Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm trong giai đoạn 2012 –

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam- chi nhánh Hoàn Kiếm thực trạng và giải pháp (Trang 33)

Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm trong giai đoạn 2012 – 2014

Năm 2014 được đánh giá là một năm thành công rực rỡ về điều hành chính sách với lãi suất giảm mạnh, tỷ giá và giá vàng ổn định, song cũng để lại dấu ấn về thay đổi nhân sự cấp cao ở ngân hàng. Năm 2014, mặt bằng lãi suất huy động giảm 1,5- 2%/năm, lãi suất cho vay giảm khoảng 2%/năm so với cuối năm 201 , tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh với vốn giá rẻ. Bên cạnh đó, với các biện pháp tăng cường quản lý thị trường vàng như tiến hành đấu thầu vàng, tổ chức lại mạng lưới mua – bán vàng, chấm dứt huy động và cho vay vàng… đã làm cho giá vàng trong nước ổn định hơn và hạn chế tình trạng đầu cơ vàng. Cùng với đó là việc tái cơ cấu và xử lý nợ xấu đã có những thành tựu nhất định: rủi ro hệ thống giảm dần, an toàn hệ thống các TCTD và khả năng chi trả của các TCT được cải thiện, NHNN đã kiểm soát được tình hình của các NHTMCP yếu kém – khả năng chi trả của các ngân hàng này đã được cải thiện một cách đáng kể. Với những thành công rực rỡ như trên, việc kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong năm 2014 đã có được sự khởi sắc đáng chú ý, và Vietinbank cũng không phải là ngoại lệ.

34

Vietinbank – Chi nhánh Hoàn Kiếm cũng đã góp phần giúp cho hoạt động kinh doanh của Vietinbank có được kết quả tốt. Với sự chỉ đạo quyết liệt và có kiểm soát tốt cùng với sự đồng lòng của ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên Ngân hàng nên hoạt động kinh doanh trong năm của Ngân hàng đã đạt kết quả tốt đẹp, hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

2.1.4.1. Huy động vốn

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm năm 2012 – 2014

(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Số tiền Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tương đối Tuyệt đối (%) Tương đối Tuyệt đối (%) Tổng vốn huy động 9.906 8.403 10.504 (1.503) (15,17) 2.101 25,00 Theo loại tiền

Nội tệ 8.429 6.614 8.685 (1.815) (21,53) 2.071 31,31

Ngoại tệ 1.477 1.789 1.819 312 21,12 30 1,68

Theo kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn 3.784 3.976 4.876 192 5,07 900 22,64 Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12

tháng 4.229 2.776 3.834 (1.453) (34,36) 1058 38,11

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12

tháng 1.893 1.651 1.794 (242) (12,78) 143 8,66

Theo thành phần kinh tế

Tiền gửi của TCKT 6.873 5.253 6.987 (1.620) (23,57) 1.734 33,01

Tiền gửi dân cư 3.033 3.150 3.517 117 3,86 367 11,65

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của CN Hoàn Kiếm năm 2012-2014)

Ngân hàng đóng vai tr là trung gian tài chính, thực hiện các chức năng di chuyển các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đến những nơi phát sinh nhu cầu về vốn. Vì vậy, huy động vốn là một hoạt động rất quan trọng của ngân hàng, nó là tiền đề, là cơ sở quyết định mọi hoạt động cùng với quy mô và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng rất chú trọng đến việc tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Trong đó, việc tạo nguồn vốn được các ngân hàng thực hiện dưới hình thức huy động tiền gửi của các TCKT, tiền gửi của dân cư, tiền gửi của các TCTD.

Các số liệu trên bảng 2.1 cho thấy, tổng nguồn huy động của Vietinbank – Chi nhánh Hoàn Kiếm có cả sự tăng và giảm trong năm 2012, 201 , 2014. Tổng nguồn vốn huy động năm 201 đạt 8.403 tỷ đồng, giảm 1.503 tỷ đồng, mức giảm này tương đương với 15,17% so với năm 2012.

Nguyên nhân dẫn đến việc tổng nguồn vốn huy động được trong năm 201 lại giảm so với năm 2012 là trong năm 2012, nhiều NHTM khác thực hiện việc chạy đua lãi suất, đẩy mạnh mở rộng mạng lưới để tăng sự hiện diện khiến cho sức cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt hơn, người dân có nhiều sự lựa chọn để gửi số tiền nhàn rỗi của mình hơn, khiến cho tổng vốn huy động của Chi nhánh Hoàn Kiếm năm 201 giảm mạnh. Bên cạnh đó, năm 201 là một năm kinh tế vẫn còn khó khăn, doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn, chính vì vậy ngân hàng cũng không có nhiều chính sách huy động vốn để làm dư thừa nguồn vốn, chính thế mà tổng vốn huy động năm 201 giảm mạnh.

