Hệ thống cây xanh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất khu công nghiệp Phú Nghĩa - huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội (Trang 55)

7. Dự kiến kết quả đạt đƣợc và ý nghĩa thực tiễn

2.3.2.3.Hệ thống cây xanh

Đất cây xanh, ao hồ có diện tích 83.455m2 chiếm 4,91% tổng diện tích.

Khu cây xanh trung tâm kết hợp ao hồ mặt nước được bố trí ở phía Đông bắc Khu công nghiệp kết hợp với khu nhà ở cho người lao động đảm bảo cảnh quan và sự điều hòa về môi trường cho toàn Khu công nghiệp, ngoài ra khu cây xanh còn được bố trí một phần ở phía tây Khu công nghiệp, một phần ở phía Đông Nam khu công nghiệp.

Ngoài ra, còn hệ thống cây xanh phân tán dọc theo trục giao thông chính trong khu công nghiệp và hệ thống máng Cửu Khê cũng đóng góp vào sự điều hòa về môi trường và tạo cảnh quan cho toàn Khu công nghiệp.

45

Mỗi xí nghiệp công nghiệp, khu trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng, khu công trình đầu mối kỹ thuật đều trồng một dải cây xanh rộng 5m kể từ hàng rào hướng vào trong nhà máy nằm trong tỷ lệ cây xanh của doanh nghiệp.

Như vậy, diện tích cây xanh trong Khu công nghiệp còn quá thấp (4,91% tổng diện tích ) trong khi đó quy chuẩn diện tích cây xanh Khu công nghiệp phải đảm bảo chiếm không dưới 10% tổng diện tích.

Hệ thống cây xanh trong Khu công nghiệp chưa được liên tục và chưa có sự gắn kết chặt chẽ với hệ thống cây xanh ngoài Khu công nghiệp.

2.3.2.4. Khu nhà ở công nhân:

Hình 2.3. Khu nhà ở công nhân Khu công nghiệp Phú Nghĩa

Nguồn: Ảnh tác giả tự chụp

Khu nhà ở cho người lao động có diện tích 39.690m2, chiếm 5.06% tổng diện tích, bố trí tại lô đất phía sau khu trung tâm điều hành. Trong thời gian tới diện tích đất để xây dựng Khu nhà ở công nhân có thể được tăng lên đáp ứng khoảng 10.000

46

lao động có chỗ ở ổn định. Khu đất này kết hợp với hệ thống ao hồ cây xanh trung tâm của Khu công nghiệp tạo thành một môi trường sinh thái và cảnh quan cho toàn Khu công nghiệp.

Khu nhà ở cho người lao động được xây dựng với mật độ 40%, cao 7 tầng và có hệ số sử dụng đất là 1,2-2.

Khu công nghiệp Phú Nghĩa là một trong những khu công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc xây dựng nhà ở cho người lao động. Việc xây dựng khu nhà ở cho người lao động nhằm mục đích hỗ trợ các nhà đầu tư sớm ổn định nhân lực, đi vào sản xuất kinh doanh. Đây cũng là yếu tố tích cực trong việc góp phần ổn định tình hình an ninh xã hội, giảm thiểu áp lực cho địa phương. Có thể nói việc xây dựng nhà ở cho người lao động là một giải pháp quy hoạch đúng đắn và hiện đại tạo sự phát triển bền vững cho Khu công nghiệp mà phần chương một chúng ta đã đề cập đến trong phần kinh nghiệm về phát triển khu công nghiệp của Hàn Quốc.

2.2.5. Hệ thống các xí nghiệp công nghiệp:

Hiện nay, Khu công nghiệp đã thu hút được trên 30 doanh nghiệp đầu tư sản xuất vào Khu công nghiệp với cơ cấu nhóm ngành phong phú, đa dạng. Với những lợi thế to lớn của mình, mỗi năm khu công nghiệp thu hút được khoảng 2 – 3 doanh

nghiệp đăng ký kinh doanh sản xuất.

47

Hình 2.4. Một số nhà máy xí nghiệp trong Khu công nghiệp Phú Nghĩa

( Nguồn: Ảnh tác giả tự chụp)

Các lô đất xí nghiệp công nghiệp được hình thành trên cơ sở mạng luới đường trục chính phân bố vuông góc và song song với các trục đường giao thông đối ngoại, với các tuyến đường nội bộ và đường gom. Trung bình diện tích xây dựng các lô đất là 2,7ha - 8,3 ha. Các lô đất trong khu công nghiệp được bố trí linh hoạt để có thể phân chia, hợp nhất, có thể thay đổi kích thước phù hợp với yêu cầu đầu tư theo dây chuyên công nghệ của từng loại hình sản xuất của từng ngành sản xuất.

