Góp phần vào quá trình đô thị hóa đất nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất khu công nghiệp Phú Nghĩa - huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội (Trang 25)

7. Dự kiến kết quả đạt đƣợc và ý nghĩa thực tiễn

1.3.5.Góp phần vào quá trình đô thị hóa đất nước

Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá mạnh mẽ và chủ yếu tập trung vào các thành phố trọng điểm và các khu công nghiệp. Chính sự hình thành các Khu công nghiệp đã tạo điều kiện nâng cấp hạ tầng kỹ thuật một cách đồng bộ, thu hút nhiều vốn đầu tư. Khu công nghiệp hình thành kéo theo những dự án đầu tư cả bên trong và bên ngoài hàng rào góp phần tạo nên một kết cấu hạ tầng mới có giá trị lâu dài cho địa phương và quốc gia. Đặc biệt, quy hoạch sử dụng đất hiện nay được thực hiện chủ yếu từ các khu vực nông nghiệp, do vậy các khu vực này được chuyển dần sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Sự hình thành và hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đòi hỏi một số lượng lớn nguồn nhân công trong và ngoài địa phương khiến cho cơ cấu dân số có sự thay đổi trong đó tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng lên, đóng góp của công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế cũng tăng lên, từ đó hình thành nên các khu thị tứ, thị trấn mới, thậm chí là các khu đô thị mới góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa đất nước. Trong thời gian qua việc hình thành các khu công nghiệp đã cho ra đời những thị xã mới. Dọc quốc lộ 1A, 2A, 5,10…ở miền Bắc, các quốc lộ 13,14,22,51A… ở miền Nam một dải các Khu công nghiệp được hình thành và các Khu công nghiệp này đã mang lại cho các tỉnh có Khu công nghiệp đó một diện mạo hoàn toàn mới. Ví dụ tình trạng đô thị hóa dọc quốc lộ 5 nơi có các Khu công nghiệp Đài Tư, Sài Đồng B, Như Quỳnh A, Như Quỳnh B, Phố Nối A và B, Phúc Điền, Tân Trường, Đại An, Phú Thái, Lai Cách, Nomura Hải Phòng…đã làm cho Quốc lộ 5A giống như đường đô thị. Bên cạnh các khu công nghiệp cũng xuất hiện

15

các đô thị mới do nhà đầu tư phát triển hạ tầng Khu công nghiệp cũng như các tổ chức cá nhân khác đầu tư. Các nhà ven đường hay xung quanh khu công nghiệp được xây dựng khá khang trang và rộng rãi, đời sống dân cư tại khu vực được cải thiện đáng kể làm thay đổi bộ mặt địa phương. Sự phát triển các Khu công nghiệp đã khiến địa phương thay đổi một loạt các tiêu chí như tỷ lệ lao động trong các ngành nông nghiệp, phi nông nghiệp; thu nhập bình quân đầu người/năm; hệ thống hạ tầng cơ sở; mật độ dân số… Chính những thay đổi này đã khiến xã trở thành thị trấn, thị trấn trở thành thị xã hoặc cấp đô thị được nâng lên.

Bên cạnh những mặt tích cực to lớn đó vẫn còn tồn tại một số bất cập như các công trình được xây dựng một cách quá ồ ạt. Chúng ta quá chú trọng đến quy hoạch các khu công nghiệp mà lơi lỏng quy hoạch vùng phụ cận, công tác quản lý xây dựng quanh khu công nghiệp vẫn còn yếu kém. Người dân tự ý xây dựng mà thiếu sự quy hoạch, quản lý khiến cho tổng thể kiến trúc của vùng không có sự thống nhất (khoảng lùi từ đường vào nhà, cao độ xây dựng…), tình trạng xây dựng một cách tràn lan, quán xá mọc lên 2 bên đường nhiều khi khiến cho giao thông bị cản trở.

1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến quy hoạch sử dụng đất hình thành và phát triển các Khu công nghiệp

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

Khu công nghiệp phải được bố trí tại vị trí có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng hiệu quả và thuận lợi, có khả năng mở rộng diện tích khi phát triển và có khả năng liên kết thành các cụm công nghiệp. Địa điểm phải gần các trung tâm kinh tế, các đầu mối giao thông và nguồn cung ứng điện, nước.

