Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất khu công nghiệp Phú Nghĩa - huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội (Trang 47)

7. Dự kiến kết quả đạt đƣợc và ý nghĩa thực tiễn

2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của huyện đang từng bước chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch.

Trong những năm qua kinh tế của huyện có những bước tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khá cao khoảng 15,6%.

Về nông nghiệp, từng bước phát triển bền vững, hiệu quả, tạo ra sản phẩm hàng hóa, góp phần ổn định và cải thiện đời sống nông dân ở nông thôn.

Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 21,1%/năm. Các thành phần kinh tế phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng cũng như quy mô.

Hiện nay trên địa bàn có rất nhiều khu, cụm, điểm công nghiệp đã, đang hình thành và đi vào hoạt động như: KCN Phú Nghĩa, Nam Tiến Xuân; Cụm CN Ngọc Sơn, Đồng Đế, Đồng Sen... thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước tới đầu tư mang lại nguồn thu lớn cho địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động.

Về tiểu thủ công nghiệp, toàn huyện có 02 xã có 100% số làng được công nhận làng nghề, 32/32 xã thị trấn có ngành nghề trong đó 20 làng được công nhận là làng nghề.

37

Du lịch, thương mại trong huyện đang rất được quan tâm đầu tư phát triển thu hút khác du lịch trong và ngoài nước. Hiện nay, huyện đang triển khai quy hoạch tổng thể du lịch của huyện và quy hoạch chi tiết khu du lịch làng nghề, du lịch Đồng Sương, Văn Sơn…

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Chương Mỹ khóa XXII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, huyện Chương Mỹ phấn đấu cơ bản đến năm 2020 trở thành huyện công nghiệp theo hướng hiện đại, góp phần cùng thủ đô Hà Nội và cả nước thực hiện mục tiêu cơ bản xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Định hướng phát triển kinh tế huyện Chương Mỹ đến năm 2015 như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,9%/năm (đến năm 2015 đạt 3.125 tỷ đồng).

Trong đó:

- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản: 14,7% (đạt 1.424 tỷ đồng) - Thương mại – dịch vụ: 15,4% (đạt 1.243 tỷ đồng)

- Nông – lâm nghiệp – thủy sản: 4% (đạt 460 tỷ đồng)

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu cơ cấu ngành đạt: - Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản chiếm 46% - Thương mại – dịch vụ chiếm 36%

- Nông – lâm nghiệp – thủy sản chiếm 18%

Bình quân thu nhập đầu người 18,4 triệu đồng /năm

Tổng sản lượng ổn định 9,5 – 10 vạn tấn lương thực/ năm. Bình quân lương thực đầu người 330kg/người/năm.

Giá trị sản xuất 1 ha canh tác đạt 82,5 triệu đồng trở lên, năng suất lúa bình quân đạt 63 tạ/ha.

Thu ngân sách Nhà nước bình quân tăng 10 %

38

Hiện nay, huyện Chương Mỹ cần phải có những biện pháp, chủ trương như: Tập trung đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng mở rộng khu công nghiệp Phú Nghĩa và các cụm công nghiệp – TTCN, làng nghề đã được phê duyệt, tạo điều kiện thu hút đầu tư. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại tạo ra hiệu quả kinh tế cao đủ sức cạnh tranh trong cơ chế mới. Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống như: hàng mây tre giang đan, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng..., gắn phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với bảo vệ môi trường, kiên quyết đưa cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư. Triển khai nhanh, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được duyệt gắn với đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá để tạo nguồn vốn xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và dân sinh. Quy hoạch đồng bộ và triển khai thực hiện có hiệu quả các khu đô thị đã được cấp trên phê duyệt.

Phát triển nhanh, vững chắc du lịch, dịch vụ thương mại tương xứng với lợi thế và tiềm năng của huyện. Tập trung củng cố và đầu tư nâng cấp mạng lưới chợ nông thôn, xây dựng khu trung tâm thương mại thị trấn Chúc Sơn; chợ đầu mối thu mua nông - lâm sản Đông Phương Yên và một số chợ khác.

Đẩy mạnh chỉ đạo việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai ở từng vùng, đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững. Tăng cường tiếp thu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hình thành những vùng sản xuất tập trung chuyên canh với quy mô vừa và lớn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất khu công nghiệp Phú Nghĩa - huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)