng lên 0,313 điểm và đây cũng là xu hướng nhân cách có tác động mạnh nhất đến kết quả làm việc của nhân viên ngân hàng. Có thể thấy nhân viên ngân hàng là những người hướng ngoại, không phải là những người sống nội tâm, có khả năng thực hiện tốt hơn trong doanh số bán hàng, đặc biệt là công việc này thường xuyên đòi hỏi một khả năng hòa đồng với khách hàng. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Barrick và Mount, 1991; Johnson (1997); Vinchur, Schippmann, Switzer và Roth, 1998).

Đặc điểm nhân cách Tận tâm (C) có hệ số hồi quy bằng 0,246. Dấu của hệ số hồi quy mang dấu dương (quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc), phù hợp với kỳ vọng dấu của mô hình với ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả này phản ánh nếu nhân

viên ngân hàng có xu hướng tính cách tận tâm càng cao (điểm cao ở đặc điểm này) thì khả năng kết quả công việc của nhân viên càng cao. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi nhân viên ngân hàng có đặc điểm tận tâm cao lên 1 điểm thì trung bình kết quả làm việc của nhân viên sẽ tăng lên 0,246 điểm và đây cũng là xu hướng nhân cách có tác động mạnh thứ hai đến kết quả làm việc của nhân viên ngân hàng. Sự tận tâm (Conscientiousness) đề cập đến tự kiểm soát và quá trình hoạt động việc lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện nhiệm vụ (Barrick Mount và Strauss, 1993). Nhân viên ngân hàng có đặc điểm cao ở thang đo này là người có mục đích, ý chí mạnh mẽ và kiên định. Sự tận tâm được thể hiện trong định hướng thành tích (chăm chỉ và liên tục), sự tin cậy (có trách nhiệm và cẩn thận) và trật tự (có hoạch định và có tổ chức). Nhân viên ngân hàng, những người sẽ đánh giá mình là cao trong sự tận tâm cũng là những người sẽ nhận được xếp hạng cao giám sát thực hiện công việc. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Barrick và Mount (1991); Barrick và cộng sự (1993); Hough và cộng sự (1990) cũng tìm thấy một mối tương quan dương giữa độ tin cậy (một khía cạnh của sự tận tâm) và kết quả công việc.

Đặc điểm xu hướng Sẵn sàng trải nghiệm (O) có hệ số hồi quy bằng 0,146. Dấu của hệ số hồi quy mang dấu dương (quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc), phù hợp với kỳ vọng dấu của mô hình với ý nghĩa thống kê 5%. Kết quả này phản ánh nếu nhân viên ngân hàng có xu hướng tính cách cởi mở (điểm cao ở đặc điểm này) thì khả năng kết quả công việc của nhân viên càng cao. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi nhân viên ngân hàng có đặc điểm tận tâm cao lên 1 điểm thì trung bình kết quả làm việc của nhân viên sẽ tăng lên 0,146 điểm và đây cũng là xu hướng nhân cách có tác động mạnh thứ ba đến kết quả làm việc của nhân viên ngân hàng. Nhân viên ngân hàng phải tư vấn các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng và sự cởi mở sẽ giúp cho nhân viên thành công hơn trong việc tư vấn (Hamilton, 1988), thích ứng với thay đổi (Raudsepp, 1990).

Đặc điểm xu hướng Nhạy cảm (N) có hệ số hồi quy bằng - 0,013. Dấu của hệ số hồi quy mang dấu âm (quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc), phù hợp với kỳ

vọng dấu. Kết quả này phản ánh nếu nhân viên ngân hàng có xu hướng tính cách nhạy cảm (điểm cao ở đặc điểm này) thì khả năng kết quả công việc của nhân viên càng thấp. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi nhân viên ngân hàng có đặc điểm nhạy cảm cao lên 1 điểm thì trung bình kết quả làm việc của nhân viên sẽ giảm đi 0,013 điểm và đây cũng là xu hướng nhân cách duy nhất tác động tiêu cực đến kết quả làm việc của nhân viên ngân hàng. Những nhân viên ngân hàng có điểm nhạy cảm cao chỉ ra rằng đây là một nhân viên dễ có những tư tưởng không hợp lý và ít có khả năng kiểm soát cơn bốc đồng cũng như khả năng kiểm soát kém sự căng thẳng dẫn đến kết quả làm việc không cao. Dunn, Mount, Barrick và Ones (1995) chỉ ra rằng cảm xúc ổn định là đặc tính quan trọng thứ hai có ảnh hưởng đến việc làm của các ứng viên. Tuy nhiên, xu hướng nhân cách này không có ý nghĩa thống kê. Kiểm định phương sai của phần số dư không đổi cũng cho thấy xu hướng nhân cách này bị vi phạm giả định về phương sai của phần số dư thay đổi.