1.4.2. Môi trường đầu tư

Các nhà đầu tư vào Khu công nghiệp ngoài việc quan tâm đến giá thuê đất, tận dụng lợi thế về nhân công giá rẻ, còn đặc biệt quan tâm đến môi trường đầu tư. Nhằm tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư vào các Khu công nghiệp, việc cải cách hành chính đơn giản từ cấp giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng đến các chính sách về thuế, tín dụng đóng vai trò quan trọng… Hầu hết các quốc gia trên thế giới

16

đều áp dụng quy chế một cửa để giảm thiểu tối đa thủ tục cho các nhà đầu tư. Trong bối cảnh hiện nay, cạnh tranh về cơ chế và chính sách cũng là những yếu tố đặc biệt quan trọng tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư.

1.4.3. Kết cấu hạ tầng

Hầu hết các Khu công nghiệp đều hình thành trên các khu đất mới do đó cần phải đảm bảo điều kiện về kết cấu hạ tầng cả trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp. Nhằm đảm bảo xử lý ô nhiễm môi trường, ngoài cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải đạt tiêu chuẩn tránh gây ô nhiễm cho các khu vực xung quanh. Hiện nay, hầu như các Khu công nghiệp được quy hoạch phát triển tại các khu vực có sẵn hệ thống giao thông liên tỉnh, liên huyện hay hệ thống giao thông huyết mạch của quốc gia do Nhà nước đầu tư xây dựng. Đó là một lợi thế rất lớn mà các doanh nghiệp Khu công nghiệp được Nhà nước ưu ái tạo điều kiện phát triển, vì vậy các khu công nghiệp cần phải hoàn thiện hệ thống giao thông nội bộ bên trong khu công nghiệp cũng như hệ thống giao thông đấu nối ra hệ thống giao thông liên tỉnh, liên huyện bên ngoài Khu công nghiệp.

1.4.4. Các điều kiện cung cấp nguyên liệu và lao động

Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và giảm chi phí sản xuất, yếu tố cạnh tranh, các yếu tố đầu vào như nguồn nguyên liệu sản xuất, lao động đã được các nhà đầu tư cân nhắc khi quyết định đầu tư vào khu công nghiệp. Chính vì vậy, vị trí lựa chọn đất quy hoạch khu công nghiệp cần phải đảm bảo được nguồn nguyên liệu và nguồn lao động dồi dào và giá cả thích hợp. Ngoài ra các Khu công nghiệp được bố trí gần các nguồn cung ứng lao động sẽ giúp các doanh nghiệp và chính quyền địa phương không bị áp lực về việc giải quyết nơi ăn, chốn ở và các nhu cầu phúc lợi khác. Bên cạnh đó, việc quy hoạch và phát triển các Khu công nghiệp cũng phải quan tâm đến trình độ, tay nghề dân trí trong khu vực, đặc biệt là những khu công nghiệp gần khu vực các làng nghề để có kế hoạch sử dụng và đào tạo nguồn lao động đạt hiệu quả nhất.

17

1.5. Kinh nghiệm quy hoạch sử dụng đất phát triển Khu công nghiệp của các nƣớc trên thế giới. nƣớc trên thế giới.

1.5.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản được biết đến như là một nước tạo nên một câu chuyện thần kỳ về phát triển kinh tế - xã hội và là một nước có GDP đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Nhật Bản là một nước rất nghèo về tài nguyên trong khi dân số lại quá đông, phần lớn nguyên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã phục hồi nhanh chóng (giai đoạn từ năm 1945-1954) và phát triển cao độ (giai đoạn năm 1955 – 1973). Tuy hiện nay tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản có phần chậm lại nhưng Nhật Bản vẫn là một nước có nền kinh tế, công nghiệp, tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới.

Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất Nhật Bản. Trong công nghiệp, các ngành được ưa chuộng và phát triển nhất bao gồm: Đóng tàu, điện tử, sản xuất đồ gia dụng, sản xuất ôtô và kim loại màu. Từ những năm vào cuối thế kỷ 20, ngành công nghiệp của Nhật Bản đã phát triển rõ rệt. Bước sang thế kỉ 21, ngành công nghiệp Nhật Bản luôn thay đổi. Các khu công nghiệp lớn tập trung ở vành đai Thái Bình Dương bao gồm: Keihin (ở vùng đồng bằng Kanto), Hanshin (Osaka), Setouchi (Bao quanh Hiroshima) và Kitakyushu (bao quanh Kitakyushu và Fukuoka). Trong đó vùng Keihin là quan trọng nhất và chiếm 42% sản lượng công nghiệp Nhật Bản. Vùng này có nhiều ngành công nghiệp truyền thống như hóa dầu, thép và sản xuất ô tô. Đồng thời đây cũng có ngành dệt may. Song hành cùng các nghề truyền thống là những khu công nghiệp điện tử và công nghệ cao. Các công ty có trụ sở ở đây bao gồm: NEC, Hitachi, Canon, Intel và Sanyo.

Ngoài các Khu công nghiệp trên, còn có nhiều khu công nghiệp khác nằm ở vành đai Thái Bình Dương bao gồm một số khu công nghiệp nhỏ nằm ở phía Bắc Kanto và nằm ven bờ biển Nhật Bản như Hokuriku (nằm ở Niigata và Nagano).

18

Sự phát triển thành công các Khu công nghiệp ở Nhật Bản phải kể đến các nhân tố như xây dựng cơ sở pháp lý phù hợp, quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp hợp lý và có các cơ chế hỗ trợ phát triển các Khu công nghiệp.

Trước khi phát triển các Khu công nghiệp, Nhật Bản đã xây dựng khuôn khổ

pháp lý cho hoạt động và phát triển các Khu công nghiệp. Để có cơ sở pháp lý cho hình thành công nghiệp vùng và hình thành các Khu công nghiệp, Nhật Bản đã tiến hành luật xúc tiến di chuyển công nghiệp vào năm 1972. Luật này khuyến khích di chuyển các Khu công nghiệp từ nơi tập trung công nghiệp quá đông ra các vùng kém phát triển, có ít các hoạt động công nghiệp, đồng thời đề cập đến kế hoạch xây dựng các nhà máy mới hoặc mở rộng các nhà máy hiện có, bảo vệ môi trường và ổn định lao động. Các vùng tập trung hoạt động công nghiệp quá đông gọi là khu vực khuyến khích di chuyển công nghiệp và các vùng có ít hoạt động công nghiệp được chỉ định là khu vực khuyến khích lập công nghiệp. Để khuyến khích di chuyển công nghiệp, Chính phủ đã ban hành các biện pháp như ưu đãi thuế, trợ cấp hoặc cho vay vốn ưu đãi. Vào thập niên 80-90 mỗi năm có hơn 50% nhà máy được thành lập trong các khu công nghiệp và hơn 67% nhà máy mới hoặc được mở rộng tại khu vực khuyến khích lập khu công nghiệp.

Nhật Bản còn ban hành một số đạo luật riêng (năm 1983) nhằm thực hiện chiến lược mới để phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng xa xôi, hẻo lánh như tạo ra các thành phố hấp dẫn như khu công nghiệp, khu vực nghiên cứu và khu dân cư liên hệ chặt chẽ với nhau.

Nhân tố thứ 2 phải kể đến là quy hoạch phát triển các khu công nghiệp. Trong hệ thống quản lý Nhà nước có 3 cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và phát triển các khu công nghiệp. Bộ thương mại và công nghiệp quốc tế chịu trách nhiệm di chuyển công nghiệp, xây dựng các thành phố công nghiệp và các chính sách phát triển vùng, đề ra mục tiêu và cơ cấu các ngành công nghiệp. Cơ quan quản lý đất quốc gia có kế hoạch tổng thể sử dụng đất, xác định rõ định hướng áp dụng cho các dự án phát triển của cả nước và phát triển vùng trong giai đoạn dài, đồng thời đưa ra

19

các hướng dẫn về sử dụng đất và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng. Bộ xây dựng theo dõi việc sử dụng và phát triển đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp do chính quyền địa phương lập dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của vùng. Cộng đồng dân cư cũng tham gia vào việc thẩm định dự án và các giáo sư, kỹ thuật và chuyên gia cũng được mời tham gia vào phát triển dự án. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp ở Nhật Bản như hỗ trợ về thuế, hỗ trợ vay vốn từ nguồn vốn trung ương và vốn địa phương; hỗ trợ vốn hoặc miễn thuế để xây dựng các cơ sở phúc lợi cho xã hội và bảo vệ môi trường.