Khu đất xây dựng các xí nghiệp, nhà máy có diện tích 1.256.561m2 được phân

chia theo các nhóm ngành:

+ Công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến thực phẩm;

+ Công nghiệp cơ khí lắp ráp, chế tạo điện tử, sản phẩm công nghệ cao; + Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ;

+ Nhóm ngành tiểu thủ công nghiệp; + Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng;

48

Bảng 2.3. Các tiêu chuẩn kỹ thuật bên trong lô đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp STT Chức năng chính Diện tích (m2) Mật độ xây dựng (%) Tầng cao trung bình HSSDĐ 1 Đất xây dựng nhà máy xí nghiệp tại khu A

247.972 50-70 3 1-1,5

2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất xây dựng nhà máy xí nghiệp tại khu B

311.319 50-70 3 1-1,5 3 Đất xây dựng nhóm ngành tiểu TCN tại điểm công nghiệp xã Phú Nghĩa 87.578 50-70 3 1-1,5 4 Đất xây dựng nhóm ngành tiểu TCN tại điểm công nghiệp xã Tiên Phương 83.815 50-70 3 1-1,5 5 Khu đất xây dựng nhóm ngành vật liệu xây dựng 144.416 50-70 3 1-1,5 6 Khu đất xây dựng nhóm 214.444 50-70 3 1-1,5

49 ngành sản xuất cơ khí lắp ráp, chế tạo điện tử, sản phẩm công nghệ cao 7 Khu đất xây dựng nhóm ngành thủ công mỹ nghệ 45.262 50-70 3 1-1,5 8 Khu đất xây dựng nhóm ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến thực phẩm 65.503 50-70 3 1-1,5 9 Khu đất xây dựng nhóm ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm 56.243 50-70 3 1-1,5

Nguồn: Báo cáo đầu tư dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Nghĩa”.

Các thửa đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp đều có chung mật độ xây dựng, tầng cao trung bình cũng như hệ số sử dụng đất tạo nên sự nhất quán, thống nhất về tổng thể Khu công nghiệp. Nhưng sự giống nhau này đã cho thấy sự cứng nhắc không linh hoạt trong quy hoạch. Mỗi nhóm ngành sản xuất khác nhau đều có nhu cầu sử dụng đất khác nhau về diện tích cũng như tầng cao trung bình, mật độ xây dựng.

50

Tùy thuộc vào công năng của từng nhà máy mà nhà hành chính một số nhà máy cao hơn 3 tầng. Kiến trúc, chiều cao, màu sắc của cổng, tường rào của từng lô đất được xây dựng theo đúng thiết kế tạo được sự đồng nhất trong quy hoạch kiến trúc.

Nhìn chung các xí nghiệp nhà máy ít gây ra tiếng ồn cũng như khói bụi làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

2.3.2.6. Đất xây dựng khu hạ tầng kỹ thuật:

Vấn đề này tác giả xin được đề cập đến trạm xử lý nước thải, bãi tập kết rác thải, trạm cấp nước, trạm bơm tăng áp và bể chứa.

Đất xây dựng khu hạ tầng kỹ thuật gồm 2 khu có diện tích 28.293m2 chiếm

1.66% tổng diện tích. Cụ thể:

Khu thứ nhất có diện tích 16.250m2 được bố trí nằm cạnh máng Cửu Khê, khu

đất này xây dựng trạm xử lý nước thải, bãi tập kết chất thải rắn của các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp. Khu trạm xử lý nước thải tuân thủ đúng quy định về khoảng cách ly và vệ sinh môi trường, bố trí kết hợp với khu hồ sinh học và cây xanh trong trạm.

Khu thứ hai có diện tích 9.453 m2 và một phần đất kỹ thuật của Điểm công

nghiệp Tiên Phương có diện tích 2.500 m2 bố trí ở phía Đông nam khu công nghiệp,

khu đất này xây dựng trạm cấp nước, trạm bơm tăng áp và bể chứa.

Khi quy hoạch Khu công nghiệp đã tính toán chi tiết lưu lượng nước cho các mục đích và các khu vực khác nhau. Chất lượng nước của Khu công nghiệp Phú Nghĩa là tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Các xí nghiệp cần chất lượng nước cao hơn nước sinh hoạt sẽ có biện pháp xử lý nước cục bộ để đảm bảo các yêu cầu riêng của từng xí nghiệp, nhà máy. Tính toán chi tiết như vậy sẽ vừa đảm bảo được chất lượng nước cung cấp cho các xí nghiệp vừa tiết kiệm được một lượng đáng kể nước sạch.

