Cơ cấu tổ chức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đo lường các yếu tố về nhân cách ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhân viên Ngân hàng (Trang 36)

Do hoạt động ngân hàng đòi hỏi phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của họ để đáp ứng tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng đối với dịch vụ của ngân hàng. Nhưng tiến trình đó, không phải chỉ một nhân viên thực hiện mà cần có sự phối hợp nhịp nhàng, tạo sự thoải mái, nhanh chóng, tiện lợi cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng. Để làm được điều đó, ngân hàng phải tạo được cơ cấu tổ chức phù hợp. Có thể phân ra nhiều loại cơ cấu tổ chức khác nhau như sau:

 Cấu trúc tổ chức ngân hàng theo chức năng:

Cơ cấu này căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của ngân hàng để phân chia ra thành các bộ phận khác nhau rồi giao quyền hạn cho các bộ phận đó một cách hợp lý để rồi các bộ phận này hoạt động theo quy chế riêng, quy định riêng với các chức năng như:

+ Chức năng kinh doanh. + Chức năng tạo nguồn.

+ Chức năng nghiên cứu và chức năng quản trị hành chính.  Cấu trúc tổ chức ngân hàng theo lãnh thổ

Cơ cấu này áp dụng cho các ngân hàng có chi nhánh hoạt động kinh doanh trên nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn. Cơ cấu này gồm:

+ Cơ quan hội sở (Ban điều hành - trụ sở chính)

+ Cơ quan chức năng hội sở (văn phòng đại diện- sở giao dịch)

+ Chi nhánh ngân hàng ở các địa phương (cơ quan điều hành theo khu vực) Do yêu cầu khác nhau về mặt quản lý nội bộ hoặc phù hợp với quy định về quản lý, báo cáo tập trung, trong các chi nhánh có thể sẽ có chi nhánh chính và chi nhánh phụ hoạt động theo nguyên tắc độc lập về điều hành, nhưng phụ thuộc về báo cáo số liệu.

 Cấu trúc tổ chức ngân hàng theo sản phẩm hoặc lĩnh vực kinh doanh: Trong thời gian gần đây, hoạt động ngân hàng đi vào chuyên môn với nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng. Vì lẽ đó, một số ngân hàng đã tiến hành xây dựng cơ cấu tổ chức ngân hàng theo sản phẩm hoặc lĩnh vực kinh doanh nhằm nâng cao tính chuyên môn và tính chuyên biệt; nâng cao hiệu quả kinh doanh; đẩy mạnh tiếp cận nhu cầu khách hàng. Về cơ bản cơ cấu tổ chức này gồm:

+ Giám đốc kinh doanh ngoại tệ. + Giám đốc tín dụng.

+ Giám đốc kinh doanh chứng khoán. + Giám đốc thẻ.

+ ...

Nhìn chung, các ngân hàng trong thực tế thường hoạt động theo cấu trúc tổ chức hỗn hợp, vừa hoạt động trên địa bàn rộng lớn, vừa tiếp xúc với nhiều loại khách hàng, lại vừa có nhiều loại sản phẩm dịch vụ đa dạng. Do đó, việc xác định cấu trúc tổ chức của một ngân hàng thường chỉ mang tính tương đối mà không có sự phân định rõ ràng thành một cấu trúc tổ chức riêng biệt cụ thể.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đo lường các yếu tố về nhân cách ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhân viên Ngân hàng (Trang 36)