1.5.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo như cuốn Hướng dẫn về quản lý và phát triển các khu công nghiệp (2010) [6]: Các khu công nghiệp của Hàn Quốc là nền tảng quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia. 60% sản phẩm được sản xuất từ các khu công nghiệp trong đó 72% lượng hàng xuất khẩu cũng là từ các khu công nghiệp. Các khu công nghiệp giải quyết hơn 43% công ăn việc làm từ ngành sản xuất chế tạo năm 2008.

Các khu công nghiệp bảo đảm vị thế quan trọng của ngành công nghiệp chủ chốt của quốc gia bao gồm cả ngành công nghiệp cơ bản, các ngành công nghiệp chiến lược cho thế hệ tương lai và các ngành công nghiệp tạo ra động lực tăng trưởng thế hệ tiếp theo trong năm 2000.

Việc thiết lập về sử dụng đất và quy hoạch cơ sở vật chất khu công nghiệp theo mô hình sau:

Sơ đồ 1: Thiết kế sử dụng đất và quy hoạch cơ sở vật chất

Bố trí sản xuất kinh doanh và phân chia đất

Tổ chức không gian và sử dụng đất

Bố trí các doanh nghiệp và phân chia đất đai

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở vật chất hỗ trợ

20

Đối với Hàn Quốc khi tổ chức không gian trong Khu công nghiệp cần phải tìm hiểu, phân tích những mối quan hệ tương hỗ cũng như những mâu thuẫn về chức năng giữa các vùng không gian. Mỗi một loại mô hình sản xuất công nghiệp đặc thù cần những không gian sản xuất riêng không giống nhau. Khi những không gian có sự xung đột, mâu thuẫn thì người ta tạo ra những không gian đệm giữa chúng. Giải pháp các Khu công nghiệp Hàn Quốc áp dụng rất hiệu quả là tạo một vùng đệm xanh để giảm những mâu thuẫn ví dụ như giữa không gian sản xuất và không gian ở. Ngoài ra không gian cây xanh cũng góp phần lớn cải tạo môi trường và cảnh quan khu vực. Họ đã khai thác triệt để các điều kiện cây xanh có sẵn, mặt nước gò đồi cao, dòng suối, kênh mương để tổ chức trồng cây xanh tập trung kết hợp với mặt nước tạo ra những khu công viên cây xanh có cảnh quan đẹp. Những không gian cây xanh này có thể cải tạo được vi khí hậu điều hòa không khí, là lá phổi xanh trong môi trường Khu công nghiệp

Sơ đồ 2: Tổ chức không gian khu công nghiệp

Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, việc bố trí các doanh nghiệp sản xuất trong Khu công nghiệp cũng hết sức quan trọng. Để tạo hiệu quả cao nhất và tránh những xung đột các Khu công nghiệp Hàn Quốc luôn bố trí các doanh nghiệp lớn, vừa và

Khu cƣ trú

Sản xuất chính Liên quan đến sản xuất

Nghiên cứu và phát triển

Khu vực cây xanh Hỗ trợ sản xuất

21

nhỏ ở những vị trí không gian có thể tạo điều kiện hỗ trợ, hòa nhập với nhau. Khi lập quy hoạch sử dụng đất trong Khu công nghiệp được tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu sử dụng đất và tính chất sản xuất của các doanh nghiệp để có sự tổ chức không gian một cách hiệu quả nhất.

Đối với doanh nghiệp sản xuất đòi hỏi ở vị trí có quy mô lớn và vận chuyển nhiều, thì không gian sản xuất được đặt gần những đường chính.

Đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm bởi mùi hoặc tiếng ồn, độ rung nên được tách ra với các cơ sở khác và tạo ra vùng đệm xanh để giảm thiểu tác động ô nhiễm lên môi trường xung quanh.

Vị trí của khu nghiên cứu và triển khai cần được tách ra từ khu vực dịch vụ có mật độ cao để tạo lập được môi trường yên tĩnh trong nghiên cứu và triển khai. Quy hoạch về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo đầy đủ theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 3: Quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp

Các Khu công nghiệp Hàn Quốc luôn coi trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật một cách đồng bộ, đồng thời đánh giá, dự báo những nhu cầu mở rộng phát triển

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất khu công nghiệp Phú Nghĩa - huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội (Trang 25)