Để khắc phục tình trạng trên, Vietinbank đã triển khai nhiều các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm – ưu đãi nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng để gửi tiền nhàn rỗi. Và đến năm 2014, tổng nguồn vốn huy động được đã tăng một cách mạnh mẽ, tổng nguồn vốn huy động được là 10.504 tỷ đồng, tăng 2.101 tỷ đồng, mức tăng này khá mạnh tương đương 25,00%; cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để tiếp tục kinh doanh, hộ gia đình – cá nhân thì có nhu cầu mua sắm, tiêu dùng nhiều hơn. Chi nhánh đã thực hiện chính sách huy động vốn phù hợp với tình hình kinh tế, mức lãi suất áp dụng phù hợp với từng thời kỳ và hơn hết, Chi nhánh Hoàn Kiếm đã tạo dựng được uy tín của riêng mình và niềm tin trong lòng khách hàng. Bên cạnh đó, Vietinbank – Chi nhánh Hoàn Kiếm đã thực hiện mở rộng địa bàn hoạt động, mở thêm nhiều phòng giao dịch, trải khắp quận Hoàn Kiếm và các vùng lân cận để thu hút lượng khách đến Chi nhánh gửi tiền.

Về loại tiền, nhìn bảng 2.1 cho thấy vốn huy động bằng đồng nội tệ chiếm phần

lớn trên tổng vốn huy động được, trong năm 2014 chiếm đến 82,68% tổng số vốn huy động. Nguyên nhân của việc vốn huy động bằng nội tệ chiếm phần lớn trên tổng vốn huy động là:

Chính sách lãi suất: Theo Thông tư 14/2013/TT-NHNN thì lãi suất ngoại tệ từ mức 2%/năm đối với dân cư xuống c n 1,25%/năm nên người dân ít đầu tư ngoại tệ hơn trước vì tính ra không có lợi so với giữ tiền đồng, hơn nữa sự chênh lệch lãi suất nội tệ và ngoại tệ (lãi suất ngoại tệ là 1%/năm trong khi nội tệ ở mức %/năm với hình thức gửi bằng hay trên 12 tháng) cũng khiến người dân mang ngoại tệ có được đổi lấy nội tệ để gửi tiết kiệm, hưởng lãi suất cao hơn.

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Thực hiện chủ trương và chính sách của Nhà nước về quản lý ngoại hối nên cơ cầu huy động vốn của ngân hàng qua các năm 2012, 2013, 2014 vẫn chủ yếu là nội tệ.

Trong khi đó, nhìn bảng 2.1, ta thấy ngoại tệ huy động được của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2014, lượng ngoại tệ chỉ chiếm 17,32% trên tổng nguồn vốn

36

huy động. Nguyên nhân của việc tỷ trọng ngoại tệ huy động trên tổng vốn chiếm tỷ trọng nhỏ là do người dân ít thực hiện các giao dịch liên quan đến đồng ngoại tệ. Để khắc phục tình trạng ảm đạm hiện nay của vốn huy động ngoại tệ mà trong năm 2014, ngân hàng đã cho ra mắt thẻ tín dụng quốc tế. Nhằm mang đến những dịch vụ, tiện ích vượt trội dành cho khách hàng, ngân hàng đã cho phát hành các thẻ Visa Debit Otofun, Chelsea, Webtretho…khiến cho các giao dịch, thanh toán bằng ngoại tệ sẽ tăng lên nhằm kích thích tăng trưởng các giao dịch bằng ngoại tệ.