Đặc điểm xu hướng Tán thành (A) có hệ số hồi quy bằng 0,057. Dấu của hệ số hồi quy mang dấu dương (quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc), phù hợp với kỳ vọng dấu của mô hình. Kết quả này phản ánh nếu nhân viên ngân hàng có xu hướng tính cách tán thành (điểm cao ở đặc điểm này) thì khả năng kết quả công việc của nhân viên càng cao. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi nhân viên ngân hàng có đặc điểm tán thành lên 1 điểm thì trung bình kết quả làm việc của nhân viên sẽ tăng lên 0,057 điểm và đây cũng là xu hướng nhân cách có tác động mạnh thứ tư đến kết quả làm việc của nhân viên ngân hàng. Nhân viên ngân hàng có xu hướng tán thành hay dễ chịu càng cao là những nhân viên tin tưởng, hữu ích đối với người khác, khoan dung, mềm lòng, và từ bi. Ngược lại, những nhân viên có điểm số thấp trong sự dễ chịu có xu hướng ích kỷ, bi quan, nghi ngờ, không tin tưởng, và họ cũng thiếu mong muốn hợp tác với những người khác. Trong bối cảnh công việc ngành ngân hàng thì kết quả công việc của nhân viên ngân hàng dễ chịu sẽ được đánh giá cao. Điều này có thể là do thực tế là nhân viên ngân hàng phải hợp tác với những người khác. Bản chất hợp tác của các nhân viên dễ chịu có thể dẫn đến thành công trong nghề nghiệp, nơi làm việc theo nhóm và dịch vụ khách hàng có liên quan. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Barrick

và Mount (1991); Tett và cộng sự (1991); Judge và cộng sự (1999) và Salgado (1997). Tuy nhiên, xu hướng nhân cách này không có ý nghĩa thống kê. Kiểm định phương sai của phần số dư không đổi cũng cho thấy xu hướng nhân cách này bị vi phạm giả định về phương sai của phần số dư thay đổi.

Hình 4.1 Mô hình kết quả phân tích hồi quy 4.6.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Có 5 giả thuyết cần được kiểm định là H1 đến H5. Qua phân tích, kết quả cho thấy với mức ý nghĩa 1% và 5% có 3 giả thuyết được chấp nhận (bao gồm: H2, H3 và H5) và 2 giả thuyết bị bác bỏ (H1 và H4).

Bảng 4.10 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Giả

thuyết Phát phiểu Kết quả

H1 Nhạy cảm sẽ tương quan tiêu cực với kết quả công việc Bác bỏ

H2 Hướng ngoại sẽ tương quan tích cực với kết quả công

việc Chấp nhận H3 Sẵn sàng trải nghiệm sẽ tương quan tích cực với kết quả

công việc Chấp nhận H4 Tán thành sẽ tương quan tích cực với kết quả công việc Bác bỏ H5 Sự tận tâm sẽ tương quan tích cực với kết quả công việc Chấp nhận

Tóm tắt chương 4

Chương này trình bày kết quả nghiên cứu, kết quả kiểm định các thang đo lường và mô hình lý thuyết. Kết quả cho thấy các thang đo sau khi loại các biến không phù hợp thì đều đạt yêu cầu cho việc phân tích các bước tiếp theo. Sau khi tiến hành các bước phân tích thích hợp, năm giả thuyết của mô hình nghiên cứu được kiểm định, có 3 giả thuyết được chấp nhận: H2, H3 và H5. Giả thuyết H 1 và H4 không được chấp nhận. Chương tiếp theo sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên cứu chính, nêu ra ý nghĩa của nghiên cứu, những hạn chế của nghiên cứu này và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Chương 5. Kết luận và Kiến nghị

Chương 5 sẽ trình bày kết luận rút ra từ kết quả đạt được từ chương 4, hàm ý quản lý, những đóng góp, hạn chế và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Kết luận

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐO LƯỜNG CÁC YẾU TỐ VỀ NHÂN CÁCH ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG (Trang 60 -60 )

×