Điểm đáng chú ý trong hệ thống cấp nước ở Khu công nghiệp Phú Nghĩa là hệ thống cứu hỏa được quan tâm và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Đây là yếu tố hết

51

sức quan trọng để đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất khu công nghiệp, tránh tình trạng hỏa hoạn gây các thiệt hại về người và của như các Khu công nghiệp cũ.

Bảng 2.4. Các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng bên trong lô đất xây dựng khu hạ tầng kỹ thuật

Chức năng chính Diện tích ( m2) Mật độ xây dựng (%) Tầng cao trung bình HSSDĐ Khu công trình hạ tầng kỹ thuật 14.000 40 1 0,8 Khu thứ nhất 8.000 40 1 0,8 Khu thứ hai 9.543 2.500 40 1 0,8

Nguồn: Báo cáo đầu tư dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Nghĩa”.

Các công trình được bố trí đảm bảo khoảng cách an toàn, vệ sinh môi trường cũng như các điều kiện thuận lợi trong đấu nối hạ tầng kỹ thuật bên ngoài.

Ngoài ra, phần nền của Khu công nghiệp Phú Nghĩa được đo đạc và tính toán chi tiết để phục vụ cho việc quy hoạch tránh tình trạng ngập úng khi mùa mưa.

Tuy nhiên, vấn đề còn tồn tại chưa được giải quyết trong vấn đề hạ tầng của Khu công nghiệp Phú Nghĩa đó là vấn đề nhà máy cung cấp nước sạch. Sau hơn 5 năm triển khai xây dựng, khối lượng công việc hoàn thành đến nay đã được 85% thế nhưng Dự án nhà máy nước sạch tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa hiện vẫn chưa thể vận hành. Nguyên nhân như đã phân tích ở phần địa chất thủy văn, do trữ lượng nước ngầm nơi đây nghèo không đủ khai thác vận hành cho nhà máy công suất

6.000 m3/ ngày đêm. Căn cứ vào tài liệu địa chất thủy văn của Cục Quản lý tài

nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường khả năng cung cấp nguồn nước cho KCN ổn định, lâu dài là nguồn nước ngầm tại xã Phụng Châu (cách khu công nghiệp 4 km). Được sự chấp thuận của UBND xã Phụng Châu và huyện Chương

52 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mỹ, Tập đoàn Phú Mỹ lập hồ sơ và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép số 490/GP-BTNMT khoan thăm dò nước ngầm. Năm 2012, UBND thành phố Hà Nội giao cho Công ty cổ phần tập đoàn Phú Mỹ làm chủ đầu tư xây dựng Dự án

Nhà máy Nước sạch tại KCN Phú Nghĩa, với công suất 6.000 m3/ngày đêm trên lô

đất TT1 của KCN bao gồm hệ thống 6 giếng khoan khai thác nước ngầm tại xã Phụng Châu, cùng tuyến đường ống dẫn nước thô kéo dài từ xã Phụng Châu về nhà máy nước tại KCN. Tuy nhiên, do sự không đồng thuận giữa người dân xã Phụng

Châu và chủ đầu tư do vậy dự án chưa thực hiện được 15% công việc còn lại. Xã

Phụng Châu cũng thuộc vùng hạn chế khai thác nước ngầm theo Quyết định số 161/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội (ngày 9-1-2012). Người dân lo lắng, khai thác nước ngầm ở đây có ảnh hưởng tới giếng khoan của các hộ dân khu vực đang ở và gây ra tình trạng sụt lún.

Như vậy chúng ta có thể thấy, Khu công nghiệp Phú Nghĩa được hình thành từ việc kế thừa các cụm công nghiệp, các điểm công nghiệp đã có và mở rộng nên thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư. Ngoài ra, nguồn nhân lực lao động tại địa phương rất dồi dào, có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp.

Bên cạnh đó, việc phát triển Khu công nghiệp Phú Nghĩa hiện nay còn gặp nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng còn chưa hoàn toàn đồng bộ. Khu công nghiệp được kế thừa từ các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp đã có từ trước nên gây khó khăn cho việc quy hoạch sử dụng đất. Đồng thời, việc mở rộng thành khu công nghiệp đã gây ra những áp lực không nhỏ cho hệ thống giao thông và tình hình xã hội trong khu vực.