Theo kì hạn

Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tại Vietinbank – Chi nhánh Hoàn Kiếm gồm hai hình thức đó là tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Năm 201 , tiền gửi có kỳ hạn là 4.427 tỷ đồng, giảm 1.695 tỷ đồng tương ứng giảm 27,79% so với năm 2012. Sự suy giảm nguồn vốn huy động này là do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ của N NN. Sang đến năm 2014, nguồn vốn có kỳ hạn đã tăng trưởng trở lại và đạt 5.628 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 53,58% trong tổng nguồn vốn huy động; chỉ tiêu này tăng 1.201 tỷ đồng tương ứng tăng 2 ,1 % so với năm 201 . Kết quả đáng khả quan trên là do sự nỗ lực của chi nhánh không ngừng đổi mới các sản phẩm nhận tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn với mức lãi suất ưu đãi và đưa ra nhiều dịch vụ hấp dẫn. Nguồn vốn có kỳ hạn tăng giúp cho khả năng thanh toán của chi nhánh được đảm bảo hơn và chứng tỏ uy tín ngày càng được nâng cao, khách hàng biết đến chi nhánh nhiều hơn. Tuy nhiên tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi có lãi suất huy động cao nên Vietinbank - Chi nhánh Hoàn Kiếm cần phải có những chính sách phù hợp để tiếp tục giữ vững và phát triển đối với loại hình này mà vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Cùng với đó, tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng đều và đạt tốc độ tăng trưởng cao. Năm 201 , tiền gửi không kỳ hạn đạt 3.976 tỷ đồng, tăng 1 2 tỷ đồng tương ứng 5,07% so với năm 2012. Đến năm 2014, chỉ số này đã đạt 4.276 tỷ đồng, tăng đến 900 tỷ đồng tương đương 22, 4% so với năm 201 . Sự gia tăng của tiền gửi không kỳ hạn là do chi nhánh đã tiến hành hiện đại hóa trên mọi phương diện, giao dịch nhanh chóng chính xác cũng góp phần gia tăng lượng tiền gửi không kỳ hạn. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn có tính ổn định thấp, rủi ro cao nên chi nhánh cần xem xét và duy trì tỷ trọng nguồn vốn này sao cho hợp lý.

Theo thành phần kinh tế

Nguồn vốn huy động chủ yếu từ hai thành phần kinh tế là dân cư và các TCKT. Trong đó, tiền gửi từ dân cư tăng đều qua các năm, lượng tăng là đáng kể. Cụ thể, năm 2013, tiền gửi dân cư đạt 3.150 tỷ đồng tăng 11 tỷ đồng tương ứng 3,86% so với năm 2012. Và năm 2014, con số đã đạt lên đến 3.517 tỷ đồng tăng tỷ đồng tương ứng

11,65% so với năm 201 . Điều đó cho thấy ngân hàng vẫn luôn là một kênh giữ tiền an toàn cho cá nhân, hộ gia đình trong thời kỳ kinh tế đang có nhiều biến động. Chi nhánh cũng luôn chú trọng đến việc tăng cường các mối quan hệ với dân cư, duy trì những khách hàng cũ và tìm kiếm, phát triển các mối quan hệ mới với các khách hàng, tổ chức trên địa bàn.

Trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh thì tiền gửi từ các TCKT chiếm tỷ trọng lớn, trên 50% tổng nguồn vốn huy động. Tuy số lượng tiền gửi của các TCKT có xu hướng giảm sút từ 6.873 tỷ đồng năm 2012, xuống còn 5.253 tỷ đồng năm 201 , mứa giảm là 1.620 tỷ đồng tương ứng giảm 2 ,5 %. Nhưng đến năm 2014, nguồn tiền này đã tăng trở lại đạt 6.987 tỷ đồng, tăng 1. 4 tỷ đồng tương ứng 33,01% so với năm 2013. Nguồn tiền gửi tổ chức kinh tế là nguồn vốn mang lại thu nhập cao cho ngân hàng vì có chi phí đầu vào thấp tuy nhiên nguồn vốn này lại không mang tính ổn định, khách hàng có thể gửi vào rút ra bất cứ lúc nào nên chi nhánh luôn phải nắm vững tình hình biến động của nguồn này để quản lý một cách có kế hoạch nhằm tránh rủi ro thanh khoản.

