7. Dự kiến kết quả đạt đƣợc và ý nghĩa thực tiễn
1.6.1. Cơ sở pháp lý liên quan về sử dụng đất phát triển KCN ở nước
Quá trình xây dựng và hoàn thiện luật pháp, chính sách về Khu công nghiệp đã được trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 từ 1991 đến 1997: Giai đoạn đầu xây dựng và triển khai một số cơ chế, chính sách KCN;
Trong đó từ năm 1991 đến năm 1994 được gọi là giai đoạn thí điểm phát triển các Khu công nghiệp vì trong giai đoạn này không có cơ sở pháp lý nào hậu thuẫn việc phát triển các khu công nghiệp và cũng không có một quy định minh bạch nào về thế nào là một khu công nghiệp.
24
Tháng 12/2004, Chính phủ ra Nghị quyết số 12/NQ-CP ban hành quy chế về khu công nghiệp. Việc ban hành quy chế này là một bước tiến lớn trong chính sách phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam vì nó tạo ra cơ sở pháp lý cho sự hoạt động của các nhà đầu tư thứ cấp (doanh nghiệp thuê đất), nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và các cơ quan chủ quản (chính quyền). Lần đầu tiên khu công nghiệp được quy định rõ ràng trong một văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, do quy chế này còn đơn giản, nên cơ sở pháp lý chưa đủ mạnh để hậu thuẫn cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Bên cạnh việc ban hành quy chế cho khu công nghiệp, Chính phủ đã thành lập một cơ quan giúp việc cho Thủ tướng chính phủ về các đường lối phát triển khu công nghiệp. Ban đầu đó là Văn phòng các Khu công nghiệp tập trung (tháng 8 năm 1996) đặt trong Văn phòng Chính phủ. Sau đó là ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam (tháng 12 năm 1996) do Chính phủ chỉ đạo trực tiếp.
- Giai đoạn 2 từ 1997 đến 2006: Để giải quyết bất cập của quy chế năm 1994, Chính phủ đã cho ra đời Nghị quyết số 36/NQ-CP ngày 24/4/1997 ban hành quy chế mới về khu công nghiệp thay thế cho quy chế năm 1994. Đây là giai đoạn ủy quyền cho một số ban quản lý Khu công nghiệp trong lĩnh vực đầu tư và một số lĩnh vực với mức ủy quyền hạn chế.
- Giai đoạn 3 từ 2006 đến 2008: Luật Đầu tư 2005, Nghị định 108/2006/NĐ- CP đã ban hành những quy định mới theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tư từ trung ương tới địa phương, tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban quản lý các Khu công nghiệp trong cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư và quản lý các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp. Tuy nhiên, Nghị định 108/2006/NĐ-CP đã thay thế Nghị định 36/CP trong khi các quy định về quản lý Khu công nghiệp trên các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực đầu tư lại chưa được ban hành kịp thời, đã tạo sự thiếu hụt về cơ sở pháp lý và gây khó khăn cho địa phương và doanh nghiệp triển khai quản lý hoạt động của Khu công nghiệp.
25
- Giai đoạn 4: Từ sau năm 2008, sau khi Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế được ban hành đã bổ sung kịp thời các quy định về hoạt động của Khu công nghiệp trên nhiều lĩnh vực, đưa cơ chế quản lý Khu công nghiệp chuyển biến theo hướng mới là đẩy mạnh ủy quyền sang phân quyền và mở rộng phân cấp quản lý Khu công nghiệp về cả quy mô vốn và lĩnh vực quản lý. Văn bản quy phạm pháp luật này được đánh giá là cơ sở pháp lý quan trọng cho kiện toàn tổ chức của ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh, phân quyền đáng kể cho các ban này cũng như các trưởng ban, nâng cao vai trò quản lý của các cơ quan Nhà nước đối với các Khu công nghiệp.
Qua các giai đoạn phát triển đó, những quy định chủ yếu của luật pháp, chính sách có liên quan đến Khu công nghiệp bao gồm các lĩnh vực quy hoạch, thành lập, mở rộng, đầu tư, chính sách hỗ trợ đầu tư, tổ chức bộ máy, quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực đã ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các Khu công nghiệp hoạt động, thể hiện rõ xu hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng “một cửa, một đầu mối”. Bộ máy quản lý nhà nước Khu công nghiệp ở cấp địa phương mà đầu mối là Ban quản lý Khu công nghiệp dần được kiện toàn để đáp ứng chức năng, nhiệm vụ mới.
Tuy hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh nhưng trên thực tế vẫn còn rất nhiều bất cập khiến cho việc quản lý và khai thác các Khu công nghiệp không đạt được những hiệu quả như mong đợi.
Nhưng vấn đề bất cập nghiêm trọng nhất trong quá trình phát triển các Khu công nghiệp là vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, nước thải và khí thải công nghiệp. Pháp luật Nhà nước ta chưa có sự quan tâm, quy định một cách chặt chẽ trong vấn đề này gây ra những hậu quả hết sức nặng nề cho môi trường và xã hội.
- Một số văn bản quy phạm pháp luật đáng chú ý khác: + Luật đất đai năm 2003.
26
+Nghị định 181/2004/NĐ-CP, Nghị định 17/2006/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ- CP về việc thu hồi đất xây dựng Khu công nghiệp sử dụng đất sai mục đích hoặc chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện dự án.
+Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP, Nghị định 69/2009/NĐ- CP, kèm theo đó là các thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính, Bộ tài nguyên và môi trường về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
+ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng.
+ Quyết định số 1107/2006/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 định hướng đến năm 2020.
+ Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/4/2007 về việc phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007- 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và các chính sách khuyến khích khác.
+ Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ xây dựng ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.
+ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.
+ Thông tư số 19/2008/TT-BXD ngày 20/11/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế.
+ Tiêu chuẩn thiết kế Quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp (TCVN 4616:1988).