4.3.1. Thang đo nhân cách
Sau khi thực hiện đánh giá sơ bộ thang đo, nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA). Hệ số KMO và kiểm định Bartlett. Kiểm định Bartlett’s dùng để kiểm định giả thuyết H0 là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể còn KMO dùng để kiểm tra xem với kích thước mẫu ta có được có phù hợp với phân tích nhân tố hay không. Trị số KMO trong trường hợp này khá lớn đạt và mức ý nghĩa quan sát (Sig.) của kiểm định Bartlett’s là 0.000 nhỏ hơn 1/1000 cho thấy các biến này có độ kết dính với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố.
Bảng 4.4 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett
Giá trị Kết quả Đánh giá
Hệ số KMO 0,939 Chấp nhận Mức ý nghĩa quan sát (Sig.) 0,000 Chấp nhận
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát bằng SPSS
Tiếp theo, thực hiện phương pháp trích trong phân tích nhân tố - Phương pháp phân tích nhân tố chính (Principal component analysis) với giá trị trích Eigenvalue lớn hơn 1. Bảng kết quả phân tích nhân tố cho thấy có nhân tố có Eigenevalue lớn hơn 1 và giải thích được % biến thiên của dữ liệu.
Phương pháp xoay được chọn ở đây là Varimax procedure, xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy có thể tăng cường khả năng giải thích của nhân tố. Sau khi xoay ta cũng loại bỏ các
biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5. 36 biến quan sát của 5 thang đo thành phần nhân cách nhân viên được đưa vào kiểm định EFA.
Thực hiện EFA, kết quả phân tích cho thấy hệ số KMO = 0,939, biến C4 và A8 có hệ số loading < 0,5.
Thực hiện EFA lần 2, loại biến A8 trước do có loading nhỏ nhất, kết quả phân tích cho thấy hê số KMO = 0,937, biến C4 có hệ số loading < 0,5.
Thực hiện EFA lần 3 loại biến C4, kết quả phân tích cho thấy hệ số KMO = 0,937 (>0,5) Sig = 0,000 (< 0,005), trích được 5 nhân tố có tổng phương sai trích là 68,45% lớn hơn 50%; hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5; sự khác biệt về hệ số tải nhân tố giữa các nhân tố đều lớn hơn 0,3. Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu.
Bảng 4.5 Kết quả phân tích nhân tố sau khi xoay
Biến quan
sát Tên gọi
Các nhân tố trích
1 2 3 4 5
A2 Hay giúp đỡ, chia se với mọi người .853
A9 Thích hợp tác với người khác .842
E4 Rất nhiệt tình .818
A5 Rất tin cậy .689
A4 Dễ tha thứ .636
A6 Lạnh lùng, xa cách .634
A7 Chu đáo, ân cần .626
C3 Người làm việc tin cậy .774
C8 Lập kế hoạch và tuân thủ đúng kế hoạch .774
Biến quan
sát Tên gọi
Các nhân tố trích
1 2 3 4 5
C9 Dễ bối rối .707
E6 Có tính chuẩn xác, quyết đoán .704
C1 Cẩn thận trong công việc .637
N6 Ít kiềm chế cảm xúc .776
N3 Hay lo lắng, căng thẳng .764
N4 Lo lắng về nhiều thứ .759
N8 Dễ hồi hộp, lo lắng .588
C5 Thường uể oải .561
N2 Thoải mái, kiểm soát stress dễ dàng .547
N1 Thường chán nản, buồn .543
E5 Có khuynh hướng im lặng lắng nghe .746
E2 Kín đáo, dè dặt .735
E3 Hoạt bát .723
E1 Hay nói .651
E8 Hòa đồng, thân thiện .636
A3 Hay tranh luận với mọi người .582
A1 Hay bắt bẻ người khác .542
E7 Rụt tè, nhút nhát .538
Biến quan
sát Tên gọi
Các nhân tố trích
1 2 3 4 5
O1 Thường có những ý tưởng mới .745
O5 Có óc sáng tạo .725
O2 Hiếu kỳ với những điều mới lạ .688
O8 Thích phân tích những ý tưởng mới .613
O6 Có óc thẩm mỹ và thích các giá trị nghệ thuật .532
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát bằng SPSS
Trong ma trận nhân tố sau khi xoay, sự tập trung của các biến quan sát theo từng nhân tố đã hiện rõ ràng, các biến quan sát có hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5 thể hiện độ kết dính cao. Phân tích nhân tố EFA đã mang lại 5 nhân tố cơ bản của nhân cách, giải thích được 68,45% của biến động. Bảng 4.5 báo cáo kết quả của phân tích nhân tố dưới hình thức tên, hệ số tải của từng nhân tố, biến động được giải thích của từng nhân tố, và hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Năm nhân tố được xác định trong bảng 4.5 có thể được mô tả như sau:
- Tán thành (Agreeableness). Chỉ giữ lại 6 câu hỏi: A2 (Hay giúp đỡ, chia sẻ với mọi người), A4 (Dễ tha thứ), A5 (Rất tin cậy), A6 (Lạnh lùng, xa cách), A7 (Chu đáo, ân cần) và A9 (Thích hợp tác với người khác). Có thêm một câu hỏi mới E4 (Rất nhiệt tình) dùng để đo thành phần cởi mở, thân thiện của đặc điểm hướng ngoại. Tuy nhiên, tên của đặc điểm nhân cách này không cần thay đổi vì những biến quan sát này thể hiện xu hướng trong mối quan hệ liên cá nhân: xu hướng chấp nhận người khác hay không chấp nhận người khác.