2.1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn

Bảng 2.2. Hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm năm 2012 – 2014

(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Số tiền Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tương đối Tuyệt đối (%) Tương đối Tuyệt đối (%) Tổng dư nợ cho vay 5.557 5.600 6.750 43 0,77 1150 20,54 Theo kỳ hạn cho vay

Cho vay ngắn hạn 3.386 3.350 4.160 (36) (1,06) 810 24,18 Tỷ trọng trên tổng dư nợ (%) 60,93 60,00 61,63 - - - - Cho vay trung và dài hạn 2.171 2.250 2.590 79 3,64 340 15,11 Tỷ trọng trên tổng dư nợ (%) 39,07 40,00 38,37 - - - -

Theo thành phần kinh tế

Cho các TCKT 2.771 2.796 3.098 25 0,90 302 10,80

Tỷ trọng trên tổng dư nợ (%) 49,87 49,93 45,90 - - - -

Cho vay dân cư 2.786 2.804 3.652 18 0,65 848 30,24

Tỷ trọng trên tổng dư nợ (%) 50,13 50,07 51,10 - - - -

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của CN Hoàn Kiếm năm 2012-2014)

38

Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong dư nợ cho vay, luôn chiếm trên 60%, tuy đến năm 201 có giảm nhẹ. Năm 201 , dư nợ cho vay ngắn hạn là 3.350 tỷ đồng, giảm 36 tỷ đồng, tương ứng 1,06% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự giảm nhẹ này cũng chỉ là do nền kinh tế năm 201 gặp đôi chút khó khăn, doanh nghiệp không có nhu cầu vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động nên có đôi chút giảm nhẹ. Nhưng đến năm 2014, khi tình hình kinh tế khởi sắc, dư nợ cho vay ngắn hạn trong năm là 4.1 0 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng, tương đương 24,1 % so với năm 201 .

Cho vay trung và dài hạn, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2013, cho vay trung và dài hạn đạt dư nợ 2.250 tỷ đồng, tăng 79 tỷ đồng, tương ứng tăng , 4% so với năm 2012. ư nợ năm 2014 đạt 2.590 tỷ đồng, tăng 40 tỷ đồng tương ứng 15,11% so với năm 201 . Nguyên nhân dư cho vay tăng qua các năm là do: Lãi suất cho vay đã giảm 2%/năm để hỗ trợ khách hàng. Đến cuối năm 2014, lãi suất cho vay phổ biến trong khoảng 12-14%/năm.

Theo thành phần kinh tế: ta thấy dư nợ cho vay của ngân hàng san đều ra cho

cả 2 thành phần dân cư và TCKT. Điều này cho thấy, Vietinbank đang thực hiện thành công chiến lược thu hút vốn theo hướng đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng phát triển các khách hàng mới là doanh nghiệp, khác hàng cá nhân.

Năm 201 , dư nợ cho vay dân cư là 2.804 tỷ đồng, tăng 1 tỷ đồng tương ứng 0.65% so với năm 2012. Năm 2014 dư nợ đạt 5.652 tỷ đồng, tăng 4 tỷ đồng tương ứng 30,24% so với năm 201 . ư nợ cho vay dân cư tăng đều qua các năm, nguyên nhân của sự tăng này là do ngày 15/5/201 , theo Thông tư 11/201 /TT-NHNN quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ và Thông tư số 07/2013/TT-BX hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu về nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp. Vietinbank được chọn là 1 trong 5 N TM được NHNN giao thực hiện gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội cho nên dư nợ đối với đối tượng cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp tăng lên dẫn đến dư nợ cho vay dân cư cũng tăng.

ư nợ cho vay các TCKT cũng tăng nhanh qua các năm 2012, 2013, 2014. Chỉ tiêu này trong năm 201 đạt 2.796 tỷ đồng, tăng 25 tỷ đồng tương ứng 0,90% so với năm 2012. Đến năm 2014, dư nợ cho vay đã là .0 tỷ đồng tăng đến 302 tỷ đồng tương đương 10, 0% so với năm 201 . Nguyên nhân dẫn đến dư nợ cho vay các TCKT tăng đều qua các năm là do Chi nhánh tiếp tục tăng cường xây dựng mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với một số khách hàng truyền thống và đã khai thác từ nhóm khách này một số dự án lớn như ự án nhiệt điện Hải Phòng (cho vay 700 tỷ đồng), dự án đầu tư mạng 3G của EVN Telecom (cho vay 700 tỷ đồng), dự án nhà đa năng của

trường đại học Công Nghiệp HN (60 tỷ đồng)… Song song với việc gắn kết khách hàng truyền thống, chi nhánh đặc biệt chú trọng phát triển khách hàng mới.

2.1.4.3. Hoạt động kinh doanh khác

Ngoài những hoạt động cơ bản là huy động vốn và sử dụng vốn. Vietinbank – Chi nhánh Hoàn Kiếm còn thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác như: hoạt động dịch vụ; hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại tệ;

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam- chi nhánh Hoàn Kiếm thực trạng và giải pháp (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)