Những yêu cầu về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đo lường các yếu tố về nhân cách ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhân viên Ngân hàng (Trang 37)

Hoạt động ngân hàng cũng như hoạt động của các ngành kinh doanh khác cần phải tuyển dụng lao động, sắp xếp bố trí công việc phù hợp, đào tạo nâng cao năng lực nhân viên và vô số các công tác quản lý nhân sự khác.

Theo đó, các ngân hàng phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:

- Về mặt khung nhân sự phải có: quản trị điều hành cấp lãnh đạo - hội đồng quản trị, ban giám đốc; quản trị tác nghiệp cán bộ quản lý – các giám đốc nghiệp vụ, trưởng/phó các phòng ban; chuyên gia; nhân viên.

- Về mặt số lượng nhân sự: tùy theo quy mô ngân hàng mà số lượng nhân sự nhiều ít khác nhau nhưng theo số lượng nhân sự ở từng cấp mà nói thì cấp bậc càng thấp thì số lượng càng nhiều và ngược lại.

- Về mặt chuyên môn, nghiệp vụ: điều này đều cần thiết ở tất cả các cấp nhân sự. Tuy nhiên, đối với các nhân sự viên cấp cao thì tính chuyên môn không cần cao nhưng kinh nghiệm xử lý điều hành lại quan trọng. Ngược lại về phía các nhân viên cấp thấp thì tính chuyên môn, nghiệp vụ lại cần thiết hơn trong khi kinh nghiệm về quản lý điều hành là tương đối thấp.

- Về đạo đức nghề nghiệp: xét trên góc độ quản lý, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên thể hiện ở số lượng, chất lượng công việc mà người đó hoàn thành và cống hiến cho tổ chức. Do đó, việc lượng hóa tương đối dễ dàng. Nhưng trong một số trường hợp đòi hỏi việc đánh giá đạo đức nghề nghiệp còn liên quan đến các vấn đề kinh tế, xã hội khác. Trong trường hợp đó, việc đánh giá đúng và chính xác về tư cách đạo đức của một nhân viên là khó hơn nhiều. Đây là một vấn đề khá tế nhị và có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng, sự tận tụy và sự trung thành của nhân viên đối với tổ chức một khi sự đánh giá là không đúng đắn.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 trình bày khái niệm về nhân cách, kết quả công việc và các lý thuyết về nhân cách. Đồng thời tổng hợp các luận điểm cơ bản của các nghiên cứu trước về đặc điểm của nhân cách và kết quả công việc. Trên cơ sở đó xây dựng các thang đo, các biến cần nghiên cứu, hình thành mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.

Bảng 2.2 Tóm tắt các kỳ vọng dấu

Giả

thuyết Đặc điểm nhân cách Kỳ vọng dấu

H1 Nhạy cảm Âm

H2 Hướng ngoại Dương H3 Sẵn sàng trải nghiệm Dương H4 Tán thành Dương

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu trước và mô hình nghiên cứu đề xuất. Chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu, phương pháp xử lý dữ liệu. Sau cùng là phần xây dựng và mã hóa thang đo.

3.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu “Đo lường các yếu tố về nhân cách ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhân viên ngân hàng ” được thực hiện theo hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đo lường các yếu tố về nhân cách ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhân viên Ngân hàng (Trang 37)