- Tận tâm (Conscientiousness). Chỉ giữ lại 5 câu hỏi: C1 (Cẩn thận trong công việc), C2 (Đôi lúc bất cẩn), C3 (Người làm việc tin cậy), C8 (Lập kế hoạch và tuân thủ đúng kế hoạch) và C9 (Dễ bối rối). Có thêm một câu hỏi mới E6 (Có tính chuẩn xác, quyết đoán). Các câu hỏi này đều có nội dung đều tập trung vào các đặc
điểm: nỗ lực thành đạt, kỷ luật tự giác và tính thận trọng. Các câu hỏi bám khá sát với các đặc điểm trong thang đo NEO PI-R. Tên của xu hướng này cũng không cần thay đổi.
- Hướng ngoại (Extraversion). Chỉ giữ lại 6 câu hỏi: E1 (Hay nói), E2 (Kín đáo, dè dặt), E3 (Hoạt bát), E5 (Có khuynh hướng im lặng lắng nghe), E7 (Rụt tè, nhút nhát) và E8 (Hòa đồng, thân thiện). Có thêm hai câu hỏi mới A1 (Hay bắt bẻ người khác) và A3 (Hay tranh luận với mọi người). Trong bảng câu hỏi gốc, câu hỏi này dùng để đo sự thẳng thắng và phục tùng. Người có xu hướng hướng ngoại cũng có thể rất dễ tranh luận với mọi người và hay bắt bẻ người khác. Do vậy, câu hỏi này tương quan chặt với mặt hướng ngoại. Tên của xu hướng nhân cách này cũng không cần thay đổi.
- Sẵn sàng trải nghiệm (Openness). Không có thay đổi nhiều, chỉ loại 2 câu hỏi: O4 (Có trí tưởng tượng phong phú) và O7 (Thích những công việc làm việc theo quy định và có tính lặp lại). Do đó, tên gọi của xu hướng nhân cách này cũng không cần thay đổi.
Như vậy, các câu hỏi dùng để đo các xu hướng nhân cách cá nhân không đo lường được tốt các hành vi thể hiện của 5 xu hướng nhân cách theo thang đo NEO PI-R. Việc này có thể do bảng câu hỏi khảo sát đã đo trực tiếp hành vi thể hiện. Tuy nhiên, bảng câu hỏi cũng đo được phần nào các xu hướng tính cách cá nhân.
Kết quả các xu hướng nhân cách có ký hiệu như bảng 4.6. Các câu hỏi có chữ “R” phía sau là câu hỏi phải chuyển đổi (reverse) khi xử lý dữ liệu (cộng điểm đổi ngược) khi phân tích. Ví dụ: nếu câu 35 người trả lời đánh số 1 thì đổi thành 5; 2 đổi thành 4; 3 giữ nguyên; 4 đổi thành 2; và 5 đổi thành 1).
Bảng 4.6 Biến mới sau khi phân tích nhân tố Tên biến Câu
hỏi
Nội dung câu hỏi
A2 A4 A5 A6 A7 A9 E4 7 17 22 27 R 32 42 16
Hay giúp đỡ, chia se với mọi người Dễ tha thứ
Rất tin cậy
Lạnh lùng, xa cách Chu đáo, ân cần
Thích hợp tác với người khác Rất nhiệt tình Tận tâm (Conscientiousness – C) C1 C2 C3 C8 C9 E6 3 8 R 13 38 43 R 26
Cẩn thận trong công việc Đôi lúc bất cẩn
Người làm việc tin cậy
Lập kế hoạch và tuân thủ đúng kế hoạch Dễ bối rối
Có tính chuẩn xác, quyết đoán
Nhạy cảm (Neuroticism – C) N1 N2 N3 N4 N6 N8 C5 4 9 R 14 19 29 39 23 Thường chán nản, buồn
Thoải mái, kiểm soát stress dễ dàng Hay lo lắng, căng thẳng
Lo lắng về nhiều thứ Ít kiềm chế cảm xúc Dễ hồi hộp, lo lắng Thường uể oải
E1 E2 E3 E5 E7 E8 A1 A3 1 6 R 11 21 R 31 R 36 2 12 Hay nói Kín đáo, dè dặt Hoạt bát
Có khuynh hướng im lặng lắng nghe Rụt tè, nhút nhát
Hòa đồng, thân thiện Hay bắt bẻ người khác
Hay tranh luận với mọi người
Sẵn sàng trải nghiệm (Openness – O) O1 O2 O3 O5 O6 O8 5 10 15 25 30 40
Thường có những ý tưởng mới Hiếu kỳ với những điều mới lạ Mưu trí và suy nghĩ sâu sắc Có óc sáng tạo
Có óc thẩm mỹ và thích các giá trị nghệ thuật Thích phân tích những ý tưởng mới
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát bằng SPSS
4.3.2. Thang đo kết quả công việc
Tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá với thang đo kết quả công việc, kết quả phân tích cho thấy chỉ rút trích được một nhân tố từ bốn quan sát JP1, JP2, JP3 và JP4 với hệ số KMO = 0,812 với mức ý nghĩa quan sát 1% (sig.= 0,000) và tổng phương sai trích là 68,34%. Như vậy, thang đo kết quả công việc của nhân viên ngân hàng vẫn được giữ nguyên như cũ, thang đo này có độ tin cậy tương đối cao vì Cronbach’s Alpha = 0,844 (Xem chi tiết phụ lục 6: Phân tích nhân tố khám phá).