Trong tình hình kinh tế cả nước đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, vấn đề thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp cũng là thách thức rất lớn mà Ban quản lý Khu công nghiệp cần phải giải quyết.

Như vậy, với hiện trạng địa hình, khí hậu, tài nguyên và hệ thống hạ tầng kỹ thuật thuận lợi cho việc xây dựng Khu công nghiệp tập trung như vậy, Ban quản lý Khu công nghiệp cần phải có một định hướng quy hoạch thống nhất, đúng đắn và

53

lâu dài để gắn kết hai Khu công nghiệp tạo thành một Khu công nghiệp đồng bộ, phù hợp với cảnh quan xung quanh và tạo sức hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội của huyện Chương Mỹ nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.

2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của Khu công nghiệp Phú Nghĩa:

2.4.1. Thực trạng thu hút vốn đầu tƣ và cơ cấu ngành nghề đầu tƣ tại Khu công nghiệp:

Nhờ các chính sách hỗ trợ đầu tư một cách hợp lý, sự phân tích nhu cầu của thị trường, chiến lược maketing hiệu quả, hiện tại đã có 30 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoạt động tại Khu công nghiệp. Mỗi năm Khu công nghiệp thu hút khoảng 2 – 3 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

Bảng 2.5. Các công ty đăng ký kinh doanh hoạt động tại Khu công nghiệp

(Số liệu tháng 12/2013)

STT Tên doanh nghiệp Ngành nghề kinh doanh

1 Công ty Mây tre Chúc Sơn Sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ mây tre

đan

2 Công ty Mây tre Hà Linh Đồ thủ công mỹ nghệ

3 Công ty Sông Đà 9

Chế tạo và lắp đặt các cấu kiện cơ khí xây dựng; phụ tùng ô tô, máy xây dựng và phụ tùng xe máy

4 Công ty TNHH Cao su Minh Thành Chế tạo các sản phẩm từ cao su

5 Công ty liên doanh Tiger Lily Gạch

không nung toàn cầu

Sản xuất các loại gạch không nung và hàng thủ công mỹ nghệ

6 Công ty CP XNK Hà Tây

Sản xuất các mặt hàng xuất khẩu mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, dệt kim, lụa tơ tằm…

7 Công ty TNHH Đoàn Kết I Sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ

54 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Công ty TNHH Thế giới Sơn Mài Sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ

9 Công ty TNHH Nhật Thắng Sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ

10 Công ty TNHH Vật liệu đặc biệt

Giai Đức VN

Sản xuất xe máy và các linh kiện xe gắn máy

11 Công ty TNHH Hùng Hợp Sản xuất gỗ ép ván dăm, Okal

12 Công ty TNHH EH- Hà Tây Sản xuất thức ăn chăn nuôi cao cấp

13 Công ty CP Thiết bị điện công

nghiệp Sản xuất các thiết bị linh kiện điện

14 Công ty TNHH đồ chơi Chee Wah

Việt Nam

Sản xuất các mặt hàng đồ chơi xuất khẩu bằng nhựa

15 Công ty TNHH SX quần áo thể thao

Starlight Sản xuất các mặt hàng quần áo thể thao

16 Công ty TNHH Thời trang Star Sản xuất các mặt hàng thời trang, may

mặc

17 Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam Sản xuất thức ăn chăn nuôi, thực phẩm,

bột mỳ

18 Công ty TNHH công nghiệp Vũ

Dương (GSK VN 2) Sản xuất các mặt hàng dược phẩm

19 Công ty TNHH công nghiệp Việt

Chin ( GSK VN1)

Sản xuất các mặt hàng ghế ngồi, phanh đĩa oto, xe máy.

20 Công ty CP sản xuất rượu Việt Nam

- Thụy Điển

Sản xuất các loại rượu mạnh, các đồ uống không cồn, nước khoáng

21 Công ty TNHH Doojung Việt Nam Sản xuất chổi cọ trang điểm

22 Công ty cơ khí chính xác số 1 Gia công cơ khí và chế tạo máy móc

23 Công ty TNHH Ngọc Long Sản xuất chăn, ga, gối đệm và hóa chất

cơ bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

55

lĩnh vực cơ khí, tự động hóa ngành mỏ.

25 Công ty TNHH Toyo Electric

Control Việt Nam

Gia công và sản xuất các linh kiện điện tử

26 Công ty Phúc Thái Sản xuất các thiết bị công nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất khu công nghiệp Phú Nghĩa - huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội (Trang 55)