7. Dự kiến kết quả đạt đƣợc và ý nghĩa thực tiễn
1.5.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản được biết đến như là một nước tạo nên một câu chuyện thần kỳ về phát triển kinh tế - xã hội và là một nước có GDP đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Nhật Bản là một nước rất nghèo về tài nguyên trong khi dân số lại quá đông, phần lớn nguyên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã phục hồi nhanh chóng (giai đoạn từ năm 1945-1954) và phát triển cao độ (giai đoạn năm 1955 – 1973). Tuy hiện nay tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản có phần chậm lại nhưng Nhật Bản vẫn là một nước có nền kinh tế, công nghiệp, tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất Nhật Bản. Trong công nghiệp, các ngành được ưa chuộng và phát triển nhất bao gồm: Đóng tàu, điện tử, sản xuất đồ gia dụng, sản xuất ôtô và kim loại màu. Từ những năm vào cuối thế kỷ 20, ngành công nghiệp của Nhật Bản đã phát triển rõ rệt. Bước sang thế kỉ 21, ngành công nghiệp Nhật Bản luôn thay đổi. Các khu công nghiệp lớn tập trung ở vành đai Thái Bình Dương bao gồm: Keihin (ở vùng đồng bằng Kanto), Hanshin (Osaka), Setouchi (Bao quanh Hiroshima) và Kitakyushu (bao quanh Kitakyushu và Fukuoka). Trong đó vùng Keihin là quan trọng nhất và chiếm 42% sản lượng công nghiệp Nhật Bản. Vùng này có nhiều ngành công nghiệp truyền thống như hóa dầu, thép và sản xuất ô tô. Đồng thời đây cũng có ngành dệt may. Song hành cùng các nghề truyền thống là những khu công nghiệp điện tử và công nghệ cao. Các công ty có trụ sở ở đây bao gồm: NEC, Hitachi, Canon, Intel và Sanyo.
Ngoài các Khu công nghiệp trên, còn có nhiều khu công nghiệp khác nằm ở vành đai Thái Bình Dương bao gồm một số khu công nghiệp nhỏ nằm ở phía Bắc Kanto và nằm ven bờ biển Nhật Bản như Hokuriku (nằm ở Niigata và Nagano).
18
Sự phát triển thành công các Khu công nghiệp ở Nhật Bản phải kể đến các nhân tố như xây dựng cơ sở pháp lý phù hợp, quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp hợp lý và có các cơ chế hỗ trợ phát triển các Khu công nghiệp.
Trước khi phát triển các Khu công nghiệp, Nhật Bản đã xây dựng khuôn khổ
pháp lý cho hoạt động và phát triển các Khu công nghiệp. Để có cơ sở pháp lý cho hình thành công nghiệp vùng và hình thành các Khu công nghiệp, Nhật Bản đã tiến hành luật xúc tiến di chuyển công nghiệp vào năm 1972. Luật này khuyến khích di chuyển các Khu công nghiệp từ nơi tập trung công nghiệp quá đông ra các vùng kém phát triển, có ít các hoạt động công nghiệp, đồng thời đề cập đến kế hoạch xây dựng các nhà máy mới hoặc mở rộng các nhà máy hiện có, bảo vệ môi trường và ổn định lao động. Các vùng tập trung hoạt động công nghiệp quá đông gọi là khu vực khuyến khích di chuyển công nghiệp và các vùng có ít hoạt động công nghiệp được chỉ định là khu vực khuyến khích lập công nghiệp. Để khuyến khích di chuyển công nghiệp, Chính phủ đã ban hành các biện pháp như ưu đãi thuế, trợ cấp hoặc cho vay vốn ưu đãi. Vào thập niên 80-90 mỗi năm có hơn 50% nhà máy được thành lập trong các khu công nghiệp và hơn 67% nhà máy mới hoặc được mở rộng tại khu vực khuyến khích lập khu công nghiệp.
Nhật Bản còn ban hành một số đạo luật riêng (năm 1983) nhằm thực hiện chiến lược mới để phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng xa xôi, hẻo lánh như tạo ra các thành phố hấp dẫn như khu công nghiệp, khu vực nghiên cứu và khu dân cư liên hệ chặt chẽ với nhau.
Nhân tố thứ 2 phải kể đến là quy hoạch phát triển các khu công nghiệp. Trong hệ thống quản lý Nhà nước có 3 cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và phát triển các khu công nghiệp. Bộ thương mại và công nghiệp quốc tế chịu trách nhiệm di chuyển công nghiệp, xây dựng các thành phố công nghiệp và các chính sách phát triển vùng, đề ra mục tiêu và cơ cấu các ngành công nghiệp. Cơ quan quản lý đất quốc gia có kế hoạch tổng thể sử dụng đất, xác định rõ định hướng áp dụng cho các dự án phát triển của cả nước và phát triển vùng trong giai đoạn dài, đồng thời đưa ra
19
các hướng dẫn về sử dụng đất và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng. Bộ xây dựng theo dõi việc sử dụng và phát triển đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp do chính quyền địa phương lập dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của vùng. Cộng đồng dân cư cũng tham gia vào việc thẩm định dự án và các giáo sư, kỹ thuật và chuyên gia cũng được mời tham gia vào phát triển dự án. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp ở Nhật Bản như hỗ trợ về thuế, hỗ trợ vay vốn từ nguồn vốn trung ương và vốn địa phương; hỗ trợ vốn hoặc miễn thuế để xây dựng các cơ sở phúc lợi cho xã hội và bảo vệ môi trường.